NHỮNG HẠN CHẾ VÀ YẾU KÉM

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 25 - 28)

VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG

II. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ YẾU KÉM

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên, sự phát triển kinh tế-xã hội của Vùng Biển Sóc Trăng thời gian qua vẫn còn không ít hạn chế và yếu kém.

Điển hình là:

1. Tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc; cơ cấu kinh tế còn lạc hậu và chuyển dịch chậm, quy mô nền kinh tế còn nhỏ.

Nền kinh tế của Vùng Biển thời gian qua tăng trưởng nhanh, song chưa phải là do đầu tư vốn lớn và phát triển khoa học-công nghệ tạo nên, nguyên nhân chính là xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp nên khi đầu tư chưa đủ lớn cũng đã tạo ra tăng trưởng nhanh. Chính vì vậy, tính vững chắc và hiệu quả nền kinh tế chưa cao. Cơ cấu còn lạc hậu, đến nay khu vực I (nông lâm ngư nghiệp) vẫn còn chiếm tới 63,0%, công nghiệp mới chỉ chiếm 12,0%, đặc biệt là

dịch vụ biển có điều kiện phát triển nhanh, song chưa phát triển, mới chỉ chiếm khoảng 25,0%. Quy mô vốn đầu tư của cả vùng quá nhỏ, tổng đầu tư kinh tế-xã hội 3 huyện của Vùng Biển chỉ khoảng 500- 600 tỷ đồng, chỉ tương đương đầu tư của một doanh nghiệp tư nhân ở Tp. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội.

2. Quy mô sản xuất của các ngành chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Vùng

+ Ngành thủy sản phát triển nhanh nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Đến nay nuôi trồng vẫn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 59,0% sản lượng thủy sản và 58,0%

giá trị sản xuất thủy sản). Trong nuôi trồng, chủ yếu nuôi quảng canh và bán công nghiệp, nuôi công nghiệp tập trung chưa phát triển. Trong nuôi bán công nghiệp lại chủ yếu là nuôi tôm sú, các loại thủy sản đặc sản có giá trị cao chưa phát triển. Khai thác thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Vùng, cơ sở vật chất dịch vụ hậu cần còn kém. Tuy khai thác hải sản của các huyện Vùng Biển Sóc Trăng có từ lâu đời, nhưng chủ yếu ở tuyến ven bờ với những ngư trường quen thuộc ở cửa sông Cửu Long, Côn Đảo và Vịnh Thái Lan, chưa vươn xa ở các ngư trường mới. Những năm qua, khai thác xa bờ đã được chú ý nhưng tốc độ phát triển chậm và hiệu quả khai thác chưa cao.

+ Nông nghiệp chưa cân đối giữa chăn nuôi và trồng trọt, đến năm 2008, tỷ trong chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp mới chỉ chiếm 12,1%. Dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển, mới chỉ 5,3%.

+ Ngành công nghiệp tuy phát triển nhanh, song quy mô nhỏ bé, kỹ thuật- công nghệ thấp. Chưa huy động được công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên ngoài tỉnh vào kinh doanh tại Vùng Biển. Cơ khí đóng, sửa chữa tàu thuyền và công nghệ chế tạo ngư cụ còn thủ công là chủ yếu.

+Khu cảng cá Trần Đề được xây dựng từ năm 2003 và đã đi vào hoạt động 2 năm nhưng chỉ có khoảng 10 cơ sở đầu tư đi vào hoạt động các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và thu mua thủy hải sản), các loại hình hoạt động khác như đóng và sửa chữa tàu, sản xuất nước đá.v.v.mặc dù đã thuê đất song nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đầu tư. Nguyên nhân chính các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư là do kết cấu hạ tầng (hệ thống thoát nước và xử lý nước thải) chưa đảm bảo, các chính sách ưu đại đầu tư chưa thật hợp lý.

+ Khối ngành dịch vụ, du lịch chậm phát triển, chưa tương xứng với lợi thế của Vùng. Đặc biệt là dịch vụ ngân hàng và dịch vụ du lịch phát triển chậm, chưa phát huy hết khả năng của vùng.

- Du lịch là ngành có khả năng phát triển ở Vùng Biển song chậm phát triển, các điểm vui chơi giải trí và bãi tắm vẫn chỉ ở giai đoạn mới hình thành.

Bảo vệ và khai thác cảnh quan thiên nhiên, sinh thái cho du lịch chưa được chú trọng, đầu tư đúng mức;

- Năng lực của đa số các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn các huyện trong Vùng Biển còn yếu, chưa đủ điều kiện cạnh tranh vươn ra thị trường lớn hơn ở ngoài tỉnh và bên ngoài (các tỉnh khác ở ĐBSCL và nước ngoài).

- Dịch vụ hàng hải là ngành kinh tế biển rất quan trọng nhưng còn chậm phát triển. Hiện nay dịch vụ vật tư thiết bị tập trung phần lớn ở Long Phú, tuy đã đáp ứng khá về vật tư thiết bị phục vụ cho khai thác, song các mặt hàng phục vụ như lưới, máy khai thác, ngư cụ các loại vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.

3. Kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, chưa tạo được tiền đề để thu hút đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tuy đã có bước phát triển khá về mạng lưới giao thông, song tỷ lệ đất giao thông bộ trong tổng diện tích tư nhiên mới đạt 1,9% thấp hơn cả tỉnh (cả tỉnh 2,0%) và rất thấp so với các vùng giao thông phát triển (ví dụ Bình Dương năm 2005 đạt 3,1%, Bà Rịa-Vũng Tàu 3,2% …). Mật độ giao thông của Vùng Biển thấp hơn mật độ giao thông toàn tỉnh Sóc Trăng, mới đạt khoảng 0,80km/1km2 (toàn tỉnh 0,86km2/km). Hệ thống các bến cảng năng lực chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh. Phát triển chưa đồng bộ giữa đường và cầu: tuyến đường từ thành phố Sóc Trăng đến huyện Cù Lao Dung vẫn chưa có cầu nên làm giảm tốc độ lưu thông. Các cảng (trừ cảng Trần Đề xây dựng với thiết kế quy mô tầm cỡ khu vực ĐBSCL) còn số cảng còn lại và bến đậu có quy mô nhỏ.

4. Mức độ đô thị hóa thấp và tốc độ tăng dân số đô thị trong vùng chậm, chưa hình thành các đô thị lớn đảm nhiệm chức năng hạt nhân tăng trưởng

Tỷ lệ đô thị hóa năm 2008 đạt 9,6%, rất thấp so với cả tỉnh (năm 2005 cả tỉnh đạt 18,4%). Tốc độ tăng dân số đô thị bình quân của vùng đạt 1,9%, chậm nhiều so với bình quân cùng thời kỳ của cả nước (đạt 4,2%) và của vùng ĐBSCL (đạt 4,4%). Các đô thị có quy mô nhỏ, chỉ 14-15 nghìn người. Với quy mô nhỏ và mức tăng chậm nên đến nay các đô thị trong vùng chưa đảm nhận được hạt nhân tăng trưởng của Vùng.

5. Chất lượng dân số và nguồn nhân lực rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh theo hướng CNH, HĐH

Tỷ lệ dân số nông nghiệp và lao động nông nghiệp còn khá lớn. Tính đến năm 2008, dân số nông nghiệp chiếm 90,4% (cả nước năm 2007 đạt 72,6%) và lao động nông nghiệp vẫn giữa 80,1% (cả tỉnh Sóc Trăng năm 2005: 63,1%, cả nước năm 2007 là 53,9%). Như vậy, Vùng Biển Sóc Trăng vẫn tồn tại một cơ cấu dân số và lao động kém phát triển so với trình độ chung cả nước và cả tỉnh.

Nhìn chung, trình độ dân trí của vùng còn thấp, phần lớn là lao động thủ công, tỷ lệ qua đào tạo rất thấp, chỉ đạt mức 10-11%. Đây là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế Vùng Biển thời gian tới.

6. Sự nghiệp văn hóa - xã hội của vùng đã đạt được tiến bộ vượt bậc, song vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết.

- Về giáo dục-đào tạo: Cơ sở giáo dục mầm non còn nghèo nàn, hầu hết các trường quy mô nhỏ, đến nay huyện Cù Lao Dung vẫn chưa có hệ thống nhà trẻ. Cơ sở vật chất các trường phổ thông còn thiếu và lạc hậu, hiệu quả đào tạo thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học còn cao. Đội ngũ giáo viên vẫn còn tình trạng: thiếu thầy cô có kiến thức tốt, giảng dạy giỏi trong khi đó thừa đội ngũ giáo viên chất lượng thấp.

- Về y tế: Trang thiết bị y tế ở các cơ sở y tế trong Vùng không đồng bộ, đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, thực hiện xã hội hóa công tác y tế chưa cao. Số xã trong vùng đạt 10 chuẩn quốc gia về y tế còn thấp; Chất lượng sức khỏe nhân dân trong vùng hạn chế, nguy cơ tái phát một số bệnh dịch vẫn còn. Năm 2008, toàn Vùng Biển mới chỉ đạt 1,7 bác sĩ /1 vạn dân (cả tỉnh năm 2005 đạt 3 bác sĩ/1 vạn dân).

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)