Giới thiệu về Nhà máy thuốc lá Khánh Hội

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cho nhà máy thuốc lá khánh hội đến năm 2020 (Trang 41 - 45)

2.1 Giới thiệu khái quát về Nhà máy thuốc lá Khánh Hội

2.1.1 Giới thiệu về Nhà máy thuốc lá Khánh Hội

Từ 1985, nền kinh tế VN chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Ngành sản xuất thuốc lá điếu của VN cũng bắt đầu chuyển mình để vươn lên phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội. Nhiều Xí nghiệp (XN) sản xuất thuốc lá điếu lần lượt ra đời theo qui luật cùng cạnh tranh để cùng phát triển.

Với xu hướng đó, tháng 04/1985, trường dạy nghề 15/10 trực thuộc Quận Đoàn 4, được phép sản xuất thử 20.000 gói thuốc lá điếu (TLĐ) mang nhãn hiệu Khánh Hội. Sản phẩm này đã đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, nhanh chóng xâm nhập thị trường, mở đầu cho việc hình thành và phát triển Nhà Máy Thuốc Lá Khánh Hội hiện nay.

Ngay từ lúc mới thành lập, XN có tên gọi là Xưởng Quốc Doanh Thuốc Lá Khánh Hội, chính thức hoạt động vào ngày 12/08/1985 (chấm dứt vai trò sản xuất thử của Trường dạy nghề 15/10). Đến tháng 05/1986, xưởng được nâng cấp thành Xí nghiệp Quốc doanh Thuốc lá Khánh Hội có pháp nhân kinh doanh, hạch toán độc lập, có mộc dấu và tài khoản riêng.

Đặc điểm SXKD trong giai đoạn này là sản xuất thủ công nên sản lượng còn thấp (sản lượng BQ/năm: 8,33 triệu bao), lực lượng lao động phổ thông là chủ yếu (lao động BQ/năm: 428 công nhân). Sản phẩm làm ra còn rất đơn điệu, bao gồm:

thuốc đen, thuốc thơm không đầu lọc và thuốc thơm đầu lọc bao mềm, mang nhãn hiệu Khánh Hội và Nhà Rồng. Thị trường chủ yếu là TP. HCM và Huế.

2.1.1.2 Giai đoạn 2: Từ 1993 - 1997

Trong giai đoạn này nền kinh tế VN có nhiều chuyển biến tích cực, mức sống xã hội tăng dần, do vậy nhu cầu tiêu dùng TLĐ cũng thay đổi tăng lên về chất.

Thuốc đen giảm xuống, thuốc thơm tăng lên, bao bì hộp cứng được ưa chuộng hơn bao mềm… Mặt khác, thị trường TLĐ trong nước cũng bắt đầu phát sinh cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước, giữa sản phẩm nội địa với sản phẩm liên doanh, sản phẩm nhập lậu … Do vậy, để tồn tại và phát triển, XN đã tập trung mọi nỗ lực để chuyển đổi mô hình sản xuất từ thủ công sang cơ khí hóa.

Năm 1996, XN có sự thay đổi tên gọi là XN thuốc lá Khánh Hội (bỏ cụm từ Quốc doanh). Đến tháng 10/1997, XN sát nhập vào Công ty thuốc lá Bến Thành, trở thành đơn vị phụ thuộc, mất pháp nhân kinh tế.

Trong giai đoạn này do có sự chuyển mình nên sản lượng sản xuất hàng năm tăng cao (sản lượng BQ/năm: 24,7 triệu bao), lao động sản xuất giảm mạnh (lao động BQ/năm: 161 người). Sản phẩm làm ra bao gồm các loại TLĐ đầu lọc mang nhãn hiệu: Khánh Hội Tím (bao mềm), Khánh Hội Trắng, Olympic (bao hộp cứng).

Thị trường tiêu thụ đã phát triển thêm được thị trường Tiền Giang, Đồng Tháp ở khu vực miền Tây.

2.1.1.3 Giai đoạn 3: Từ 1998 - 2005

Trong giai đoạn này, trên thế giới đã xuất hiện nhiều phong trào bài trừ hút thuốc lá, ít nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành sản xuất TLĐ. Ngay tại VN, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản pháp quy (Nghị quyết 12, Nghị định 76 …) với những nội dung kiểm soát và quản lý chặt chẽ ngành sản xuất thuốc lá điếu trong nước. Tuy vậy, XN thuốc lá Khánh Hội vẫn từng bước phát triển đi lên kể cả về chất lẫn về lượng.

Sau khi sát nhập vào Công ty thuốc lá Bến Thành, với sự hỗ trợ của Công ty, XN đã được bổ sung thêm các nguồn lực sản xuất như: tài chính, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị… Do vậy, sản lượng hàng năm tăng lên một cách đáng kể nhất là khi XN di dời ra KCN Tân Tạo vào năm 2002 (sản lượng BQ/năm: 107,3 triệu bao).

Lao động cũng tăng lên và có sự thay đổi về chất (lao động BQ/năm: 243 CBCNV).

Sản phẩm làm ra ngoài 03 sản phẩm truyền thống (Khánh Hội Tím, Khánh Hội Trắng, Olympic) Nhà máy còn phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như: Khánh Hội tím bao cứng, Khánh Hội Vàng, Khánh Hội Đỏ, Khánh Hội Class A, Khánh Hội Đồng Tiền. Các sản phẩm của Nhà máy đã từng bước lan rộng khắp 11 tỉnh thành, từ miền Trung trở vào Nam thông qua hệ thống kênh phân phối khoảng 30 doanh nghiệp đầu mối.

2.1.1.4 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay:

Một số đặc điểm của Nhà máy trong giai đoạn này:

- Thay đổi pháp nhân: với chủ trương quản lý của Nhà nước Công ty thuốc lá Bến Thành đổi tên thành Tổng Công Ty Công Nghiệp Sài Gòn và XN thuốc lá Khánh Hội đổi tên thành Nhà máy thuốc lá Khánh Hội với qui chế hoạt động vẫn như cũ.

- Đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất liên hợp Decoufle’ - Focke (7200 điếu/phút) để từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhà máy.

- Phát triển thêm hai sản phẩm mới: Dolphin và Samba hiện đang trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm mới

- Sản lượng trong giai đoạn này phát triển tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ. Sản lượng bình quân của giai đoạn này: 170 triệu gói/năm

2.1.1.5 Đánh giá:

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt… Với quyết tâm vừa sản xuất, vừa xây dựng để tồn tại và phát triển, đến nay Nhà máy thuốc lá Khánh Hội đã đạt được một số thành tựu nhất định sau:

- Từ một Xưởng sản xuất TLĐ thủ công của Quận 4, với năng lực sản xuất ban đầu là 3,3 triệu bao/năm (1986) đã trở thành một đơn vị sản xuất công nghiệp với qui mô 140 triệu bao/năm (2004)

- Đã thay đổi diện mạo của NM, từ những cơ sở nhỏ hẹp, manh múm, trà trộn trong khu dân cư… đã trở thành một đơn vị bề thế, tọa lạc trong KCN Tân Tạo với cơ sở hạ tầng tương đối rộng rãi, khang trang, khép kín.

- Đã từng bước thay đổi qui trình sản xuất từ thủ công chuyển dần sang cơ khí hoá… dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao động. Từ một tập hợp lao động phổ thông, giản đơn, trở thành đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ giỏi.

- Đã xây dựng được một dãy sản phẩm với thương hiệu Khánh Hội uy tín, chất lượng đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nội địa đồng cấp và từng bước thâm nhập vào thị trường TLĐ trung - cao cấp.

- Đã trở thành một trong những Doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách nhà nước rất lớn (hàng trăm tỷ đồng/năm).

- Từng bước thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị theo hướng ngày càng hiện đại Những thành tựu trên chưa phải là tất cả. Với những khó khăn còn ở phía trước, đòi hỏi NM phải tiếp tục nỗ lực, vận động nhiều hơn nữa.

Để nâng cao năng lực quản lý và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Khách hàng, hiện nay Nhà máy đã xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cho nhà máy thuốc lá khánh hội đến năm 2020 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)