KINH TẾ VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
7. Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Vùng Biển
Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo như quy hoạch, Vùng Biển Sóc Trăng sẽ được đầu tư phát triển mạnh mẽ, các tiềm năng của vùng, nhất là tiềm năng ở biển và ven biển sẽ được khai thác với quy mô ngày càng tăng; một số cảng biển, các KCN, khu đô thị, khu du lịch, dịch vụ và các công trình kinh tế lớn sẽ được triển khai xây dựng... sẽ có tác động mạnh mẽ đến tài nguyên, môi trường trong vùng. Vì vậy, cần phải có các giải pháp tích cực, đồng bộ nghiêm ngặt cả về kỹ thuật và cơ chế chính sách nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
7.1. Dự báo các tác động môi trường
7.1.1. Tác động do phát triển nuôi trồng thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm mặn - lợ là ngành kinh tế mũi nhọn của Vùng Biển Sóc Trăng, song cũng là ngành có tác động rất lớn đến tài nguyên, môi trường của Vùng. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản nếu không theo đúng quy chuẩn kỹ thuật (chủ yếu dựa vào chế độ nước ra - vào tự nhiên), không xử lý nước thải và không kiểm soát được nước đầu vào... là nguyên nhân chính gây ô nhiễm
môi trường nước ở các kênh rạch, đồng thời làm cho dịch bệnh lây lan nhanh. Việc sử dụng quá mức và không kiểm soát chặt chẽ các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ và chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng làm tăng dư lượng các hóa chất độc hại trong các sông, kênh, rạch.
Việc phát triển nuôi trồng thủy sản nếu không được tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật cũng là nguyên nhân chính làm giảm sút rừng ngập mặn trong Vùng, phá vỡ cân bằng sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học và các chức năng hết sức quan trọng của rừng ngập mặn ven biển, gây ra các hậu quả to lớn về môi trường và kinh tế - xã hội của Vùng; đồng thời làm mất đi sự phong phú của nguồn lợi biển.
7.1.2. Tác động do các công trình thủy lợi:
Hệ thống đê biển và các công trình thủy lợi phục vụ ngọt hóa trong Vùng, ngoài tác động tích cực còn tạo ra các ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên như:
- Làm ô nhiễm nguồn nước vào mùa khô do đóng cống ngăn mặn . - Ngăn cản sự di trú của nhiều loài tôm cá, gây suy giảm nguồn lợi.
- Ngăn cản việc luân chuyển nước ngọt, nước mặn, vận chuyển phù sa và các chất dinh dưỡng... ảnh hưởng tới các cân bằng đối với sự phát triển của hệ sinh thái ngập mặn.
7.1.3. Tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa:
Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh công nghiệp và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trong điều kiện hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị chưa được xây dựng đồng bộ, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái trong Vùng Biển. Cụ thể là:
+ Về đô thị:
Tính đến năm 2020 tỷ lệ đô thị trong vùng đạt khoảng 38,0%, tương ứng với dân số đô thị khoảng 217 ngàn người; Nhiều đô thị sẽ được mở rộng và phát triển, nhất là thị trấn Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, Trần Đề, Đại Ngãi, Lịch Hội Thượng... Sự phát triển của các đô thị sẽ có tác động nhiều mặt đến tài nguyên và môi trường xung quanh như: gia tăng nhanh lượng rác thải và nước thải đô thị; diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp; một bộ phận dân cư nông thôn chuyển ra thành thị, chưa quen với nếp sông đô thị cũng là nguyên nhân của việc gây ô nhiễm môi trường.
Theo tính toán, lượng nước thải đô thị trong Vùng đến 2010 khoảng 3.150 m3/ngày, năm 2015 khoảng 7.376 m3/ngày và 2020 tới 12.640 m3/ngày.
Chất thải rắn (rác) năm 2010 ước khoảng 22,8 tấn/ngày và đến năm 2015 khoảng 60 tấn/ngày và đến năm 2020 khoảng 152 tấn/ngày.
Đây là một thách thức lớn đối với vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, đô thị hóa tăng nhanh còn kéo theo hàng loạt các hoạt động khác của đô thị như sinh hoạt, du lịch, xây dựng và các vấn đề xã hội khác… làm ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh môi trường đô thị.
+ Về công nghiệp
Việc phát triển các KCN, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nếu thiếu các công trình xử lý chất thải rắn, lỏng, khí sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là tại các khu đô thị, các khu dân cư liền kề với các khu công nghiệp lớn. Phần lớn các cơ sở công nghiệp chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hầu hết nước thải chưa được xử lý đều đổ trực tiếp vào hệ thống cống chung cùng với các khu dân cư, hoặc đổ thẳng ra sông, kênh, rạch. Ước tính, tổng lượng nước thải công nghiệp trong Vùng tính đến 2010 là 3.600m3/ngày, đến năm 2015 khoảng 4.192 m3/ngày và đến năm 2020 là 6.080 m3/ngày.
Riêng công nghiệp nhiệt điện, lượng khí thải sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm rất lớn trong tương lai, phải hết sức chú ý. Theo thống kê của Mỹ, ô nhiễm không khí qua khí than của nhà máy nhiệt điện chiếm 59% lượng khí sulfur dioxide (SO2), 18% tổng lượng nitrogen oxides (NOx), 50% hạt bụi lơ lửng trong không khí, 40% lượng carbon dioxide (CO2) phát thải. Đặc biệt trong khí than nhà máy Nhiệt điện có lượng lớn thủy ngân. Thủy ngân là nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh hiểm nghèo (như ung thư, đường hô hấp... ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi). Từ kinh nghiệm của Mỹ, có thể ước tính lượng thủy ngân của 3 nhà máy nhiệt điện ở Vùng Biển Sóc Trăng đến năm 2015 là 86 kg và năm 2020 sẽ là 135 kg.
Hộp 3: Tác hại khí than nhà máy nhiệt điện
Lượng thủy ngân phát thải vào không khí qua các nhà máy nhiệt điện là 40.8% tổng lượng thủy ngân phát thải ra của tất cả các lĩnh vực. Căn cứ theo kết luận của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDCP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thủy ngân là một kim loại ảnh hưởng lên thần kinh, có nguy cơ gây ra ung thư, ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi, và một số bệnh về đường hô hấp. Kết quả thống kê năm 2003, cho thấy sự hiện diện của thủy ngân trong máu các bà mẹ đang mang thai ở Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ 1/12 có nồng độ cao hơn mức đô chấp nhân (0,1ug/kg/người/ngày theo định mức của EPA). Từ đó có thể ước tính con số trẻ em có nguy cơ bị ảnh hưởng lên hệ thần kinh là 322.000 em hàng năm.
(Theo Tiến sĩ Mai Thanh Truyết- Báo sức khoẻ đời sống điện tử)
7.1.4. Tác động môi trường do phát triển du lịch:
Với yêu cầu phát triển nhanh ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái vùng ven biển và du lịch biển, ước tính hàng năm tới hàng triệu lượt khác du lịch. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành du lịch đem lại, cũng sẽ kèm theo những tác động không nhỏ đến môi trường (do xây dựng công trình tác động đến các khu vực cần bảo vệ tự nhiên, làm mất đất rừng, ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt…). Đây cùng là một sức ép lớn đến điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái của Vùng Biển Sóc Trăng trong tương lai.
7.1.5. Những sự cố thiên tai, môi trường:
Vùng Biển Sóc Trăng có 72 km bờ biển. Hệ thống đê biển chưa được đầu tư hoàn chỉnh, cùng với tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân cư ven biển... rất dễ bị tác động trực tiếp của các sự cố thiên tai như sóng thần, sạt lở đất, nước biển dâng…
Cùng với các hoạt động ở các cảng biển, cảng cá, các hoạt động vận tải biển trong Vùng Biển sẽ gia tăng mạnh, nên nguy cơ do sự cố tràn dầu trên biển và ven biển trong Vùng là rất lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh xăng dầu ven sông rạch và hoạt động của các phương tiện vận tải thủy nội địa cũng có nguy cơ gây ô nhiễm dầu cao.
Tình trạng sạt lở ở một số khu vực bờ biển, bờ sông, cửa sông trong Vùng đang diễn ra khá nghiêm trọng, chủ yếu do tác động của thủy triều, của quá trình gia tăng phương tiện giao thông thủy tốc độ cao... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư vùng ven biển.
Hộp 4: Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển
Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đưa ra 5 nguồn gây ô nhiễm môi trường biển chủ yếu: (i) Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền; (ii) Ô nhiễm do đổ các chất thải công nghiệp và các chất thải từ thành phố được vận chuyển bằng tàu; (iii) Ô nhiễm gây ra do việc thăm dò khai thác khóang vật từ đáy biển;
(iv) Ô nhiễm từ và thông qua khí quyển; (v) Ô nhiễm do tàu gây ra, tức là ô nhiễm gây ra bởi các hoạt động thải từ tàu (do làm sạch két hoặc thay nước ballast) hoặc gây ra bởi tai nạn hàng hải (sau khi xảy ra va chạm hoặc tàu bị mắc cạn). Trong các nguyên nhân đe doạ làm ô nhiễm môi trường biển, ô nhiễm có nguồn gốc từ tàu biển và vấn đề phòng chống nó được coi là khó khăn nhất và cộng đồng quốc tế rất quan tâm.
(Nguồn: Tổ chức hàng hai quốc tế- IMO)
7.2. Những giải pháp chủ yếu 7.2.1. Nguyên tắc chung
- Coi bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia trong Vùng Biển. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, vì vậy đầu tư cho bảo vệ môi trường cũng chính là đầu tư cho phát triển bền vững của Vùng Biển.
- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thóai, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động các nguồn lực trong xã hội, kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Lồng ghép kế hoạch bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, địa phương. Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án đầu tư theo Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ nhằm đảm bảo phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường;
không vì lợi ích trước mắt mà để lại những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài về môi trường trong Vùng Biển.
Với nguyên tắc trên, các định hướng và giải pháp về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở Vùng Biển Sóc Trăng tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
7.2.2. Giải pháp về kỹ thuật
Xây dựng kế hoạch đồng bộ và hành động cụ thể ứng phó với tác động của nước biển dâng cao trước mắt và lâu dài nhằm đảm bảo các phương án phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững.
+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi biển: Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác hải sản trong Vùng, đặc biệt là ở vùng triều và các khu vực ven bờ.
Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển không được vượt quá khả năng cho phép của nguồn lợi. Do đó cần phải điều tra, đánh giá và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường biển phát sinh từ hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn lợi của biển.
Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác bằng chất nổ, sung điện, hóa chất... và các ngư cụ mang tính huỷ diệt nguồn lợi. Không phát triển các phương tiện nhỏ đánh bắt ở khu vực ven bờ từ 20 mét nước trở vào. Quy định cụ thể về số lượng tàu thuyền, về loại nghề và sản lượng khai thác tối đa cho từng khu vực và từng mùa vụ. Triển khai việc cấp giấy phép khai thác cho Vùng Biển, tuyến biển cụ thể nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi.
Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thì lượng cát của cả vùng biển Sóc Trăng (gồm vùng bờ và dưới biển) khoảng 8 tỷ m3. Khối lượng cát lớn, song trên vùng bờ chưa rõ trữ lượng và chưa có sự đánh giá cụ thể tác động đến mối trường và nguồn lợi hải sản khi khai thác cát vùng bờ. Tước thực tế đo, đề nghị thời gian tới, không khai thác nguồn cát ở bờ biển để giữ được nguồn lợi thủy, hải sản, đặc biệt là nguồn lợi về nguồn giống thủy, hải sản như: nghêu, cá kèo, cua biển, sò huyết…
Xây dựng lực lượng kiểm ngư đồng bộ từ cả Vùng Biển với phương tiện và các trang thiết bị đủ mạnh để kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động khai thác hải sản trong Vùng, nhất là ở các khu vực gần bờ.
+ Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt ở ven biển Vùng Biển Sóc Trăng. Ngoài giá trị to lớn về các tài nguyên động thực vật, rừng ngập mặn còn có chức năng bảo vệ đất và là nơi cư trú và sinh sản chủ yếu của các nguồn lợi biển, do vậy phải có kế hoạch và các biện pháp tích cực để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn một cách hiệu quả.
Thiết lập hệ thống rừng phòng hộ ổn định và bền vững, bao gồm rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ các công trình hạ tầng cơ sở và cụm dân cư.
Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án cụ thể về sử dụng lâu bền và khôi phục hệ sinh thái tại các rừng ngập mặn. Mở rộng các mô hình nuôi tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn.
Đẩy mạnh phong trào trồng rừng phòng hộ ven biển theo mô hình sản xuất nông lâm kết hợp. Tập trung nguồn vốn của Chính phủ và nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho việc phát triển trồng rừng phòng hộ ven biển.
Đối với 25.000 ha bãi bồi hiện có: chủ yếu để trồng rừng phòng hộ, kết hợp trồng rừng sản xuất và nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản:
- Kiện toàn hệ thống các trung tâm, các trạm bảo vệ thực vật trong vùng, đảm bảo khả năng kiểm soát đầu vào và đầu ra trong hoạt động sử dụng phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật.
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản để hạn chế tình trạng ô nhiễm đất và nguồn nước. Trong thâm canh nâng cao năng suất cây trồng cần gắn kết với các biện pháp sinh học theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, ứng dụng rộng rãi các mô hình nuôi tôm sinh thái, nông nghiệp sinh thái và các biện pháp mới trong bảo vệ thực vật.
- Đảm bảo hệ thống vệ sinh chuồng trại, xử lý các chất thải chăn nuôi, chú trọng mở rộng phương pháp xử lý bằng biogas nhằm đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Phát triển mạnh hơn nữa mô hình bể tự hoại tại các hộ gia đình, bể biogas tại các trang trại chăn nuôi gia súc kết hợp với mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng (VAC).
- Thành lập hệ thống bảo vệ thủy sản bên cạnh các hệ thống thú y, hệ thống bảo vệ gia súc, gia cầm, thủy cầm đảm bảo khả năng kiểm soát đầu vào và đầu ra của thức ăn, các loại vacxin và các loại thuốc phòng bệnh.
+Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp: Đầu tư cải tạo và xây dựng các công trình xử lý chất thải cho tất cả các cơ sở công nghiệp, bệnh viện và các khu dân cư trọng điểm trong các thị trấn, thị tứ. Hạn chế việc đưa các công trình gây ô nhiễm nặng và khó xử lý vào các khu vực có mức độ nhạy cảm môi trường cao và gần các khu du lịch tập trung.
Có quy chế bắt buộc đối với các công trình xây dựng mới như: các xí nghiệp công nghiệp, các công trình vui chơi - giải trí, các bến cảng... phải có đánh giá tác động môi trường theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời phải trích một phần vốn đầu tư cần thiết cho việc xây dựng và lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường biển và ven biển.
Đối với tro than nhà máy điện, cần kiên quyết xây dựng nhà máy sử dụng tro để làm phụ gia bê tông, đây là phương pháp có lợi nhất về kinh tế và triệt để nhất để tránh ô nhiễm môi trường.
- Về xử lý nước thải: Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thóat nước thải tại các đô thị, các KCN, khu du lịch. Giải quyết cơ bản nhu cầu về thóat nước thải nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, phục vụ tốt đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Không để tình trạng ngập úng trong mùa mưa tại các đô thị.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải, hiện đại hóa hệ thống thóat nước đô thị. Các đô thị trong Vùng cần xây dựng hệ thống thóat nước mưa riêng và thóat nước thải sinh hoạt riêng với công nghệ xử lý phù hợp đảm bảo vệ