Tổ chức không gian Vùng Biển đã phát triển theo hướng tích cực, các huyện trong Vùng Biển phát triển nhanh, hệ thống đô thị đã hình thành

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 20 - 23)

VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG

I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU

4. Tổ chức không gian Vùng Biển đã phát triển theo hướng tích cực, các huyện trong Vùng Biển phát triển nhanh, hệ thống đô thị đã hình thành

4.1. Các huyện biển là nhân tố phát triển năng động của Vùng Biển.

4.1.1. Huyện Long Phú:

Có diện tích tự nhiên 45,4 nghìn ha (chiếm 38,2% cả vùng), đất nông nghiệp 37,4 nghìn ha và dân số năm 2008 là 18,6 vạn người (chiếm 45,9% cả Vùng), trong đó, dân tộc Khmer có 6,5 vạn người (chiếm 33,4% dân số), người Hoa có 5,9 nghìn người (chiếm 3,1% dân số), còn lại là người Kinh. Long Phú hiện có 14 xã, 1 thị trấn và 85 ấp. Với vị trí cửa ngõ, có hai cửa sông lớn tiếp giáp biển (Trần Đề và Mỹ Thanh), rất thuận lợi giao thông thủy.

Thời gian qua, Long Phú là một trong những “động lực” phát triển năng động, là nhân tố thúc đẩy phát triển cả Vùng Biển theo hướng phát triển nhanh công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần ngành thủy sản. Giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng kinh tế huyện đạt bình quân 10,4%/năm, thu nhập bình quân đầu người 455 USD. Giai đoạn 2006-2008, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH, tăng dần khu vực II và III giảm dần khu vực I (khu vực I:

62,5%, khu vực II: 13,76% và khu vực III: 23,7%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 668 USD.

4.1.2. Huyện Vĩnh Châu:

Có diện tích tự nhiên 47,3 nghìn ha (chiếm 39,8% cả vùng), trong đó đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản hơn 84% diện tích tự nhiên. Dân số năm 2008 có 15,5 vạn người (chiếm 38,2% cả vùng), trong đó, người Kinh 29,7%, người Khmer 52,4%, người Hoa 17,7%. Vĩnh Châu có 43km bờ biển (trong 72 km bờ biển của cả Vùng Biển), có sông Mỹ Thanh đổ ra biển và là Vùng Biển bồi, tạo cho huyện có tiềm năng và lợi thế lớn và là một “động lực”

quan trọng phát triển Vùng Biển Sóc Trăng.

Năm 2007, tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 16,0%, giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất canh tác đạt 57 triệu đồng, khá cao so với các huyện của ĐBSCL.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH, giảm tỷ trọng khu vực I và tăng khu vực II và III. Tính đến 2008, cơ cấu kinh tế đạt, lần lượt như sau:

59,7%-6,3%-34%. Tăng trưởng kinh tế thời gian qua cho thấy, thế mạnh của huyện Vĩnh Châu là kinh tế biển.

4.1.3. Huyện Cù Lao Dung:

Là một huyện mới tách ra từ huyện Long Phú, có diện tích tự nhiên 26,1 nghìn ha (chiếm 22% cả Vùng), trong đó, đất nông nghiệp khoảng 15 nghìn ha (chiếm 57,5% diện tích tự nhiên). Dân số tính đến 2008 có 6,4 vạn

người (chiếm 15,8% cả Vùng). Với vị trí như một hòn đảo, hai mặt giáp sông Hậu và giáp biển, có 2 cửa sông lớn là cửa Định An và Trần Đề, có hệ thống đê bao quanh các vườn cây ăn trái, tạo một cảnh quan khá đặc biệt, đây là một thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái chất lượng cao.

Thời gian qua nền kinh tế huyện Cù Lao Dung phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 12,13%/năm và thu nhập bình quân đầu người khoảng 502 USD. Nông, lâm, thủy sản phát triển mạnh, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.800 ha, trong đó, chủ yếu là nuôi tôm sú; Đã có vùng chuyên môn hóa mía với diện tích 7.585 ha, năng suất cao, đạt khoảng 967,7 tạ/ha. Các ngành công nghiệp, dịch vụ vận tải, điện, bưu chính viễn thông, dịch vụ trong nông nghiệp (cung cấp giống, thức ăn, kỹ thuật cải tạo giống) phát triển nhanh.

Trong tương lai, Cù Lao Dung sẽ là huyện đóng góp lớn trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp và ăn quả; nuôi trồng thủy hải sản đặc sản, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Đây chính là nhân tố quan trọng của huyện Cù Lao Dung tạo tăng trưởng nhanh cho cả Vùng Biển.

4.2. Hệ thống đô thị bước đầu hình thành

Đến năm 2008 toàn Vùng Biển có 3 đô thị (trong 9 đô thị của tỉnh) là:

Long Phú, Vĩnh Châu và Cù Lao Dung, tổng dân số đô thị 38 ngàn người, diện tích đất đô thị khoảng 311,1 ha. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 9,6%, tốc độ tăng dân số đô thị thời kỳ 2001-2005 là 1,9%/năm (cả tỉnh 1,8%). Hiện nay 100,0% các đô thị Vùng Biển có nước máy. Hệ thống cấp điện và viễn thông đô thị khá tốt, cung cấp điện ổn định và dịch vụ viễn thông đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

4.3. Nông thôn Vùng Biển có những khởi sắc mới

Tính đến năm 2008, dân số nông thôn Vùng Biển có 36.600 ngàn người, chiếm 93,4% dân số cả vùng. Khu vực nông thôn vùng bao gồm 30 xã (cả tỉnh 95 xã) với 229 ấp (cả tỉnh 704 ấp), 100,0% xã có điện lưới quốc gia, 100,0% xã có trường tiểu học và trạm y tế. Tỷ lệ số hộ nông thôn dùng nước sạch khoảng 70,0%, được dùng điện khoảng 90,0%.

Đến nay, mức sống dân cư nông thôn Vùng Biển được cải thiện là do ngoài phát triển nông nghiệp, thủy sản, nông thôn ở các huyện trong Vùng Biển có nhiều ngành nghề thủ công có giá trị, góp phần nâng cao đời sống nông dân.

Biểu 04: Tình hình1 các làng nghề nông thôn Vùng Biển

Danh mục các ngành nghề Vĩnh Châu Long Phú Cù Lao Dung 1. Đan lát (giò bẹ, tre, lục bình, thủ công, mỹ

nghệ, chiếu) - 2

2. Trồng và sơ chế nấm rơm - 3

3. Mộc dân dụng - - 3

4. Chế biến thủy sản thủ công (mắm khô) 4 4 -

5. Sửa chữa cơ khí 3 - 2

6. Thảm sơ dừa (than hoạt tính và các sản

phẩm phụ từ cây dừa) - - 4

7. Dịch vụ vận tải (đường thủy, đường bộ) - - 2

8. Sản xuất muối - chế biến 2 - -

9. Củ cải muối - hành tím 2 - -

Mức thu nhập của nông dân Vùng Biển tăng rõ rệt, theo điều tra mức sống dân cư năm 2006 của Tổng cục Thống kê, mức thu nhập từ nông, lâm thủy sản và ngành nghề thủ công của dân cư nông thôn tỉnh Sóc Trăng (trong đó có các huyện biển) năm 2002 đạt 209,6 nghìn đồng/tháng, đến 2004 đạt 249,9 nghìn đồng/tháng và năm 2006 đạt 325,4 nghìn đồng/tháng, mức tăng thu nhập bình quân trên 12,1%/năm. Theo điều tra năm 2005, tỷ lệ hộ thu nhập trung bình khá trở lên tăng từ khoảng 66-67% năm 2005 lên 70-74% năm 2008. Điểm nổi bật là thu nhập của nông dân Vùng Biển có khả năng nuôi sống vượt số dân nông thôn hiện có của Vùng (từ 2005-2008) khoảng 1,18 lần, điều này bước đầu cho thấy tính ổn định và bền vững trong đời sống nông thôn Vùng Biển.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)