Tổ chức không gian Vùng Biển

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 86 - 91)

KINH TẾ VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

6. Tổ chức không gian Vùng Biển

Các huyện biển Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung trong Vùng Biển có vị trí như các “tiểu vùng’’ trong một Vùng. Các tiểu vùng này được phát triển theo định hướng chung, đồng thời là “hạt nhân’’ cơ bản cho cả vùng phát triển:

6.1.1. Huyện Long Phú: Là huyện tập trung nhiều “khâu đột phá’’của cả Vùng. Tốc độ tăng trưởng về công nghiệp và dịch vụ rất cao, vượt nhiều so với tốc độ tăng của toàn Vùng. Từ nay đến 2020, huyện tập trung phát triển những ngành và lĩnh vực chủ yếu sau đây:

- Hình thành Trung tâm Điện lực, phát triển các công nghiệp kéo theo, trong đó đặc biệt chú ý các ngành công nghiệp sử dụng chất thải như xây dựng nhà máy chế biến tro bay nhiệt điện làm phụ gia sản xuất bê tông, sản xuất nhôm từ nguyên liệu alumin nhập từ Lâm Đồng; các xí nghiệp mạ và luyện kim màu khác. Đồng thời tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp đã có với quy mô lớn hơn và chất lượng cao hơn;

- Phát triển 3 Khu công nghiệp: Ngoài việc mở rộng và phát triển các KCN đã có (Trần Đề và Đại Ngãi), sẽ phát triển thêm KCN Long Đức;

- Mở rộng và hiện đại hóa 2 cảng: Trần Đề và Đại Ngãi để trở thành cảng tổng hợp trung chuyển cho cảng nước sâu;

- Tập trung phát triển các đô thị trong huyện. Từ năm 2015, sẽ phát triển Lịch Hội Thượng, Trường Khánh, Đại Ân thành thị trấn. Thị trấn Trần Đề trở thành trung tâm của Khu kinh tế;

- Tiếp tục phát triển ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện, trong đó phát triển đánh bắt xa bờ và chế biến thủy sản xuất khẩu;

- Cùng với Cù Lao Dung và Vĩnh Châu phát triển du lịch sinh thái và du lịch biển;

- Khu vực bãi bồi, chủ yếu trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất kết hợp nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng sinh thái, gia cố đê biển và bảo vệ nguồn lợi hải sản;

Tập trung phát triển cao độ vào huyện Long Phú sẽ tạo ra tốc độ tăng trưởng cao. Ước tính tốc độ tăng trrưởng kinh tế của huyện 2 năm 2009-2010 đạt 17%, thời kỳ 2011-2015 đạt 27%/năm và thời kỳ 2016-2010 đạt 28%/năm.

6.1.2. Huyện Vĩnh Châu: Có bờ biển dài nhất trong Vùng Biển nên Vĩnh Châu có vị trí quan trọng, đặc biệt để phát triển Khu kinh tế. Từ nay đến 2020, huyện tập trung vào phát triển ngành và lĩnh vực sau đây:

- Xây dựng một cảng tàu LASH chuyển tải cho tàu 30.00-50.000 DWT vào giai đoạn sau 2010 phục vụ cho Vùng, tỉnh và cả khu vực ĐBSCL;

- Xây dựng kho trung chuyển lớn (ICD) phục vụ cho cảng nước sâu, phục vụ cho các tỉnh phía Nam ĐBSCL;

- Phát triển 2 KCN, thu hút những ngành công nghiệp sạch, có trình độ khoa học - công nghệ cao để tạo ra thu nhập cao, đặc biệt thu ngân sách trên 1 ha KCN lớn;

- Phát triển các đô thị làm hạt nhân cho tăng trưởng. Đến 2015, phát triển Vĩnh Hải thành thị trấn gắn với KCN và trở thành Khu thương mại tự do trong Khu kinh tế;

- Khu vực các bãi bồi, tiếp tục phát triển rừng phòng hộ kết hợp rừng sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Bảo vệ rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, xây dựng hệ thống đê, kết hợp với nuôi, trồng và bảo vệ nguồn giống thủy sản quý (Nghêu, cá Kèo, cua biển, sò huyết...);

- Kết hợp với Cù Lao Dung phát triển mạnh du lịch, hình thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng Hồ Bể. Hình thành các tour du lịch ra Côn Đảo, Phú Quốc kết hợp du lịch biển- đảo- sinh thái rừng ngập mặn.

Với định hướng phát triển như trên, tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2011-2015 đạt 19%/năm và 2016-2020 đạt 21%/năm.

6.1.3. Huyện Cù Lao Dung: Có vị trí tự nhiên và hệ sinh thái đặc thù.

Nếu tính việc phát triển cảng nước sâu ngoài khơi (cách bờ biển Cù Lao Dung 20-22 Km) vào lãnh thổ huyện, thì huyện Cù Lao Dung sẽ có tốc dộ tăng trưởng “phi mã’’. Từ nay đến 2020, Cù Lao Dung tập trung phát triển các ngành và lĩnh vực sau đây:

- Hình thành và phát triển 1 KCN tại An Thạnh III, phát triển công nghiệp sạch, đáp ứng nhu cầu trong vùng; Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp đã có với quy mô lớn và trình độ Khoa học-công nghệ hiện đại hơn;

- Từ 2015 phát triển Anh Thạnh III thành thị trấn gắn với KCN, đến 2020 phát triển 1 thị trấn mới ở khu vực cảng nước sâu;

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp, tăng mạnh chăn nuôi, rau quả phục vụ cảng và KCN, xây dựng cơ sở chế biến tập trung, hiện đại;

- Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ở các bãi bồi, kết hợp nuôi trồng thủy sản đặc sản, kết hợp chế biến;

- Kết hợp với Long Phú, Vĩnh Châu để phát triển mạnh du lịch sinh thái nhà vườn kết hợp nghỉ dưỡng;

- Tiếp tục xây dựng và gia cố hệ thống đê biển, hệ thống đê bao, vừa bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân, vừa kết hợp với du lịch;

Sự phát triển nhanh các ngành và lĩnh vực trong huyện, cùng với hình thành cảng nước sâu (tính vào lãnh thổ Cù Lao Dung), tốc độ tăng trưởng của huyện đạt rất cao, thời kỳ 2011-2015 đạt 20%/năm và đến 2016-2020 đạt 32%/năm.

Đồ thị 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế các huyện của Vùng Biển

6.2. Phát triển hệ thống đô thị Vùng Biển:

Với bất cứ một vùng kinh tế nào, hệ thống đô thị vừa là kết quả của tăng trưởng kinh tế, vừa là hạt nhân cho tăng trưởng nhanh. Với sự phát triển đột biến của Vùng Biển, hệ thống đô thị cần tập trung vào hai vấn đề chính sau đây:

6.2.1. Bằng mọi biện pháp đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa:

Từ nay đến năm 2020, mục tiêu tốc độ đô thị hóa Vùng Biển phải nhanh hơn tốc độ đô thị hóa của cả tỉnh Sóc Trăng. Đến năm 2020 đạt dô thị hóa đạt 38%.

Biểu 25: Đô thị hóa và dân số đô thị Vùng Biển Sóc Trăng

2008 2010 2015 2020

1. Dân số (người) 404.984 414.762 480.823 571.067 2. Dân số đô thị (người) 38.890 45.624 120.206 217.005

3. Tỷ lệ so với dân số (%) 9,6 11 25 38

0 5 10 15 20 25 30 35

09_10 11_15 16_20

Long Phu Vinh Chau Cu Lao Dung

Cùng với tăng nhanh tốc độ đô thị hóa, mục tiêu cơ bản trong thời gian tới là nâng cao chất lượng các đô thị, trong đó đẩy mạnh phát triển cơ sở vật chất-kỹ thuật đô thị, ngoài việc nâng cao diện tích ở cho dân số đô thị, cần đảm bảo tối đa việc cấp nước và hệ thống các dịch vụ công cộng (công viên, nhà hàng, thu gom rác thải và dịch vụ y tế, giáo dục-đào tạo...).

6.2.2. Xây dựng các đô thị mới, hoàn thiện chức năng đô thị đảm bảo cho phát triển Khu kinh tế.

Tăng quy mô các đô thị đã có như thị trấn Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, giai đoạn 2011-2020, phát triển các đô thị mới: Trần Đề, Đại Ngãi, Lịch Hội Thượng, Đại Ân 2, Vĩnh Hải, An Thạnh 3 và thị trấn mới gần cảng nước sâu (từ sau 2020).

Các đô thị: Trần Đề, Lịch Hội Thượng, Vĩnh Hải, Vĩnh Châu sẽ là đô thị nằm trong Khu kinh tế, trong đó một số cơ sở giáo dục-đào tạo (như hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, các trường tiểu học, THCS , THPT) và một số cơ sở y tế...

phải đạt tiêu chuẩn quốc tế phục cho con em người nước ngoài làm việc trong Khu kinh tế học tập và người nước ngoài khám chữa bệnh.

Các đô thị Trần Đề, Lịch Hội Thượng, Vĩnh Hải sẽ trở thành khu thương mại tự do. Thị trấn Trần Đề sẽ là thủ phủ của Khu kinh tế.

6.3. Phát triển nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nâng cao đời sông nông dân bằng cách phát triển ngành nghề tiêu thủ công nghiệp nông thôn.

Từ nay đến 2020, đã có bước đổi mới quan trọng, dân số nông thôn giảm dần (tuy chưa nhiều), lao động nông nghiệp giảm. Do sự chuyển dịch và bố trí lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến, công nghệ cao.

Để nâng cao đời sống dân cư nông thôn, giảm lao động làm nông nghiệp bằng cách phát triển nhanh, mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã có hoặc bổ sung thêm vào Vùng.

Biểu 26: Dân số và lao động nông thôn và khả năng nuôi sống dân số nông thôn từ nông, lâm, ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn

Đơn vị 2008 2010 2015 2020

1. Tổng dân số Vùng Biển Người 404.984 414.762 480.823 571.067 2. Dân số nông thôn Người 366.094 369.138 360.617 354.061

DSNT so với dân số % 90,4 89,0 75,0 62,0

3. Lao động nông nghiệp Người 170.493 138.170 116.625 94.928

LĐNN so tổng số lao động % 80,1 63,0 47,0 33,0

4. Thu nhập LĐ nông thôn Tỷ đồng 2.001 3.951 7.051 12.034 5. Mức chi 1 người nông thôn Tr đ/ng/n¨m 4,5 7,0 12,0 20,0 6. Khả năng nuôi sống DSNT Người 444.644 564.457 587.550 601.680

7. DSNT nuôi được/dân số NT Lần 1,20 1,53 1,6 1,7

Qua biểu trên cho thấy, hướng phát triển dân số nông thôn phù hợp với quy luật CNH, HĐH, đó là dân số nông thôn đã giảm dần, năm 2008 chiếm 90,4% dân số cả vùng, đến 2015 chiếm 75,0% dân số và 2020 chỉ còn 62,0%

dân số, đặc biệt lao động nông nghiệp giảm nhanh, từ 80,0% năm 2008 xuống còn 33,0% năm 2020. Tuy nhiên, mức giảm này so với yêu cầu CNH,HĐH còn chậm, đến năm 2020 vẫn còn một bộ phận lớn lao động và dân cư nông thôn.

Thành quả lớn nhất của quá trình phát triển nông thôn thời gian tới là thu nhập tại nông thôn luôn nuôi được nâng cao, số dân nuôi được từ thu nhập trong sản xuất nông, lâm ngư nghiệp vượt dân số nông thôn của vùng. Năm 2010, cư dân nông thôn có khả năng nuôi được gấp khoảng 1,53 lần dân số nông thôn, tăng lên 1,60 lần và đến năm 2020 lên tới 1,70 lần. Điều này cho thấy mức sống dân cư nông thôn được cải thiện đáng kể.

6.4. Phát triển các hành lang, vành đai kinh tế động lưc của vùng biển:

Tổ chức không gian Vùng Biển từ nay đến 2020 đã tạo được một “thế đi lên mới”, tức là hình thành các hành lang và vành đai kinh tế, tạo động lực cho phát triển Vùng Biển. Từ nay đến 2020 sẽ hình thành các hành lang và vành đai kinh tế cơ bản sau đây:

6.4.1. Các hành lang kinh tế hướng tâm, nối Vùng Biển với trung tâm:

+ Hành lang kinh tế Tp. Sóc Trăng - Trần Đề: Phát triển trên cơ sở tỉnh lộ 08, nối thành phố Sóc Trăng với cảng biển Trần Đề. Đây là hành lang, đồng thời là trục kinh tế hướng tâm, nối Vùng Biển với trung tâm của tỉnh.

+ Hành lang kinh tế Sóc Trăng- Đại Ngãi: Được hình thành và phát triển theo quốc lộ 60, nối Sóc Trăng với cảng tổng hợp Đại Ngãi (Long Phú). Trên cơ sở nâng cấp quốc lộ 60 đạt cấp III đồng bằng với 2 làn xe từ sau 2020, đây sẽ là một hành lang kinh tế mạnh, tạo ra sức phát triển nhanh cho vùng, nối cảng trung chuyển tổng hợp Đại Ngãi với trung tâm tỉnh và đến các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL. Hành lang này sẽ là động lực thúc đẩy để phát triển các đô thị Trường Khánh và Hậu Thạnh.

+ Hành lang kinh tế Tài Văn (Mỹ Xuyên) - Vĩnh Châu: Phát triển theo đường tỉnh lộ 11, từ điểm nối với tỉnh lộ 08 tại Tài Văn (huyện Mỹ Xuyên) đến thị trấn Vĩnh Châu, kết nối với vành đai kinh tế ven biển (đương Nam sông Hậu).

6.4.2. Vành đai kinh tế ven biển:

Vành đai kinh tế ven biển Trần Đề - Vĩnh Châu - Lai Hòa. Sau khi hoàn thành tuyến Quốc lộ Nam sông Hậu, sẽ là cơ sở để phát triển vành đai ven biển rất quan trọng, nối cảng trung chuyển tổng hợp Trần Đề với Thị trấn Vĩnh Châu và thị trấn mới Vĩnh Hải. Cùng với hành lang kinh tế là sự phát triển hệ thống khu dịch vụ - du lịch Hồ Bể, khu nuôi trồng thủy sản và khu sinh thái rừng nập mặn ven biển Vĩnh Châu. Vĩnh Châu sẽ là đô thị hạt nhân của vành đai, đồng thời là đô thị lớn của Khu kinh tế, tập trung các dịch vụ hiện đại phục vụ người nước ngoài làm việc tại Khu kinh tế.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)