Đời sống nhân dân và khả năng nuôi sống dân số Vùng Biển

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 76 - 79)

KINH TẾ VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

4. Đời sống nhân dân và khả năng nuôi sống dân số Vùng Biển

Toàn bộ bước phát triển nhảy vọt về kinh tế của Vùng trong giai đoạn tới, nhằm mục tiêu hàng đầu là phải nâng cao đời sống nhân dân. Dựa vào các định hướng phát triển kinh tế-xã hội đến 2020, có thể xem xét một cách tổng thể khả năng nuôi sống dân cư của Vùng Biển trong thời gian tới. Về thu nhập dân cư, về mức chi tiêu của cộng đồng dân cư, 2 khía cạnh:

4.1. Về thu nhập dân cư: Từ nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong Khu vực và thực tế nước ta, theo bảng tính của Tổng Cục Thống Kê (SNA- System of National Accounts (hệ thống tài khoản quốc gia) đã cho thấy, khi kinh tế càng phát triển, tỷ lệ thu nhập của người lao động trong GDP càng giảm. Khi nền kinh tế còn kém phát triển, GDP đạt thấp, mức thu nhập chiếm 69%, sau đó mức thu nhập có

thể giảm xuống 35% (Số liệu dự báo mức giảm đến 2020 của cả nước). Sau khi kết hợp việc nghiên cứu so sánh bảng SNA của TCTK với kết quả điều tra mức sống tại Sóc Trăng và ĐBSCL, đến 2008 mức thu nhập này đối với tỉnh Sóc Trăng nói chung, trong đó có Vùng Biển là 65,9%, sau đó giảm dần, năm 2010 là 64,0%, năm 2015 là 58,0% và 2020 còn 50,0% (chưa thể giảm đến mức 35%).

4.2. Về mức chi tiêu: Như đã trình bày ở phần hiện trạng, xuất phát từ điều tra mức sống năm 2006 và có xem xét một chuỗi số liệu mức chi tiêu của một người dân từ 2002-2006 cho thấy mức chi tăng tới 14,0%/năm (tuy nhiên mức chi càng cao thì mức tăng giảm dần). Với xu thế như vậy, có thể ước tính mức chi tiêu cho mỗi người dân trong vùng thời gian tới. Mức chi tiêu năm 2008 đạt khoảng 6,5 triệu đồng/năm thì đến 2010 có thể là 9,8 triệu đồng, năm 2015 là 19,1 triệu đồng và 2020 đạt 37,0 triệu đồng.

Có thể xác định khả năng nuôi sống dân số Vùng Biển theo 2 khả năng sau đây:

1) Khả năng nuôi sống dân số từ kinh tế của Vùng Biển nói chung Biểu 17: Khả năng nuôi sống dân số của toàn bộ kinh tế Vùng Biển

Đơn vị tính 2008 2010 2015 2020

1. Tổng giá trị tăng thêm trong Vùng (GDP) Tỷ đ (giá hh) 4.453,4 8.379 30.262 128.735

2. Tỷ lệ thu nhập của người LĐ trong GDP % 65,9 64,0 58,0 50,0

3. Mức thu nhập của người lao động Tỷ đồng 2.934 5.363 17.552 64.368 4. Mức chi bình quân

- Theo điều tra mức sống - Mức sống chất l−ợng cao hơn

Triệu đ/ng/năm Triệu đ/ng/năm

6,5 15,0

9,8 19,0

19,1 25,0

37,3 48,0

5. Số người nuôi được: Người

- Theo điều tra mức sống - Mức sống chất l−ợng cao hơn

Người Người

451.438 195.623

547.200 282.240

918.951 702.078

1.725.650 1.340.990

6. Dân số Vùng Viển Người 404.984 414.762 480.823 571.067

7. So sánh số dân nuôi được với dân số:

- Theo mức chi điều tra - Mức sống CaLo cao

Lần Lần

1,11 0,48

1,32 0,68

1,91 1,5

3,02 2,34

Qua tính toán trên, từ ngoài năm 2010, nền kinh tế Vùng Biển Sóc Trăng phát triển theo phương án đã đề ra, có thể nuôi sống được số dân khá nhiều, gấp 1,9-3,0 lần dân số vào năm 2015 và năm 2020, với mức chi tiêu trung bình của mức sống theo điều tra và khoảng 1,5-2,3 lần dân số, với mức chi cho mức sống có chất lượng cao hơn trong thời gian tương ứng. Điều này cho thấy, đời sống

dân cư được cải thiện đáng kể, có tích luỹ khá. Như vậy, mục tiêu nâng cao đời sống được bảo đảm. Tuy nhiên, đối với một vùng, do điều kiện mỗi người dân khác nhau, không thể nào đồng đều, vẫn có một bộ phận dân cư có mức sống thấp hơn mức trung bình của Vùng.

2) Khả năng nuôi sống dân số từ kinh tế dựa trên tiềm năng và lợi thế biển.

Hãy thử xem xét khả năng nuôi sống dân số từ các ngành kinh tế dựa vào lợi thế biển. Đây mới chính là mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế biển.

Theo tính toán hiện trạng đóng góp của các kinh tế từ lợi thế biển trong GDP (đã trình bày ở phần hiện trạng) và xem xét kinh nghiệm cả nước, cũng như nước ngoài, mức đóng góp của các ngành từ lợi thế biển có thể tăng tăng lên đến 85- 90% tùy từng nước và từng Vùng Biển. Như vậy, năm 2008 có thể trong khoảng 76,7%, sau đó có thể tăng dần, năm 2010 khoảng 77,0%, sau đó sẽ tăng đột biến, đạt khoảng 85,0% vào năm 2015 và đạt 90,0% (mức đạt tối đa) vào năm 2020.

Biểu 18: Khả năng nuôi sống dân số Vùng Biển từ kinh tế dựa vào lợi thế biển

Đơn vị tính 2008 2010 2015 2020

1. Tổng SP trong Vùng Biển (GDP) Tỷ đồng (giá hh)

4.453,4 8.379 30.262 128.735

2. Tỷ lệ đóng góp các ngành lợi thế biển trong GDP

% 76,7 77,0 85,0 90,0

3. GDP từ các ngành lợi thế biển Tỷ đồng 3.416 6.452 25.723 115.862

4. Tỷ lệ mức thu nhập của người LĐ % 65,9 64,0 58,0 50,0

5. Thu nhập của người LĐ từ lợi thế biển Tỷ đồng 2.250,6 4.129 14.919 57.931

6. Mức chi bình quân Triệu đ/ng/năm 6,5 9,8 19,1 37,3

7. Số người nuôi được Người 346.253 421.344 781.108 1.553.103

8. Dân số Vùng Biển Người 404.984 414.762 480.823 571.067

9. So sánh số dân nuôi được với dân số % (lần)

85,5 (0,85)

101,6 (1,02)

162,5 1,62

272,0 2,72

Như vậy, với việc tập trung phát triển nhanh các ngành từ lợi thế biển, các ngành này từ chỗ chưa nuôi được dân số tại chỗ (năm 2008 mới nuôi được khoảng 85,5% dân số) thì đến năm 2010 đã có thể nuôi sống dân số trong Vùng, đến năm 2015 nuôi được số dân gấp 1,62 lần dân số và năm 2020 nuôi được số dân gấp 2,72 lần dân số Vùng Biển. Đây chính là mục tiêu quan trọng nhất của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tận dụng tốt nhất tiềm năng biển của một quốc gia biển nói chung và của một tỉnh có biển nói riêng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)