Khả năng sức chứa dân số Vùng Biển Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 31 - 37)

VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG

III. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG NUÔI SỐNG DÂN SỐ VÀ SỨC CHỨA DÂN SỐ VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG

2. Khả năng sức chứa dân số Vùng Biển Sóc Trăng

Một mục tiêu của phát triển bền vững của các nước trên Thế giới và của nước ta hiện nay là tạo ra một nền kinh tế với sức chứa hợp lý. Sự phát triển kinh tế một vùng phải tính đến khả năng dân số “chứa được” trên lãnh thổ. Sức

chứa dân số được xét trên các yếu tố: khả năng đất đai, khả cấp nước, điều kiện về giáo dục - đào tạo, y tế và hệ thống giao thông. Trong nền “kinh tế mở”, các yếu tố như: đảm bảo y tế tại chỗ, hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học, dạy nghề tại chỗ là không thật sự bắt buộc, ở nhiều quốc gia, nhờ có giao thông phát triển, ngày càng mở rộng giao lưu, nên nhiều khi các trung tâm y tế cao cấp, trung tâm đào tạo chất lượng cao (trừ nhà trẻ, mẫu giao, các cấp phổ thông) tập trung ở một khu vực thuận lợi, sử dụng cho cả một vùng lớn, không nhất thiết bố trí dàn trải, đều khắp riêng cho mỗi vùng nhỏ. Tuy nhiên, các yếu tố như: “đất đai”, cấp nước”, các vấn đề giáo dục-đào tạo (như nhà trẻ, mẫu giáo và các cấp phổ thông) và nhu cầu y tế cơ bản tại chỗ, giao thông cho đến nay vẫn giữ vai trò quyết định đến bố trí dân cư mỗi vùng.

2.1. Sức chứa về đất 2.1.1. Đất xây dựng đô thị

Theo thống kê từ các huyện, đất xây dựng đô thị năm 2005 có khoảng 80ha, năm 2008 là 148,7 ha. Tiêu chuẩn đất xây dựng đô thị theo quy định của Bộ xây dựng năm 2005 và 2008 khoảng 80m2/người. Sức chứa về đất xây dựng đô thị Vùng Biển hiện nay như sau:

Biểu 07: Hiện trạng về đất xây dựng đô thị và sức chứa dân số đô thị Vùng Biển Sóc Trăng

Đơn vị tính 2005 2008

1. Đất xây dựng đô thị ha 80 149

2. Tiêu chuẩn đất xây dựng đô thị m2/người 80 80

3. Dân số có thể chứa được Người 9.963 18588

4. Dân số đô thị Người 37.319 38.890

5. Dân số chứa được theo TC so với dân số % 27 47,8

6. Bình quân đất thực ở m2/người 21,4 38,3

7. Đất xây dựng ĐT hiện có/tiờu chuẩn % 27 47,8

Nếu không có sự nhầm lẫn ở Vùng Biển về thống kê đất ở đô thị, thì với dân số đô thị hiện nay, đất dành cho xây dựng đô thị là rất thấp, bình quân đất thực ở mỗi người năm 2005 chỉ bằng 27,0% tiêu chuẩn quy định và năm 2008 bằng 47,8% tiêu chuẩn quy định. Với số đất đô thị đã bố trí, năm 2005 chỉ chứa được gần 10 ngàn người và năm 2008 là 18,5 ngàn người, mới đáp ứng cho gần 48,0% dân đô thị hiện có.

Như vậy, có thể có một số lượng lớn dân số đô thị sống trong tình trạng đất hẹp và không đầy đủ tiêu chuẩn của một đô thị. Bố trí hợp lý quỹ đất cho xây dựng đô thị là vấn đề cần chú ý nhằm đảm bảo sức chứa hợp lý trong quy hoạch đất đai thời gian tới. Theo quy hoạch của Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây Dựng thì năm 2005, nhu cầu bố trí đất đô thị phải là 298,6 ha và năm 2008 phải là 311,1 ha.

2.1.2. Đất ở nông thôn

Đất ở nông thôn thường là vấn đề nan giải của các vùng trong quá trình CNH. Đất dùng để ở của vùng nông thôn trong Vùng Biển năm 2005 là 1.152,2 ha và năm 2008 là 1.679, 3ha. Tiêu chuẩn ở quy định năm 2005 là 42m2/người và năm 2008 là 50m2/người. Khả năng sức chứa dân số nông thôn về đất ở như sau:

Biểu 08: Hiện trạng về đất ở nông thôn và sức chứa dân số nông thôn Vùng Biển Sóc Trăng

Đơn vị tính 2005 2008

1. Đất ở nông thôn Ha 1.152,2 1.679.3

2. Tiêu chuẩn đất ở nông thôn m2/người 42 50

3. Dân số nông thôn có thể chứa được Người 274.336 335.860

4. Dân số nông thôn Người 364.003 366.094

5. Dân số nông thôn chứa được theo TC so với dân số

% 75,4 91,7

6. Bình quân đất thực ở nông thôn m2/người 31,7 46

7. Đất thực ở nông thôn/tiêu chuẩn % 75,5 92,0

Từ kết quả tính trên cho thấy, đất ở nông thôn Vùng Biển từ năm 2005- 2008 chưa đáp ứng nhu cầu ở theo định mức tiêu chuẩn ở cho dân cư nông thôn.

Từ 2005- 2008, đất thực ở bình quân đầu người cho dân cư nông thôn chỉ khoảng 32-46 m2/người (khoảng 150-230 m2/hộ gia đình), so với mức yêu cầu là 42-50 m2/người (210-250 m2/hộ gia đình). Do tốc độ đô thị hóa thấp, dân số nông thôn vẫn lớn nên chưa có sự cải thiện về đất ở. Với diện tích đất ở nông thôn Vùng Biển Sóc Trăng hiện nay còn thấp so với các vùng đông dân ở Đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ (200-350 m2/hộ) và các vùng khó khăn như vùng cao của miền núi phía Bắc (300-500m2/hộ), vùng ven biển và hải đảo khác (200- 350m2/hộ).

2.2. Sức chứa về khả năng cấp nước

2.2.1. Cấp nước đô thị

Tổng công suất các nhà máy nước trong Vùng Biển Sóc Trăng năm 2005 là7.548m3/ngày và năm 2008 là 8.200m3/ngày. Khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho dân số đô thị và sức chứa dân số đô thị có thể thấy qua phân tích sau:

Biểu 09: Hiện trạng về cấp nước đô thị và sức chứ dân số đô thị Vùng Biển Sóc Trăng

Đơn vị tính 2005 2008

1. Tổng công suất các nhà máy nước m3/ngày 7.548 8.200

2. Hệ số sử dụng % 80 80

3. Lượng nước cấp m3/ngày 6.038 6.560

4. Nước dành cho CN và dịch vụ m3/ngày 3.200 3.500

5. Nước cho dân số đô thị m3/ngày 2.838 3.060

6. Tiêu chuẩn cấp nước đô thị Lít/người/ngày 80 80

7. Dân số đô thị chứa được Người 35.480 38.250

8. Bình quân nước thực cấp Lít/người/ngày 76 78,7

9. Nước thực cấp/tiêu chuẩn % 95 98,4

10. Dân số đô thị Người 37.319 38.890

Khả năng cấp nước đô thị thời gian qua đạt khá, gần đáp ứng nhu cầu theo định mức cấp nước của dân số đô thi (khoảng 95-98% định mức). Tuy nhiên qua xem xét khả năng cấp nước đô thị thời gian qua ở Vùng Biển cho thấy:

- Định mức cấp nước đô thị ở Vùng Biển Sóc Trăng là thấp, nhìn chung các đô thị trong cả nước hiện nay (khoảng 100-120 lít/người/ ngày). Cho nên mặc dù đáp ứng nhu cầu nước cho dân cư, mỗi người dân đô thị vẫn dùng nước ở mức hạn chế.

- Với một Vùng Biển, khó khăn về nguồn nước, thường thiếu nước về mùa khô, thì việc đáp ứng nước như trên là một thành tựu đáng kể.

- Với khả năng cấp nước như trên chỉ đủ khi lượng khách du lịch đến Vùng còn ít, nếu lượng khách du lịch tăng sẽ dẫn đến khó khăn về nước.

2.2.2. Cấp nước nông thôn

Theo số liệu của Trung tâm Quy hoạch Đô thị-Nông thôn miền Nam, tổng lượng nước sạch có khả năng cung cấp cho nông thôn Vùng Biển Sóc Trăng năm 2005 là 16.2007 m3/ngày và năm 2008 là 17.397 m3/ngày. Tiêu chuẩn cấp nước cho nông thôn năm 2005 là 65lít/người/ngày, năm 2008 là 68lít/người/ngày. Thực trạng cấp nước sạch và khả năng sức chứa dân số nông thôn (từ khả năng cấp nước sạch) ở nông thôn Vùng Biển như sau:

Biểu 10: Hiện trạng về cấp nước nông thôn và sức chứa dân số nông thôn Vùng Biển Sóc Trăng

Đơn vị tính 2005 2008

1. Khả năng cấp nước sạch m3/ngày 16.207 17.397 2. Tiêu chuẩn cấp nước nông thôn Lít/người/ngày 65 68 3. Dân số nông thôn chứa được Người 249.332 255.832

4. Dân số nông thôn Người 364.003 366.094

5. Bình quân nước thực cấp Lít/người/ngày 45 48

6. Nước thực cấp/tiêu chuẩn % 69,2% 70,5%

Qua biểu trên cho thấy, nếu lượng nước cấp đúng với tiêu chuẩn định mức thì chỉ chứa được dân số nông thôn trong năm 2005 khoảng 249 ngàn người (dân số nông thôn 364 ngàn người) và năm 2008 là 256 ngàn người (dân số nông thôn 366 ngàn người). Như vậy, dân cư nông thôn chỉ mới dùng lượng nước sách khoảng 70,0% so nhu cầu, thực chất có một bộ phận dân cư nông thôn vẫn không được cung cấp nước sạch.

Vấn đề cấp nước sạch nông thôn khó khăn và sẽ là một nhiệm vụ nan giải trong quá trình phát triển nông thôn Vùng Biển Sóc Trăng thời gian tới.

2.3. Sức chứa xét trên khả năng đáp ứng về y tế

Tổng số giường bệnh ở các bệnh viện và các trạm y tế thuộc Vùng Biển Sóc Trăng năm 2005 có 425 giường và năm 2008 khoảng 452 giường. Theo thực trạng về y tế của tỉnh Sóc Trăng, năm 2005 số giường bệnh cho dân cư là 15giường/van dân và 2008 là 17 giường/vạn dân. Có thể thấy mức độ đáp ứng về y tế trong Vùng Biển như sau:

Biểu 11: Hiện trạng sức chứa dân số xét trên khả năng đáp ứng về y tế

Đơn vị tính 2005 2008

1. Tổng số giường bệnh Giường 425 452

2. Mức bố trí giường bệnh BQ của tỉnh Sóc Trăng Giường/vạn dân 15 17 3. Mức bố trí giường bệnh theo chuẩn quốc gia Giường/vạn dân 25 30 4. Dân số chứa được theo mức hiện trạng của tỉnh Người 283.333 265.882 5. Dân số chứa được theo chuẩn quốc gia Người 170.000 150.667

6. Dân số Vùng Người 401.322 404.984

Có thể thấy, mức đáp ứng bệnh viện cho dân Vùng Biển còn quá thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 260-280 ngàn người theo mức chung của toàn tỉnh Sóc Trăng và nếu theo chuẩn quốc gia chỉ đáp ứng được 150-170 ngàn người.

Như vậy, ngay tiêu chuẩn chung của tỉnh, Vùng Biển cũng chưa đáp ứng được. Điều này cho thấy rất nhiều người dân Vùng Biển chưa được chăm sóc y tế. Việc tăng cường thêm bệnh viện là nhân tố quan trọng tạo sức chứa hợp lý cho dân cư Vùng Biển. Tuy nhiên cũng phải thấy, các trung tâm dân cư của Vùng Biển như thị trấn Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung và các khu vực khác trong vùng chỉ cách thành phố Sóc Trăng khoảng 15-20 km, với khoảng cách này, bệnh viện ở thành phố có thể đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho 1 bộ phận dân cư có thu nhập cao và bệnh nặng ở Vùng Biển Sóc Trăng.

2.4. Sức chứa xét trên khả năng đáp ứng nhu cầu giáo dục-đào tạo

Hệ thống giáo dục từ mầm non đến các cấp phổ thông là một trong những nhu cầu quan trọng nâng cao mức sống dân cư. Ở các nước tiên tiến, việc phát triển giáo dục- đào tạo là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc bố trí dân cư và tính toán sức chứa của một vùng.

Biểu 12: Hiện trạng sức chứa dân số xét trên mức đáp ứng giáo dục-đào tạo

Đơn vị tính 2005 2008

1. Dân số trong Vùng Người 401.322 404.984

2. Số học sinh cần đến trường Học sinh 66.619 67.418

3. Diện tích bố trí cho giáo dục - đào tạo Ha 57 97,4

4. Tiêu chuẩn đất cho học sinh m2/hs 5 6

5. Số học sinh được học theo tiêu chuẩn Học sinh 11.400 16.233 6. Tỷ lệ học sinh được học so với nhu cầu học

sinh cần tới trường

% 17,1 24,4

7. Dân số chưa tương ứng Người 389.312 279.998

Với khả năng bố trí đất cho xây dựng các cơ sở giáo dục-đạo tạo trong vùng thời gian quan, nếu đảm bảo tiêu chuẩn đất cho học sinh đi học thì chỉ có thể chứa được số dân trong năm 2005 là 389 ngàn người và 2008 là khoảng 280 ngàn người, bằng khoảng 70-90,0% dân số vùng. Điều này chứng tỏ số lượng học sinh các cấp phải theo học các trường không đủ tiêu chuẩn định mức còn rất lớn.

2.5. Vấn đề giao thông trong sức chứa dân số

Theo các nhà quy hoạch thuộc Trung tâm điều tra quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường thì tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên tổng diện tích tự nhiên là chỉ tiêu so sánh một cách toàn diện mức độ phát triển của tất cả các hình thức giao thông trên toàn vùng, bao gồm cả các đường giao thông phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Tính đến năm 2005, Vùng Biển có diện tích dành cho mạng lưới giao thông so với diện tự nhiên vào loại thấp, chỉ đạt 1,7% và năm 2008 tăng lên 1,9%. Điều này sẽ có trở ngại cho đời sống và sản xuất của dân cư, tuy nhiên với nỗ lực phát triển giao thông vận tải của Vùng Biển, tỷ lệ này của Vùng Biển các năm tới sẽ tăng lên. Đây chính là bước phát triển đúng hướng và quan trọng cho sức chứa nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội nói chung của Vùng Biển Sóc Trăng.

2.6. Đánh giá chung hiện trạng sức chứa dân số của Vùng Biển:

1. Khả năng đáp ứng về đất ở, đặc biệt là đất ở nông thôn còn khó khăn. Nếu trong thời gian tới, quá trình chuyển dịch lao động và dân cư từ nông thôn ra thành thị theo quy luật quá trình CNH ở Vùng Biển Sóc Trăng diễn ra chậm, thì khả năng giải quyết đất ở cho nông thôn sẽ là một trở ngại không nhỏ trong quá trình phát triển.Vấn đề này đặt ra cho vùng trong hướng quy hoạch tới phải có hướng đô thị hóa nhanh hơn nhiều so với thời gian qua.

2. Các tiểu chuẩn của sức chứa dân cư khác như cấp nước, giáo dục-đào tạo, y tế, giao thông vận tải đều chưa đáp ứng sức chứa dân số hiện có. Về cấp nước tuy có đáp ứng khá hơn song vẫn ở mức thấp. Như vậy, trong thời gian tới sự phát triển kinh tế phải luôn được xem xét trên khía cạnh đảm bảo bố trí tối đa (trong diều kiện cho phép) về đất đai cho xây dựng cơ sở giáo dục-đào tạo và y tế và giao thông để có được một sức chứa tốt nhất.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)