CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO NHÀ MÁY KHÁNH HỘI ĐẾN NĂM 2020
3.3 Chiến lược cho Nhà máy thuốc lá Khánh Hội
3.3.2 Phân tích SWOT của Nhà máy Khánh Hội
Tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và đe doạ như sau:
Điểm mạnh (S) của Nhà máy Khánh Hội:
S1: Năng lực của lãnh đạo: Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt đều là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
S2: Chất lượng sản phẩm ổn định xuất phát từ việc kiểm soát chất lượng được Nhà máy thực hiện theo hệ thống và đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
S3: Năng lực tài chính mạnh: là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đã hoạt động lâu năm do vậy Nhà máy đã tích lũy được nguồn tài chính dồi dào đủ để đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng cũng như năng lực sản xuất ở những thời điểm thích hợp.
Khả năng dự trữ nguyên liệu sản xuất lớn để ổn định giá thành sản phẩm S4: Thương hiệu, uy tín của Nhà máy: ngày càng được nâng cao và được đánh giá
qua sự tăng trưởng thị phần và số lượng đại lý tăng lên
Điểm yếu (W) của Nhà máy Khánh Hội:
W1: Năng lực công nhân viên: bị hạn chế bởi độ tuổi lao động cao do Nhà máy đã thành lập từ rất lâu (1985)
W2: Công nghệ sản xuất: tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn còn khoảng 30% máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu cần được thay thế nâng cấp
W3: Nghiên cứu phát triển sản phẩm còn chưa chuyên nghiệp, chưa thành lập được một phòng ban hay một bộ phận chuyên trách để nghiên cứu thiết kế chuyên nghiệp hơn
W4: Năng lực sản xuất: đáp ứng chưa tốt trong trường hợp khi có sản lượng tiêu thụ tăng cao cộng với việc gia công sản xuất thuốc cho các đơn vị bên ngoài
Cơ hội (O) mang đến cho Nhà máy Khánh Hội
O1: Nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào tạo cho Nhà máy có nhiều cơ hội lựa chọn được nguyên liệu tốt nhất để sản xuất
O2: Giá cả nguyên liệu đầu vào ít biến động đã tạo cơ hội cho Nhà máy có khả năng thu mua dự trữ số lượng lớn nguyên liệu để chủ động hơn trong việc sản xuất và tạo lợi nhuận cao hơn khi tăng giá bán sản phẩm
O3: Người tiêu dùng có thói quen là quen với các “gout” thuốc đã hút thì rất ít khi chuyển đổi qua hút loại thuốc khác
O4: Tác động của nền kinh tế đến ngành nghề thuốc lá ít tác động sẽ tạo cho Nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định hơn các ngành nghề khác trong thời điểm nền kinh tế chưa được phục hồi
Các nguy cơ (T) tác động đến sự phát triển của Nhà máy Khánh Hội
T1: Quy định của Nhà nước về thuốc lá ngày càng chặt chẽ sẽ tác động đến Nhà máy khó khăn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
T2: Sản phẩm thay thế sẽ ảnh hưởng đến thị phần làm giảm sản lượng tiêu thụ trên thị trường hiện có. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không mạnh lắm do sản phẩm thay thế chưa được phổ biến và ưa chuộng tại thị trường trong nước T3: Đối thủ cạnh tranh trong nghành thuốc lá thường là các công ty, Nhà máy sản
xuất thuốc lá trong ngành với nhau. Ngoài việc mở rộng thị trường tiềm năng mới thì việc xâm lấn thị trường hiện có của nhau cũng thường xuyên như các lĩnh vực ngành nghề khác
T4: Trình độ nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao do xã hội phát triển sẽ làm người dân hạn chế hút thuốc lá
T5: Phong trào bài trừ thuốc lá được thực hiện rộng dãi và tuyên truyền triệt để hơn thông qua hệ thống chuyền thông như báo, đài hay mạng internet…sẽ làm người dân chú ý nhiều hơn
3.3.3 Các chiến lƣợc từ phân tích SWOT:
Thông qua lý thuyết đã nghiên cứu về lập ma trận SWOT cùng với những phân tích đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ đã phân tích ở phần trên ta xây dựng ma trận SWOT, cụ thể như sau:
Bảng 2.12: Ma trận S W O T
S W
O T
Các Cơ Hội ( O)
O1: Nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào
O2: Giá cả nguyên liệu đầu vào ít biến động O3: Người tiêu dùng O4: Tác động của nền kinh tế đến ngành nghề thuốc lá
Các đe dọa (T)
T1: Quy định của Nhà nước về thuốc lá
T2: Sản phẩm thay thế T3: Đối thủ cạnh tranh T4:Trình độ nhận thức của người dân
T5: Phong trào bài trừ thuốc lá
Các điểm mạnh (S) S1: Năng lực của lãnh đạo S2: Chất lượng sản phẩm S3: Năng lực tài chính S4: Thương hiệu, uy tín
của Nhà máy
Kết hợp S-O
S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O3 => Chiến lược phát triển sản phẩm mới.
S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O3, O4 => Chiến lược phát triển thị trường
Kết hợp S-T
S1, S2, S3, S4 + T1, T2, T3 => Chiến lược phát triển sản phẩm truyền thống
S1, S2, S3, S4 + T4, T5
=> Chiến lược thúc đẩy tiêu thụ
Các điểm yếu (W)
W1: Năng lực công nhân viên
W2: Công nghệ sản xuất W3: Nghiên cứu phát triển sản phẩm
W4: Năng lực sản xuất
Các chiến lƣợc W-O W1, W2, W3, W4 + O3, O4 => Chiến lược củng cố thị trường hiện tại
W1, W2, W3, W4 + O1, O2, O3, O4, O5 => Chiến lược đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Các chiến lƣợc W-T W1, W2, W3, W4 + T1, T2, T3 => Chiến lược củng cố thị trường hiện tại
W3, W4 + T4, T5 =>
Chiến lược củng cố chất lượng sản phẩm
“Nguồn, tác giả tự tổng hợp, 2013”