Phát triển các ngành đột phá làm động lực cho phát triển của Vùng Biển Sóc Trăng và cả tỉnh

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 45 - 52)

KINH TẾ VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Phát triển các ngành đột phá làm động lực cho phát triển của Vùng Biển Sóc Trăng và cả tỉnh

1.1. Xây dựng Cảng Nước sâu và tổ chức hệ thống cảng trung chuyển, kho trung chuyển phục vụ Cảng Nước sâu; Hình thành từng bước dịch vụ gắn với cảng.

1.1.1. Xây dựng Cảng Nước sâu: Tích cực khảo sát thăm dò và sớm tiến hành xây dựng cảng nước sâu ở vị trí cách bờ biển cửa Trần Đề (và bãi biển Cù Lao Dung) khoảng 20 km, với công suất dự kiến khoảng 20 triệu tấn/năm phục vụ cho nhu cầu vận tải lớn của ĐBSCL.

1.1.2. Mở rộng hai Cảng Trần Đề và Đại Ngãi thành hai cảng trung chuyển:

Do Cảng Nước sâu ở ngoài khơi cách bờ 20 km, để tạo điều kiện cho việc tiếp nhận hàng hóa toàn vùng ĐBSCL, tổ chức 2 cảng tổng hợp làm nhiệm vụ trung chuyển ở Trần Đề và Đại Ngãi với hệ thống kho bãi đủ để tập kết hàng hóa, tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua cảng nước sâu.

1.1.3. Tiến hành nghiên cứu và xây dựng vào sau 2010 ở khu vực bờ biển Long Phú - Vĩnh Châu Cảng Chuyển tải cho loại tàu 30.000-50.000DWT phục vụ cho cả vùng ĐBSCL (sử dụng tàu LASH). Khi xây dựng xong cảng nước sâu, đây là một trong những cảng hỗ trợ và chuyển tải cho Cảng Nước sâu.

1.1.4. Nghiên cứu ở khu vực Vĩnh Châu (gần với Quốc lộ Nam sông Hậu và tỉnh lộ 38), xây dựng một Kho Trung chuyển giống như hình thức ICD (ICD:

Inland Container Depot - loại cảng nằm sâu trong nội địa, không có bến cảng).

Các hàng hóa xuất khẩu (container) được xếp về đây để làm thủ tục xuất đưa ra Cảng Nước sâu và hàng hóa nhập khẩu (container) từ cảng nước sâu đưa về ICD tập kết để xuất đi các nơi trong vùng ĐBSCL.

1.1.5. Cùng với hệ thống cảng, tổ chức hệ thống dịch vụ đi theo:

- Dịch vụ kỹ thuật cơ khí: sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ;

- Dịch vụ logistics(*)

- Dịch vụ xếp dỡ, đóng gói container và các hàng hóa khác;

(*)(Logistics là một hoạt động thương mại để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loại giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa);

- Dịch vụ cung ứng tàu biển;

- Dịch vụ khai thuê hải quan;

- Dịch vụ khu vực cảng mở, bao gồm mua bán, phân loại, lưu trữ ,bảo quản, sửa chữa, bao gói, đóng gói hàng hóa.

1.2. Hình thành “Khu kinh tế’’ (có thể gọi là: Khu kinh tế tổng hợp, Khu kinh tế mở...) trong Vùng Biển- một trung tâm phát triển ra biển của cả vùng ĐBSCL.

1.2.1. Khả năng hình thành:

Sự xuất hiện cảng nước sâu cùng với hệ thống các cảng trung chuyển, ICD, đã tạo ra một “hạt nhân’’ quan trọng cho việc hình thành một khu kinh tế.

Đồng thời Vùng Biển có vị trí thuận lợi - một cửa ngõ ra biển của cả vùng ĐBSCL, có hệ thống giao thông (bộ, biển, sông) phát triển khá, bước đầu đã hình thành các ngành kinh tế biển...Vùng Biển Sóc Trăng có đầy đủ khả năng hình thành một Khu kinh tế, tạo ra một trung tâm lớn phát triển ra biển của Vùng Biển, của tỉnh Sóc Trăng và của cả vùng ĐBSCL.

1.2.2. Đặc điểm và cơ cấu Khu kinh tế:

+ Đặc điểm: Khu kinh tế có nhiều tên gọi khác nhau: Khu kinh tế tổng hợp, khu kinh tế mở, khu kinh tế tự do v.v…đó là tên gọi chung cho các khu kinh tế được thành lập trong một vùng của một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

Để có thể thu hút đầu tư, khi xây dựng một Khu kinh tế phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: miễn giảm thuế, giảm thiểu các quy chế rườm rà, có chính sách linh hoạt về lao động…

- Có cơ sở hạ tầng tiện lợi, điều kiện sống tốt cho những người làm việc trong khu kinh tế (đầy đủ các dịch vụ: giáo dục, y tế, vui chơi - giải trí đạt trình độ quốc tế).

- Vị trí địa lý thuận lợi (gắn với cảng biển, hoặc cảng hàng không quốc tế, gần thị trường tiêu dùng và xuất khẩu lớn).

- Có các hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước và Chính quyền sở tại.

+ Cơ cấu một Khu kinh tế (Khu kinh tế tổng hợp): Theo quy định của Nhà nước, một Khu kinh tế tối thiểu phải có diện tích 10.000 ha (100 km2).

Hộp 2:

Các Khu kinh tế ở Việt Nam

Cho đến nay, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có 15 Khu kinh tế (với nhiều tên gọi khác nhau), đều nằm ở bờ biển và đảo, trong đó có 14 Khu kinh tế đã được Chính Phủ phê duyệt, còn 1 Khu kinh tế là Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau đã trình lên Chính Phủ chờ phê duyệt. Khu kinh tế được duyệt sớm nhất là Khu Chu Lai, diện tích 27.040 ha, phê duyệt vào 5/6/2003; Khu kinh tế mới duyệt gần đây nhất là Khu Định An (tỉnh Trà Vinh), diện tích 39.000 ha, phê duyệt này 27/4/2009.

Trong 15 Khu kinh tế, Khu kinh tế Vân Phong có diện tích lớn nhất, tới 150.000 ha, nhỏ nhất là khu Kinh tế Hòn La (Quảng Bình), diện tích 10.000 ha.

Các Khu kinh tế còn lại có diện tích từ 11.000 ha đến 55.000 ha.

(Nguồn: Theo số liệu công bố của Chính Phủ)

Cơ cấu Khu kinh tế rất đa dạng. Các Khu kinh tế có tổ chức khác nhau tùy từng qui mô. Tuy nhiên, một khu kinh tế đầy đủ có thể gồm các bộ phận:

- Hệ thống cảng và dịch vụ cảng (nhiều khu kinh tế không có cảng, chỉ có sân bay quốc tế; có khu kinh tế vừa có cảng vừa có sân bay quốc tế).

- Khu thương mại tự do.

- Khu Đô thị (các đô thị đảm bảo chất lượng y tế, giáo dục, vui chơi giải trí... đạt trình độ quốc gia và quốc tế.).

- Các Khu công nghiệp (Khu chế xuất, khu công nghiệp sạch).

- Khu du lịch, nghỉ dưỡng.

- Kho trung chuyển hàng hóa hoặc ICD.

1.2.3. Dự kiến phát triển Khu kinh tế trong Vùng Biển:

1.2.3.1- Về quy mô Khu kinh tế.

Quy mô kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, vì vậy không thể chọn một cách tùy tiện. Việc chọn quy mô Khu kinh tế phải đảm bảo cho việc đầu tư được tập trung, tránh dàn trải làm phân tán nguồn lực...nhằm đạt được thời gian xây dựng nhanh nhất, hiểu quả nhất.

Với quy mô tối thiểu theo quy định của nhà nước (10.000 ha) là bé so với Vùng Biển Sóc Trăng (chỉ bằng 8,4% diện tích tự nhiên của Vùng Biển, 38,0%

diện tích huyện Cù Lao Dung, 21,1% huyện Vĩnh Châu và 22,0% huyện Long Phú), không đủ để phát huy những tiềm năng lớn của Vùng Biển Sóc Trăng. Để tạo ra một Khu kinh tế không chỉ có ý nghĩa của một Vùng Biển và tỉnh Sóc Trăng mà cho cả vùng ĐBSCL, cần có quy mô toàn Khu kinh tế lớn hơn.

(1)- Các phương án chọn quy mô Khu kinh tế:

Từ thực tế về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng biển Sóc Trăng, có thể có 3 phương án lựa chọn quy mô Khu Kinh tế:

*Phương án 1: Lấy hai huyện Long Phú và Cù Lao Dung vào Khu kinh tế. Tổng diện tích của khu sẽ là 71.484,51ha (chiếm 60% diện tích của vùng biển).

+Ưu điểm của phương án:

- Gắn với các cảng sẵn có trên sông Hậu qua cửa Trần Đề - Dễ quản lý (nằm trọn vào 2 huyện)

+ Nhược điểm:

- Phía Bắc Long Phú và Cù Lao Dung chủ yêu nông nghiệp, thiếu vắng đô thi, trong khi đó Khu kinh tế muốn hình thành nhanh phải găn chặt vào hệ thống đô thị;

- Chiều dài bờ biển (mặt tiền của Khu kinh tế) ngắn, bỏ phí vùng bờ biển huyện Vĩnh Châu;

- Không gắn được hệ thống giao thông Nam sống Hậu của huyện Vĩnh Châu và các đô thị tương đối phát triển của Vĩnh Châu vào Khu kinh tế.

*Phương án 2: Lấy toàn bộ 3 huyện vùng biển (Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dùng) làm Khu Kinh tế. Tổng diện tích của Khu sẽ là 118.820 ha (gần bằng Khu kinh tế Vân Phong: 150.000 ha).

+ Ưu điểm của phương án:

- Bờ biển (mặt tiền của khu kinh tế) dài 72 km rất thuận lợi;

- Quản lý dễ do lấy trọn cả 3 huyện;

- Tận dụng được tất các cảng, các đô thị quan trọng và toàn bộ đường Nam sông Hậu qua vùng.

+ Nhược điểm:

- Diện tích lớn, đặc biệt vùng đất chưa phát triển (chủ yếu là nông nghiệp) rộng lớn nên đầu tư phân tán nguồn lực;

- Rất khó tập trung phát triển nhanh, trong khi đó yêu cầu cơ bản của Khu kinh tế phải là khu vực thuận lợi, tương đối phát triển, đầu tư không lớn những có thể phát huy nhanh... làm đầu tầu cho phát triển cả tỉnh.

*Phương án 3: Chọn những khu vực thích hợp của 3 huyện vào Khu Kinh tế. Những thị trấn và các xã tương đối phát triển được đưa vào Khu kinh tế bao gồm:

- Một số xã thuộc huyện Long Phú: Trần Đề, Trung Bình, Đại Ân II, Liêu Tú, Lịch Hội Thượng;

- Một số xã và thị trấn thuộc huyện Vĩnh Châu: Vĩnh Hải, Lai Hoà, Thị trấn Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Vĩnh Tân;

- Một số xã thuộc huyện Cù Lao Dung: Đại Ân 1, An Thạnh 3;

- Toàn bộ Khu vực Cảng Nước sâu và tương lai có đô thị trên biển sẽ hình thành gần cảng.

Với các xã và thị trân trên, diện tích tự nhiên khoảng 58.754 ha, chiếm 49,0% diện tích cả Vùng Biển.

+ Ưu điểm của phương án:

- Có bờ biển dài 72 Km (toàn bộ khu vự bờ biển và biển của 3 huyện) - Tập hợp được hầu hết các khu vực quan trọng như: hệ thống đô thị ven biển, các thị trấn và xã quan trọng, hệ thống giao thông Nam sông Hậu, cảng Trần Đề và Mỹ Thanh… vào Khu kinh tế. Đây là các khu vực tương đối phát triển và có điều kiện để đầu tư phát triển nhanh.

- Quy mô vừa phải (không quá lơn, không bé) để đầu tư phát triển, vừa thuận lợi cho đầu tư, vừa giúp cho việc tập trung đầu tư thuận lợi, không bị phân tán nguồn lực.

- Xa trung tâm điện lực, ít bị ảnh hưởng của ô nhiễm bụi than của nhà máy nhiệt điện tới các trung tâm kinh tế của Khu kinh tế.

+ Nhược điểm:

- Thị trấn Long Phú và cảng Đại Ngãi không ở trong Khu Kinh tế;

(2)- Chọn phương án:

Chọn phương án về quy mô Khu kinh tế, có thể căn cứ vào 3 tiêu chí sau đây:

- Có chiều dai bờ biển lớn, nó thể hiện bộ mặt của Khu kinh tế biển và mối quan hệ kinh tế biển với các vùng khác thuận lợi;

- Thu nạp được những khu vực đã phát triển và có khả năng phát triển nhanh như đô thị, cảng, khu du lịch...vào Khu, tạo thành đầu tầu thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, của vùng;

- Có quy mô vừa phải không quá lớn so với nền kinh tế một tỉnh nên có khả năng đầu tư tập trung, tránh được dàn trải.

Đối chiếu 3 tiêu chí trên, phương án 3 là phương án thích hợp nhất:

- Chiều dài bờ biển bao quát hết 72 Km;

- Có quy mô vừa phải: So với phương án 1 và 2, phương án 3 có quy mô bé nhất, song so với cả vùng biển, quy mô Khu kinh tế chiếm tới 49% diện tích.

Với quy mô này, chỉ nhỏ hơn Khu kinh tế Vân Phong (diện tích 150.000 ha) và lớn hơn tất cả các Khu kinh tế khác của cả nước đã được phê duyệt.

- Tập hợp được các khu vực thuận lợi nhất cho phát triển và có khả năng đầu tư tập trung để phát triển nhanh nhất.

1.2.3.2- Cơ cấu khu kinh tế đã chọn (theo phương án 3). Dự kiến có những khu vực sau đây được xây dựng trong Khu kinh tế:

- Hệ thống cảng và dịch vụ cảng: Cảng nước sâu, cảng trung chuyển Trần Đề, Đại Ngãi, cảng tàu LASH (tại khu vực biển Vĩnh Châu).

- Khu thương mại tự do: đặt ở Trần Đề, Lịc Hội Thượng và Vĩnh Hải.

- Các Khu Đô thị: Trần Đề, Lịch Hội Thượng, Vĩnh Hải, Vĩnh Châu.

- Các KCN trong Khu kinh tế: Trần Đề (120-150ha); Long Đức (120- 150ha), Vĩnh Châu (305 ha), Mỹ Thanh (120-200 ha), Anh Thạnh 3 (100-150ha).

- Khu du lịch nghĩ dưỡng: Hồ Bể (Vĩnh Châu) và các xã thuộc Cù Lao Dung.

- Kho trung chuyển hàng hóa (ICD) ở Vĩnh Châu.

- Trung tâm điều hành cả Khu kinh tế: Thị trấn Trần Đề (có thể tách Trần Đề ra thành một huyện mới).

1.2.3.3- Về tên gọi Khu kinh tế và quản lý hành chính Khu kinh tế.

+ Tên gọi: Có thể lấy tên là: “Khu Kinh tế tổng hợp Trần Đề’’

+ Về quản lý, có 2 phương án:

- Phương án 1: Toàn bộ quy mô Khu kinh tế nêu trên chỉ là “ranh giới mềm’’, tức là về chỉ đạo các bộ phận trong khu kinh tế vẫn do các huyện đảm nhận dưới sự chỉ đạo chung của UBND tỉnh;

- Phương án 2: Hình thành Khu kinh tế có ranh giới riêng, có Bộ máy lãnh đạo riêng.

1.3. Phát triển Trung tâm Nhiệt điện và các ngành công nghiệp sử dụng điện kéo theo.

1.3.1. Hình thành Trung tâm Nhiệt điện lớn: Từ tháng 5/2009 đã triển khai xây dựng hạ tầng Khu trung tâm điện lực, diện tích 409 ha tại Long Đức (Long Phú), vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng là 1.879,5 tỷ đồng. Từ 2011 đến 2017 xây dựng và đưa vào sử dụng 3 nhà máy điện. Dự kiến năm 2014 đưa nhà máy Nhiệt điện 1, công suất 1.200 MW vào vận hành; Đến năm 2015 đưa Nhà máy Nhiệt điện 2, công suất 1.200MW vào vận hành; Đến năm 2017, đưa Nhà máy Nhiệt điện 3, công suất 2.000MW vào vận hành. Tổng vốn đầu tư 3 Nhà máy là 4,5 tỷ USD. Đây chính là hạt nhân để thu hút mạnh mẽ công nghiệp và dịch vụ vào Vùng Biển.

1.3.2. Hình thành các công nghiệp kéo theo: Để tận dụng nguồn điện lới tại chỗ, Vùng Biển có thể tân dụng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sau đây:

1) Chủ đầu tư dự án nhiệt điện có trách nhiệm tiến hành quy hoạch các cơ sở xử lý sử dụng hết lượng tro xỉ của nhà máy nhiệt điện để làm vật liệu xây dựng, đảm bảo sử dụng triệt để tro bụi than, hạn chế tác động môi trường xung quanh (Theo quyết định phê duyệt số 1233/QĐ-BCT, ngày 23/10/2007).

Bên cạnh xây dựng các nhà máy vật liệu xây dựng từ xỉ, chú ý xây dựng nhà máy chế biến tro bay: sản phẩm chế biến tro bay nhiệt điện làm phụ gia cho bê tông, đặc biệt trong quá trình đổ các tấm bê tông cực lớn khi xây dựng thủy điện. Đây là sản phẩm có nhu cầu lớn, bởi lẽ sản xuất bê tông (đặc biệt bê tông cho thủy điện) ngày càng nhiều trong tương lai. Kinh nghiệm ở Phả Lại, loại vật liệu này rẻ hơn xi măng và việc dùng nó trong sản xuất bê tông cũng giúp bê tông giảm 30% giá thành.

Xây dựng nhà máy “chế biến tro bay nhiệt điện’’ sẽ là: “Một mũi tên trúng hai đích’’, “một đích’’ là tạo ra sản phẩm hiệu quả, có thị trường lớn thu lợi nhuận cao; “đích thứ hai’’ là cách tốt nhất giảm ô nhiễm môi trường từ tro bay của các nhà máy điện. Ngay từ bây giờ cần tham khảo rút kinh nghiệm từ Phả Lại và có kế hoạch triển khai sớm việc xây dựng nhà máy này.

2) Các nhà máy sử dụng nhiều điện mà sản xuất ở các nơi xa điện sẽ bị đắt, không hiệu quả. Từ lợi thế rất gần điện, có giá điện rẻ hơn, tập trung nghiên cứu sản xuất các ngành công nghiệp như: Sản xuất nhôm từ nguyên liệu Alumin nhập từ Lâm Đồng; các xí nghiệp mạ và luyện kim màu khác…

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)