Khả năng sức chứa dân số trong quá trình phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 79 - 86)

KINH TẾ VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5. Khả năng sức chứa dân số trong quá trình phát triển kinh tế biển

5.1. Về khả năng sức chứa

Xem xét khả năng sức chứa dân số Vùng Biển trong quá trình phát triển kinh tế Vùng Biển đến năm 2020, nhằm mục đích xác định những vấn đề còn bất cập trong quá trình phát triển, từ đó có hướng giải quyết đúng đắn.

5.1.1. Sức chứa về đất

Đất xây dựng đô thị: Tổng hợp kết quả bố trí sử dụng đất ở các huyện biển đến 2020 và xem xét tiêu chuẩn đất xây dựng đô thị (theo quy định của Bộ xây dựng ), có thể thấy khả năng sức chứa dân số đô thi trên góc độ đất xây dựng đô thị của Vùng Biển như sau:

Biều 19: Khả năng đất xây dựng đô thị và sức chứa dân số đô thị Vùng Biển đến 2020

Đơn vị tính 2008 2010 2015 2020

1. Đất xây dựng đô thị Ha 149 891 1.106 1.430

2. Tiêu chuẩn đất xây dựng đô thị m2/người 80 100 110 110 3. Dân số có thể chứa được Người 18.588 89.100 100.500 130.000 4. Dân số đô thị Người 38.890 45.624 120.206 217.005 5. Dân số chứa được theo tiêu

chuẩn so với dân số

% 47,8 195,3 83,6 60,0

6. Bỡnh quõn đất xây dựng đô thị thùc cã

m2/người 38,3 195,3 92,0 65,9

7. Đất xây dựng đô thị thực cã/tiêu chuẩn

% 47,8 192,2 83,6 60

8. Đất x©y dùng đô thị yêu cầu cho dân đô thị (theo chuẩn BXD)

Ha - 456 1.322 2.387

9. So sánh đất x©y dùng đô thị yêu cầu với đất x©y dùng đô thị đã bố trí: (8)/(1)

Lần - 0,51 1,2 1,7

Với khả năng bố trí đất xây dựng đô thị nêu trên, mới chỉ đáp ứng cho nhu cầu đô thị hóa rất thấp (đến năm 2020 chỉ đạt tỷ lệ đô thị hóa 22,8%). Song mức dự tính đất đô thị đến 2010 lại quá lớn, vượt quá dân số đô thị đạt được (với đất đô thị bố trí cho năm 2010 là 891 ha), tương ứng với dân số đô thị phải là 89.100 người. Điều này là không thể có vì năm 2008 dân số đô thị của Vùng mới đạt 38.890 người.

Như vậy, với mức phát triển kinh tế đột biến và đô thị hóa tăng nhanh (dự kiến đến 2020 đạt 38,0%) thì từ năm 2015 trở đi, mức đáp ứng diện tích xây dựng đô thị là khó khăn, mới đáp ứng 60-83% nhu cầu theo tiểu chuẩn đất xây dựng đô thị tính cho mỗi người dân đô thị. Nếu đất xây dựng đô thị dành cho dân số đô thị theo đúng yêu cầu đô thị hóa đề ra, thì đến năm 2015 phải dành số đất gấp 1,2 lần diện tích đất có thể có và năm 2020 gấp 1,7 lần diện tích đất có thể có. Đây chính là sức ép cho quá trình phát triển, một mâu thuẫn cần phải giải quyết, đồng thời trong quá trình phát triển nhanh ở Vùng Biển. Trong thời gian tới, vấn đề đất xây dựng đô thị (trong đó có phần đất ở cho dân số đô thị) không có cách nào khác là phải giải quyết bằng cách xây dựng nhà cao tầng và xây dựng đô thị trên biển.

Đất ở nông thôn: Từ kết quả bố trí đất ở nông thôn đến năm 2020, có thể xác định khả năng sức chứa dân số ở nông thôn và những vấn đề đặt ra cần giải quyết về đất ở nông thôn:

Biểu 20: Khả năng đất ở nông thôn và sức chứa dân số nông thôn Vùng Biển đến 2020

Đơn vị tính 2008 2010 2015 2020

1. Đất ở nông thôn ha 1.679.3 1.169 1.439 1.590

2. Tiêu chuẩn đất ở nông thôn m2/người 50 70 70 72

3. Dân số nông thôn có thể chứa được Người 335.860 167.000 205.571 220.833 4. Dân số nông thôn Người 366.094 369.138 360.617 354.061 5. Dân số nông thôn chứa được theo tiêu

chuẩn so với dân số

% 91,7 44,2 57,0 62,4

6. Bình quân đất thực ở nông thôn m2/người 46,0 31,7 40,0 45,0

Đất ở nông thôn theo dự kiến mới chỉ có khả năng chứa được số dân nông thôn đến năm 2010 là 167 ngàn người (đạt 44,2% so dân số nông thôn), năm 2015 là 205 ngàn người (đạt 57,0%) và 2020 là 220 ngàn người (62,4%). Như vậy, với dự kiến đô thị hóa đến 2020 đạt 38,0%, vấn đề đất ở nông thôn vẫn còn khó khăn, bình quân đất thực ở nông thôn mới đạt 40- 45m2/người (khoảng 200- 225m2/hộ). Như vậy, vấn đề đất ở nông thôn chỉ có thể giải quyết ở những giai đoạn sau 2020, khi trình độ đô thị hóa khá cao (khoảng trên 70%).

5.1.2. Sức chứa về khả năng cấp nước

Khả năng cấp nước đô thị: Xem xét về khả năng cấp nước của các nhà máy nước trong các huyện của Vùng Biển từ 2010 đến 2020, có thể như sau:

Biểu 21: Khả năng cấp nước đô thị và sức chứa dân số đô thị Vùng Biển đến 2020

Đơn vị tính 2008 2010 2015 2020 1. Tổng công suất các nhà máy nước m3/ngày 8.200 10.000 15.075 23.400

2. Hệ số sử dụng % 80,0 90,0 100 100,0

3. Lượng nước cấp m3/ngày 6.560 9.000 15.075 23.400

4. Nước dành cho CN và dịch vụ m3/ngày 3.500 4.500 5.240 7.600 5. Nước cho dân số đô thị m3/ngày 3.060 4.500 9.835 15.800 6. Tiêu chuẩn cấp nước đô thị Lít/ng/ngày 80,0 100,0 100,0 120 7. Dân số đô thị chứa được Ngườii 38.250 45.000 98.350 131.667 8. Bình quân nước thực cấp Lít/ng/ngày 78,7 98,6 81,8 72,8

9. Nước thực cấp/tiêu chuẩn % 98,4 98,6 81,8, 60,7

10. Dân số đô thị Người 38.890 45.624 120.206 217.005

Với khả năng cấp nước và định mức tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người dân đô thị như trên, dân số đô thị chứa được xét về khả năng cấp nước chỉ bằng 60-80% dân số đô thị và mức nước thực dùng cho mỗi người dân đô thị cũng chỉ bằng 60-80% theo định mức. Thực chất, với dự kiến cấp nước như trên, lượng nước cho công nghiệp còn thấp, do chưa hình dung hết và định mức cho một người dân đô thị (đến năm 2020 là 120 lít/người/ngày) vẫn còn thấp (các thành phố lớn, hiện đai có định mức từ: 150-200 lít/người/ngày). Từ 2015 trở đi, nếu lượng nước tiêu dùng cho công nghiệp và dịch vụ tăng lên, thì mức nước cấp cho dân số đô thị là khó khăn, đây là một vấn đề nan giải của Vùng Biển.

Cấp nước nông thôn: Trên cơ sở số liệu dự kiến về khả năng cấp nước sạch và quy định tiêu chuẩn cấp nước sạch cho mỗi người dân nông thôn, có thể phân tích về khả năng sức chứa dân số nông thôn (xét về khả năng cấp nước) và những vấn đề cần lưu ý sau đây:

Biểu 22: Khả năng cấp nước sạch nông thôn và sức chứa dân số nông thôn Vùng Biển đến 2020

Đơn vị tính 2008 2010 2015 2020 1. Khả năng cấp nước sạch m3/ngày 17.397 20.016 23.175 23.970 2. Tiêu chuẩn cấp nước nông thôn Lít/ng/ngày 68 80 90 100 3. Dân số nông thôn chứa được

theo tiêu chuẩn cấp nước sạch Người 255.832 250.200 257.500 239.700 4. Dân số nông thôn Người 366.094 369.138 360.617 354.061 5. Bình quân nước thực cấp Lít/ng/ngày 48,0 54,2 64,3 67,7

6. Nước thực cấp/tiêu chuẩn % 70,5 67,7 71,6 67,7

Từ nay đến 2020, vấn đề cấp nước sạch cho cư dân nông thôn vẫn khó khăn, thực chất lượng nước bình quân mỗi người dân nông thôn được cấp nước sạch còn thấp, chỉ khoảng 64-67lít/người/ngày (so tiêu chuẩn là 80-100 lít/người/ngày). Nếu tính số dân nông thôn chứa được từ yêu cầu cấp nước sạch thì đến 2015 mới khoảng 257 ngàn người (so với dân số nông thôn 360 ngàn người) và năm 2020 khoảng gần 240 ngàn người (so với dân số nông thôn 354 ngàn người). Như vậy, vấn đề cấp nước sạch cho dân cư nông thôn Vùng Biển vẫn là vẫn tiếp tục khó khăn.

5.1.3. Sức chứa xét trên khả năng đáp ứng về y tế

Những dự kiến phát triển hệ thống y tế trong Vùng Biển thể hiện một bước tiến vượt bậc. Song, thực chất nếu so với chuẩn quốc gia về y tế, có thể thấy mức độ đáp ứng về y tế ở Vùng Biển.

Biểu 23: Khả năng sức chứa dấn số xét trên khả năng đáp ứng về y tế đến 2020

Đơn vị tính 2008 2010 2015 2020

1. Tổng số giường bệnh Giường 452 843 1.123 1.450

2. Mức bố trí giường bệnh bình quân của Vùng Biển

Giường/vạn dân 17 20 23 25

3. Mức bố trí giường bệnh theo chuẩn quốc gia

Giường/vạn dân 30 35 40 45

4. Dân số chứa được theo chuẩn quốc gia

Người 150.667 240.769 280.862 322.295

5. Dân số Vùng biển Người 404.984 414.762 480.823 571.067

6. Sức chứa/dân số % 37,0 58,0 58,4 56,4

Qua so sánh như trên, sức chứa dân số xét về khả năng đáp ứng y tế theo chuẩn quốc gia mới chỉ đáp ứng khoảng dưới 60% dân số Vùng Biển. Mặc dù sự phát triển về y tế của vùng từ nay đến 2020 đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng so với những yêu cầu chuẩn quốc gia vẫn ở mức thấp, chỉ tính về số lượng giường nằm ở bệnh viện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của dân cư. Đây cũng là một áp lực về sức chứa y tế ở Vùng Biển.

5.1.4. Sức chứa xét trên khả năng đáp ứng nhu cầu giáo dục-đào tạo

Qua số liệu diện tích đất dành cho giáo dục đào tạo của Vùng và yêu cầu diện tích cần bố trí cho mỗi học sinh theo chuẩn quốc gia, cho thấy mức đáp ứng cho nhu cầu của học sinh trong Vùng còn thấp.

Biểu 24: Khả năng sức chứa dân số xét theo mức đáp ứng giáo dục-đào tạo

Đơn vị tính 2008 2010 2015 2020 1. Dân số trong Vùng Người 404.984 414.762 480.823 571.067 2. Số học sinh cần đến trường Học sinh 67.418 68.076 72.667 89.086 3. Diện tích bố trí cho GD-ĐT ha 97,4 139,4 179,3 231,0 4. Tiêu chuẩn đất cho học sinh m2/hs 6,0 8,0 8,5 10,0 5. Số học sinh được học theo tiêu chuẩn Học sinh 16.233 17.425 21.094 23.100 6. Tỷ lệ học sinh được học đúng với

tiêu chuẩn so với nhu cầu học sinh cần tới trường

% 24,4 25,6 29,0 25,9

7. Dân số chứa được tương ứng với số

học sinh được học theo chuẩn Người 279.998 265.956 250.331 343.567

8. Số dân chứa được so dân số % 69,0 64,0 52,1 60,2

Giả sử số học sinh đi học đúng với tiêu chuẩn đề ra thì đất bố trí cho giáo dục đào tạo chỉ đáp ứng được 26-29% số học sinh cần đi học, tương ứng với số dân chỉ bằng khoảng 52-60% dân số. Với cách tính giả định như trên, cho thấy đất bố trí cho giáo dục -đào tạo chưa đáp ứng cho số lượng học sinh cần đi học.

Như vậy, thực chất sẽ vẫn còn bộ phận lớn học sinh học tập trong điều kiện trường lớp chưa đủ tiêu chuẩn: diện tích lớp học hẹp, sân trường nhỏ, thiếu khu thí nghiệm, khu học tập thể thao, khu vườn cho các bài học sinh vật v.v…

5.1.5. Vấn đề giao thông trong sức chứa dân số

Nhìn chung, giao thông của vùng đến 2020 từng bước phát triển khá, tỷ lệ diện tích bố trí giao thông so với diện tích tự nhiên trong vùng tăng từ 1,9% vào năm 2008 tăng lên 2,3% vào năm 2015 và 2,4% vào năm 2020. Tuy nhiên so sánh với các khu vực có giao thông phát triển Vùng Biển vẫn còn khoảng cách lớn, ví dụ tính đến 2005, Bình Dương đạt 3,1%, Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 3,2%. Như vậy, vấn đề giao thông cho phát triển kinh tế và đảm bảo sức chứa một cách bền vững cho dân cư trong Vùng vẫn còn phải giải quyết nhiều ở những giai đoạn sau.

5.2. Nhận định chung về sức chứa

Nhìn lại toàn bộ vấn đề “sức chứa” dân số Vùng Biển, có thể nhận định một cách khái quát những vấn đề cần chú ý trong quá trình phát triển theo quy hoạch:

5.2.1. Nếu đảm bảo cho người dân về các tiêu chuẩn sinh sống (đất ở, cấp nước, giáo dục, y tế và giao thông) đúng theo quy định “chuẩn quốc gia” thì trong tương lai Vùng Biển chỉ chứa được số dân bằng 60-80% dân số trong vùng (gồm tăng tự nhiên tăng cơ học). Vấn đề đặt ra là:

- Nếu không cho số dân đến Vùng, chỉ giữ dân số tăng tự nhiên thì có thể đảm bảo sức chứa dân số theo đúng “điều kiện sinh sống chuẩn quốc gia”, nhưng ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. Kinh nghiệm các nước và ngay ở các tỉnh, các vùng của nước ta, việc không cho tăng dân số vào vùng để phát triển kinh tế là không thể làm được, bởi lẽ việc tăng, giảm dân số giữa các vùng, tỉnh (và cả nước ngòai) là tất yếu của quá trình phát triển theo hướng nền kinh tế mở. Khi nền kinh tế có những đột phá từ các ngành Trung ương, tất yếu sẽ có một bộ phận lao động (kèm theo dân cư) vào vùng, đây là điều kiện bổ sung lực lượng lao động cho các vùng thiếu(3). Theo quan sát ở Hà Nội, Đồng Nai và Quảng Ninh, có tới 80-85% số lao động làm việc ở các KCN là người ngoài tỉnh vào; ở Quảng Ninh, hầu hết (khoảng 90-95%) số công nhân trực tiếp khai thác than đều ở Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nam; ở Hà Nội và khoảng 90% lao động lái xe ta-xi là người ngoài tỉnh (Hà Nam, Nam Định và Thanh Hóa…).

- Kinh nghiệm ở Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh do không có biện pháp kiên quyết và hữu hiệu ngay từ đầu để hạn chế luồng di dân, sẽ có tình trạng “làn sóng” lao động và dân số vào tỉnh ồ ạt, vượt dự kiến, đã không chỉ làm căng thẳng thêm sức chứa mà còn có những bất lợi về các vấn đề xã hội và vệ sinh môi trường.

- Như vậy, phải chấp nhận việc tăng cơ học, song cần phải có biện pháp và chính sách đảm bảo số lao động và dân cư vào Vùng Biển một cách có lợi và hiệu quả nhất. Qua tính toán, đến năm 2015 chỉ nên cho khoảng 40 ngàn lao động và dân cư vào vùng, năm 2020 khoảng 100 ngàn lao động và dân cư vào Vùng; vượt quá số này sẽ làm căng thẳng thêm về sức chứa.

5.2.2. Mặc dù đã có hướng phát triển nhanh, mạnh, song vấn đề đất đai và cấp nước của Vùng Biển vẫn có những khó khăn trong quá trình phát triển là do các nguyên nhân sau đây:

Về đất: Do trình độ đô thị hóa chưa cao (đến năm 2020 mới đạt 38,0%

thuộc loại thấp của cả nước) và cộng với sự di dân đến Vùng, dẫn đến sự chuyển dịch lao động và dân cư từ nông thôn ra thành phố trong nội bộ Vùng Biển diễn ra chậm, dân số nông thôn vẫn đông, đây là nguyên nhân “bản chất” của khó khăn trong giải quyết vấn đề đất ở nông thôn. Cũng do dân số nông thôn còn nhiều, đất nông nghiệp không dôi dư, trong khi đó đất dành cho thủy lợi, công nghiệp, giao thông cần lớn, đồng thời việc di dân đến các thị trấn và KCN tăng lên, dẫn đến việc giải quyết đất cho đô thị bị hạn chế. Đây chính là nguyên nhân khó khăn trong giải quyết đất đô thị của Vùng Biển.

(3) Xuất phát từ quy luật: “ở đâu có nhiều việc làm và mức lương cao hơn thu nhập từ nông nghiệp, thì ở đó sẽ thu hút lao động và dân cư đến làm việc và sinh sống”.

Có thể xem xét ứng dụng các giải pháp khắc phục sau đây:

Một là, cùng với đẩy mạnh quá trình đô thị hóa đúng với yêu cầu đề ra, cần giám sát chặt chẽ quá trình lao động và dân cư vào vùng; có chính sách thỏa đáng cho lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao vào Vùng làm việc, hạn chế tối đa “làn sóng” di dân tự do và lao động chất lượng thấp vào Vùng.

Hai là, từ kinh nghiệm của Hà Nội, Hà Tây (cũ) và Bắc Ninh, đã hình thành một bộ phận lao động kiểu “con thoi”, tức là một bộ phận lao động có trình độ chuyên môn cao vẫn sống ở Hà Nội, hàng ngày đến Hà Tây và Bắc Ninh làm việc. Đối với Vùng Biển, có thể sử dụng một bộ phận lao động chuyên môn cao sống ở thành phố Sóc Trăng và các thị trấn khác ngoài Vùng Biển, hàng ngày vào Vùng Biển làm việc.

Ba là, khi nền kinh tế một vùng nào đó đã phát triển, thường hình thành quá trình lao động và dân cư đi và đến diễn ra trong một vùng. Như vậy, áp dụng cho Vùng Biển Sóc Trăng, ngoài việc tiếp nhận dân cư đến Vùng, khuyến khích một bộ phân dân cư có nghề thủ công (mà trong vùng đã đủ) đi hành nghề nơi khác, đồng thời có biện pháp đào tạo để xuất khẩu lao động từ Vùng Biển đi các nước trong khu vực.

Vấn đề cấp nước: Toàn bộ các nhà máy nước trong vùng, chủ yếu là lấy nước ngầm, nếu tiếp tục phát triển thêm các nhà máy nước từ nước ngầm, thì theo kinh nghiệm ở Tây Nguyên cho thấy, khai thác ồ ạt nước ngầm đã dẫn đến sụt đất và cạn kiệt nguồn nước. Như vậy, không thể mở thêm nhiều các nhà máy nước lấy nước ngầm, có thể nghiên cứu dẫn nước ngọt từ xa tới. Thực tế ở Tp. Hải Phòng đã phải giải quyết nước ngọt bằng cách dẫn nước bằng đường ống từ Như Quỳnh, Hà Nội, cách xa tới 70-80 km; Quảng Ninh dẫn nước từ Hồ Diễn Vọng từ xa 30-40Km về các thành phố ven biển và cũng đã dẫn nước từ Diễn Vọng về Hải Phòng (cách xa 55-60 km).

5.2.3. Về y tế, giáo dục-đào tạo và giao thông, mặc dù phát triển với tố độ cao, song vẫn chưa bảo đảm, nhu cầu, cũng là thực tế khách quan. Với nguồn vốn có hạn, trong khoảng thời gian trên 10 năm, không thể giải quyết được

“hoàn hảo” tất cả những vấn đề quan trọng nêu trên của cuộc sống. Tuy nhiên, với việc hình thành “Khu kinh tế” trong Vùng Biển, cần phải chú ý nâng cao chất lượng của giáo dục và y tế, đạt chuẩn quốc gia và quốc tế. Về số lượng có thể từng bước khắc phục bằng phát triển thêm tại chỗ, kết hợp với hợp tác và giao lưu. Trên cơ sở phát triển mạng lưới giao thông đi và đến Vùng Biển tương đối thuận tiện, có thể tận dụng các cơ sở giáo dục-đào tạo và cơ sở y tế ở vùng lân cận, đặc biệt sử dụng dịch vụ, y tế, giáo dục và đào tạo nghề từ thành phố Sóc Trăng cho một bộ phận dân cư Vùng Biển.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)