Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội Vùng Biển

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 52 - 73)

KINH TẾ VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

2. Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội Vùng Biển

2.1. Thủy sản: Phát triển toàn diện và hiện đại hóa ngành thủy sản, xây dựng Vùng Biển thành vùng kinh tế thủy sản trọng điểm của cả tỉnh và đạt trình độ tiên tiến của cả nước.

Phát triển toàn diện ngành thủy sản, lấy kinh tế thủy sản làm trung tâm gắn kết với nông lâm nghiệp và các ngành khác, tạo bước phát triển nhanh hơn, giải quyết nhiều việc làm và nâng cao đời sống dân cư ven biển.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lý giữa nuôi trồng và khai thác, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, với bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng thủy sản của Vùng Biển đạt trên 19,4 vạn tấn (hiện nay 8,2 vạn tấn), chiếm 74% sản lượng thủy sản toàn tỉnh.

2.1.1. Về khai thác:

Nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản trên cơ sở sắp xếp hợp lý cơ cấu sản xuất nghề cá trong toàn Vùng, chuyển đổi mạnh từ nghề cá ven bờ sang nghề cá xa bờ, gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Tăng cường năng lực khai thác xa bờ, đầu tư phát triển nhanh các đội tàu có công suất trên 100 CV với trang bị kỹ thuật hiện đại, đủ khả năng vươn ra khai thác các Vùng Biển khơi. Hạn chế, tiến tới loại bỏ hẳn các phương tiện nhỏ dưới 20 CV khai thác ven bờ, nâng công suất bình quân của phương tiện trong vùng lên khoảng 150CV/chiếc vào năm 2010 và trên 250 CV/chiếc vào năm 2020. Bố trí hợp lý cơ cấu ngành nghề trong từng Tiểu vùng để nâng cao hiệu quả khai thác.

Nâng sản lượng khai thác hải sản trong vùng năm 2010 đạt 38,7 nghìn tấn, năm 2015 là 55,6 nghìn tấn, đến năm 2020 là 82,8 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác xa bờ chiếm từ 70 - 75,0% sản lượng khai thác.

Phát triển đồng bộ các cơ sở hậu cần nghề cá ven biển để hỗ trợ và làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân mở rộng khai thác các Vùng Biển khơi. Nâng cấp các cảng cá, bến cá nhân dân, từng bước hình thành các làng cá văn minh, hiện đại dọc ven biển, đáp ứng yêu cầu phát triển trong Vùng.

2.1.2. Về nuôi trồng:

Đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt nhằm tạo đủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và các đặc sản phục vụ phát triển du lịch.

Phát triển nuôi tôm nước lợ với nhiều hình thức như nuôi chuyên canh, nuôi luân canh tôm - lúa, tôm - cây ăn trái, tôm - rừng ngập mặn...

Tăng quy mô và hiệu quả nuôi các thủy sản khác có giá trị kinh tế cao và chủ động được con giống như: cá bớp, cá kèo, cua xanh, cua lột... theo hình thức chuyên canh hoặc luân canh với tôm sú.

Mở rộng diện tích nuôi nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, vẹm, hầu...) tại các khu vực cửa sông và các vùng bãi triều ven biển, coi đây là một trong những nghề chủ đạo trong nuôi thủy sản của vùng. Phát triển mạnh nuôi cá và đặc sản biển ở các Vùng Biển nông ven bờ, từng bước xây dựng ngành nuôi trồng biển và ven biển thành ngành "nông nghiệp biển" hiện đại trong tỉnh.

Dự kiến đến năm 2010 diện tích nuôi thủy sản trong vùng đạt khoảng 33,1 nghìn ha, đến năm 2015 là 35,1 nghìn ha, năm 2020 là 37,1 nghìn ha với sản lượng tương ứng 49,6 - 87,8- 111,4 nghìn tấn/năm.

2.1.3. Về chế biến:

Phát triển hiện đại ngành công nghiệp chế biến hải sản để tạo ra kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong Vùng Biển. Chú ý xây dựng và quảng bá các thương hiệu mới từ những sản phẩm nuôi thủy sản sinh thái để tăng giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Thu hút đầu tư xây dựng một số cơ sở chế biến sâu với công nghệ hiện đại tại Long Phú, Vĩnh Châu, tạo các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị gia tăng cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

2.2. Du lịch biển: Phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch biển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng Biển nói riêng và cả tỉnh Sóc Trăng nói chung.

Tổ chức hợp lý không gian du lịch trong toàn vùng, triển khai quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm để thu hút đầu tư phát triển nhanh. Tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, điểm, tuyến du lịch trọng điểm của Vùng Biển,

có ý nghĩa cả tỉnh và cả vùng ĐBSCL, tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có sức thu hút mạnh đối với du khách, nhất là khách quốc tế. Đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng của người nước ngoài làm việc tại Khu kinh tế.

Xây dựng một số cụm, điểm và tuyến du lịch để liên kết, phối hợp với các tỉnh khác, tạo sự phát triển nhanh và bền vững của ngành du lịch trong toàn vùng. Cụ thể là:

2.2.1. Cụm du lịch Cù Lao Dung:

Khai thác lợi thế tự nhiên của huyện Cù Lao Dung, nhất là 1.200 ha rừng bần của xã An Thạnh Nam và An Thạnh Ba, phát triển hình thức du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, nhà vườn kết hợp du lịch trên sông Hậu và ven biển. Phát triển du lịch tham quan di tích văn hóa, lịch sử. Có chính sách thu hút đầu tư từ trong, ngoài tỉnh và nước ngoài vào xây dựng các khu du lịch cao cấp tại Cù Lao Dung, trước tiên là hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu giải trí, thể thao, bến tàu du lịch biển...Tôn tạo di tích Đền thờ Bác Hồ (tại xã An Thạnh Đông), Bia chiến thắng Rạch Già, đây là những điểm du lịch lịch sử hấp dẫn cho các du khách có sở thích tìm hiểu văn hóa lịch sử.

2.2.2. Cụm du lịch Vĩnh Châu-Long Phú:

Đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí và các khách sạn bờ biển ở ven biển, Vĩnh Châu và Long Phú để thu hút khách du lịch. Kết hợp du lịch sinh thái, tham quan vườn cây ăn quả, rừng ngập mặn ven biển với du lịch tham quan chùa chiền gắn với lễ hội của người Khmer, người Hoa. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống như dệt chiếu, chạm khắc gỗ… Đến năm 2015, đưa vào hoạt động khu du lịch bãi biển Hồ Bể ở xã Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu) và khu du lịch sinh thái Cồn Nổi số 3 Song Phụng và khu du lịch Mỏ Ó (Long Phú).

2.2.4. Hình thành một số tuyến du lịch liên vùng, đặc biệt là tuyến du lịch từ Vùng Biển ra Côn Đảo, Phú Quốc.

Cùng với việc xây dựng các cụm, điểm, tuyến du lịch trên, phối hợp với các địa phương trong vùng ĐBSCL để hình thành các tour phát triển du lịch trong khu vực như: Vùng Biển Vĩnh Châu-Long Phú với Côn Đảo, Phú Quốc;

Vùng Biển Sóc Trăng- Cần Thơ - Rạch Giá - Hà Tiên nhằm kết nối du lịch vùng ven biển với các vùng nội địa. Đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng ĐBCL và huyện Côn Đảo, Phú Quốc để hình thành các tour du lịch biển- đảo- sinh thái rừng ngập mặn.

Kết hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân trong và ngoài vùng đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú và các khu vui chơi, các công trình thể thao giải trí… trên địa bàn Vùng Biển.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của vùng. Xây dựng chương trình toàn diện và các kế hoạch cụ thể về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Chú trọng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức lịch sử văn hóa, phong cách thái độ giao tiếp…, chú trọng đội ngũ đào tạo hướng dẫn viên du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch Vùng Biển Sóc Trăng trong thời gian tới.

2.3. Lâm nghiệp biển: Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, bảo đảm yêu cầu phòng hộ ven biển kết hợp với phát triển du lịch sinh thái biển và cân bằng sinh thái biển

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng. Kết hợp giữa bảo vệ, khôi phục và phát triển vốn rừng với khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và phát triển du lịch sinh thái rừng ven biển. Khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn tại các khu vực phòng hộ xung yếu ven biển. Huy động các nguồn vốn đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ven biển. Tổ chức xắp xếp lại dân cư trong các khu vực đất rừng để ổn định đời sống dân cư ven biển và bảo vệ tốt vốn rừng.

Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho dân để các hộ yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh nghề rừng có hiệu quả, tạo các vùng nguyên liệu cho chế biến lâm sản. Khuyến khích đầu tư kinh doanh rừng sản xuất theo hướng thâm canh năng suất cao và theo mô hình tổng hợp, gắn trồng rừng, bảo vệ rừng và kinh doanh du lịch. Khuyến khích nhân dân trồng cây phân tán dọc theo các kênh mương thủy lợi, các lộ giao thông và trong các đô thị, các khu dân cư... để cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời nâng cao độ che phủ của rừng.

Dự kiến từ nay đến năm 2020 tiếp tục tăng diện tích rừng trong Vùng Biển, từ 5,7 nghìn ha năm 2008 lên khoảng 13,3 nghìn ha năm 2020. Giữ ổn định rừng sản xuất, rừng đặc dụng, tăng nhanh diện tích rừng phòng hộ, trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiếm hơn 83,0% diện tích rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ trong vùng. Đưa độ che phủ rừng đến năm 2010 lên 20,0% và đến giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 22-23,0%.

2.4. Dịch vụ Vùng Biển: Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ để thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển và phục vụ đời sống nhân dân trong Vùng Biển, đặc biệt trong khu kinh tế.

Do việc xây dựng cảng nước sâu, hệ thống cảng trung chuyển và hình thành khu kinh tế tổng hợp, ngành dịch vụ sẽ có bước phát triển nhanh vượt bậc từ sau năm 2010, trong đó các ngành dịch vụ biển được ưu tiên phát triển với tốc độ cao, đồng thời các ngành dich vụ có giá trị gia tăng cao như: dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng cũng được phát triển nhanh... Khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ mới, đưa khu vực dịch vụ thực sự trở thành khu vực kinh tế năng động nhất của vùng, tạo nhiều việc làm và đóng góp lớn cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành dịch vụ thời kỳ 2011-2015 dự kiến khoảng 26,0%/năm và thời kỳ 2016-2020 khoảng 35,0%/năm.

- Phát triển đồng bộ hệ thống thương mại trong vùng theo hướng hiện đại. Hình thành hệ thống các siêu thị, các trung tâm thương mại ở các thị trấn và các KCN. Củng cố mạng lưới thương mại từ huyện đến các xã để tổ chức tốt việc lưu thông hàng hóa dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm nông, thủy sản và cung ứng các loại vật tư phục vụ sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống các chợ, các điểm thương mại ở các thị trấn, thị tứ và các vùng nông thôn... từng bước hình thành một thị trường thông suốt, lưu thông hàng hóa thuận tiện trong toàn vùng, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Theo quy hoạch thương mại đến năm 2020, toàn Vùng Biển có 54 chợ, 8 trung tâm thương mại, siêu thị.

- Đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu. Tăng cường công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường... Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng phục vụ nhu cầu Khu kinh tế. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ bảo hiểm trong khai thác, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, vận tải… Tập trung khai thác tốt các nguồn lực tài chính trên địa bàn. Đẩy mạnh việc huy động vốn bằng nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, khai thác nguồn vốn từ quỹ đất, quỹ nhà... đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển.

Nâng cao năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng để huy động vốn và mở rộng các hình thức, đối tượng cho vay.

- Phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải đường bộ, đường thủy, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao. Hình thành các tuyến vận tải đường bộ đến các trung tâm huyện, trung tâm cụm xã và các cụm kinh tế ven biển, nâng cao tỷ trọng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nhằm giảm chi phí vận chuyển. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đầu tư trang bị các loại phương tiện vận tải hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông.

- Phát triển mạnh dịch vụ nghề cá, nhất là đối với nghề cá xa bờ ở 2 cảng Trần Đề và Đại Ngãi. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng nghề cá như cung ứng dầu, nước đá, lưới sợi, thực phẩm… và thu mua sản phẩm, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển khai thác dài ngày. Đẩy mạnh các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Từng bước hình thành các dịch vụ mới như dịch vụ tìm kiếm cứu hộ… tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong Vùng.

- Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin rộng khắp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các loại dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của Khu kinh tế. Hình thành hệ thống cung cấp thông tin có tốc độ cao, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Tiếp tục phát triển các dịch vụ bưu chính truyền thông, mở rộng các dịch vụ như tiết kiệm bưu điện, chuyển tiền, phát chuyển nhanh… đến các trung tâm huyện, trung tâm cụm xã và các cụm kinh tế ven biển. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ internet, nhất là ở đô thị trong Khu kinh tế; Phấn đầu đến các năm 2010-2015-2020 lần lượt đạt mật độ thuê bao internet là 6-7 thuê bao/100 dân, 17-18 thuê bao/100 dân, 33-35 thuê bao/100 dân và tỷ lệ hộ dân sử dung internet là 50%-70%-80,0% dân số.

- Phát triển rộng rãi các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tạo nghề, hướng nghiệp, xúc tiến việc làm, tư vấn kỹ thuật, tư vấn luật pháp, ngoại ngữ, tin học, dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác...

đáp ứng các yêu cầu phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế, văn hóa của nhân dân trong Khu kinh tế, bắt kịp trình độ quốc gia và quốc tế.

2.5. Phát triển các ngành công nghiệp và các KCN gắn với Khu kinh tế biển.

2.5.1. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế của biển và ven biển, tạo sự đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng CNH, HĐH.

Phát huy thế mạnh về tài nguyên biển, ven biển và vị trí điạ lý thuận lợi để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đồng thời làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế của Vùng Biển. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo

hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế biển, công nghiệp cơ bản, then chốt kết hợp với phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để toàn dụng lao động trong Vùng. Đến năm 2020 cơ bản Vùng Biển Sóc Trăng có một nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hiện đại.

Nâng cấp cải tạo, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của các cơ sở công nghiệp hiện có; tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài vùng vào phát triển nhanh các cơ sở công nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại như công nghiệp điện, công nghiệp tàu biển, chế biến thủy sản sâu…hình thành một số ngành, sản phẩm chủ lực của vùng:

1) Công nghiệp điện: Như đã trình bày ở phần các ngành đột phá, nhờ vị trí thuận lợi (có cảng nước sâu) cho việc vận chuyển nguyên liệu than với giá rẻ để phát triển nhiệt điện, thời gian tới Vùng Biển sẽ hình thành Trung tâm Nhiệt điện lớn của cả nước, với tổng công suất 4.400 MW.

2) Các ngành công nghiệp sử dụng ưu thế ngành điện, đã trình bày trong phần ngành đột phá, bao gồm: Nhà máy chế biến tro bay nhiệt điện, Sản xuất nhôm từ nguyên liệu alumin nhập từ Lâm Đồng; các xí nghiệp mạ và luyện kim màu khác.

3) Các ngành công nghiệp khai khoáng biển như: khai thác sa khoáng, ti tan, muối (riêng khai thác cát phải thận trọng trong việc bảo vệ nguồn hải sản).

4) Công nghiệp chế biến nông nghiệp, thủy sản và thực phẩm: Phát huy ưu thế về nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào trong vùng để phát triển công nghiệp chế biến nông sản, coi đây là hướng phát triển quan trọng và lâu dài.

Tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có nhằm phát huy tối đa năng lực sản xuất, kết hợp với xây dựng mới các cơ sở chế biến sâu với công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu.

Phát triển các cơ sở giết mổ gia súc và sơ chế thịt theo kiểu công nghiệp phục vụ Khu kinh tế, đặc biệt cho đô thị và KCN. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng một số nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, nhất là thức ăn cho nuôi tôm… phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản ngày càng lớn trong vùng.

5) Công nghiệp cơ khí tàu thuyền: Nghiên cứu xây dựng một số cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu cá…

6) Công nghiệp hóa chất: Phát triển các ngành hoá chất phục vụ nông nghiệp như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời phát triển các ngành phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài vùng như xà phòng, chất tẩy rửa và các hóa chất gia dụng… phù hợp với điều kiện và khả năng của từng huyện biển.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 52 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)