Mạng lưới chợ nông thôn miền Đông tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở miền đông tỉnh hà giang trước năm 1945 (Trang 43 - 57)

Chương 2. CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN ĐÔNG TỈNH HÀ GIANG TRƯỚC NĂM 1945

2.2. Mạng lưới chợ nông thôn miền Đông tỉnh Hà Giang

Thế kỉ X, nước ta sau hơn 1000 năm Bắc thuộc bước vào thời kì độc lập, tự chủ đã mở ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp từ đó thúc đẩy các hoạt động trao đổi, buôn bán. Trong các thế kỉ XI đến thế kỉ XV, ở vùng đồng bằng, trung du hoạt động mua bán đã diễn ra khá nhộn nhịp tại các chợ làng, chợ liên làng, chợ huyện từ đó hình thành mạng lưới buôn bán giữa các địa phương. Đến thế kỉ XV hoạt động buôn bán ngày càng được mở rộng hơn trên cơ sở lệ lập chợ mới của nhà nước: “Các huyện, châu, xã ở các xứ trong nước, nhân dân ngày một nhiều hơn, nơi nào muốn chia mở chợ mới để tiện mua bán thì quan phủ, huyện, châu khám xét quả thực tiện lợi cho dân thì làm bản tâu lên, cho theo tiện lợi mà họp chợ”. [41, tr.329].

Từ đây mạng lưới chợ đồng bằng được hình thành và phát triển nhanh chóng “Trong các xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ bày la liệt. Hễ cứ năm dặm thì dựng một ngôi nhà ba gian, bốn phía đặt chõng để làm nơi họp chợ” [41, tr.210]. Lúc bấy giờ Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán lớn nhất cả nước, dân các nơi về tập trung buôn bán ngày càng đông. Về ngoại thương, thuyền bè các nước láng giềng cũng thường xuyên qua lại trao đổi, Vân Đồn, Vạn Ninh (thuộc Quảng Ninh), Càn Hải, Hội Thống (thuộc Nghệ An), một số nơi ở Lạng Sơn, Tuyên Quang cũng hình thành các khu chợ buôn bán, trao đổi hàng hóa.

Nếu ở vùng đồng bằng mạng lưới chợ được hình thành và phát triển từ rất sớm thì ở vùng miền núi nói chung và miền Đông tỉnh Hà Giang nói riêng trước thế kỉ XIX do địa hình hiểm trở, dân cư sống thưa thớt, sản xuất của đồng bào vùng cao vẫn mang nặng tính khép kín, tự cấp, tự túc nên việc trao đổi mua bán còn rất khó khăn. Tuy nhiên ở vùng miền núi cao do thiên nhiên ưu đãi có nhiều sản vật quý đã tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với những thương nhân người Trung Quốc phía bên kia biên giới và những thương nhân vùng đồng bằng, trung du, ngược lại đồng bào sống ở miền núi cũng rất cần những sản phẩm từ miền xuôi nhất là các mặt hàng như muối, gạo vì vậy: “Người miền xuôi thường chở gạo, muối, hải sản, thuốc lào, bát đĩa ám chén, vải vóc tơ lụa...lên bán cho dân miền núi và mua các thứ lâm sản chở về xuôi” [41, tr.373]. Tuy vậy, các hoạt động này cũng diễn ra thưa thớt, không đều đặn và chỉ được tiến hành ở những vùng thuận lợi về giao thông.

Thế kỉ XVIII - XIX, với sự phát triển mạnh mẽ của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, nhiều nông dân bị mất đất phải phiêu tán. Những vùng đất xa xôi ở miền núi biên giới với nguồn đất đai rộng lớn, tài nguyên dồi dào trở thành điểm đến của những người nông dân nghèo. Đến đây họ sản xuất nông nghiệp hoặc buôn bán để kiếm sống, vì thế hoạt động mua bán, trao đổi ở miền Đông Hà Giang có phần khởi sắc. Cũng trong các thế kỉ XVIII - XIX, nhiều người Hoa đã “vượt biên giới vào miền núi phía Bắc mở các công trường khai mỏ, hoặc buôn bán và làm ruộng” [14, tr.48]. Khi di cư vào miền Đông Hà Giang, cộng đồng người Hoa sống tập trung ở những nơi thuận lợi (khu vực biên giới, các trung tâm huyện lị các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh ngày nay) sản xuất nông nghiệp, làm nghề buôn bán. Cộng đồng người Hoa trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành hệ thống chợ trong khu vực miền Đông Hà Giang.

Cùng với quá trình di cư của người Hoa, khu vực miền Đông Hà Giang trong các thế kỉ XVIII - XIX cũng đón nhận các đợt di cư của một số tộc người

H’Mông, Dao, Bố Y, Lô Lô, Pu Péo...từ Trung Quốc sang đã làm cho dân cư trong khu vực ngày càng đông đúc là điều kiện quan trọng để hình thành nên các hoạt động mua bán, trao đổi trong khu vực.

Sang thời Pháp thuộc, sau khi chiếm được Hà Giang từ năm 1887 thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị trên phạm vi toàn tỉnh, ở khu vực miền Đông, Pháp cho xây dựng hệ thống đồn bốt tại các cửa khẩu biên giới, các trung tâm huyện lị để kiểm soát tình hình đồng thời cũng cho lập một số chợ để kiểm soát việc trao đổi, mua bán của đồng bào nhất là kiểm soát mặt hàng muối. Tuy nhiên với việc mở các chợ nhất là các chợ biên giới cũng góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại khu vực miền Đông phát triển.

Việc trao đổi hàng hóa ở các phiên chợ đã thu hút đông đảo các tộc người sống trong khu vực tham gia, đông nhất phải kể đến đồng bào H’Mông, Dao, Tày vì những tộc người này chiếm phần lớn dân số trong khu vực. Những người dân miền núi cao sống trong những không gian cách biệt nhau, mỗi gia đình, cách xa nhau có khi đến cả quả núi, sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu nước, thiếu đất canh tác, quanh năm suốt tháng họ cần cù lao động mưu sinh. Xuống chợ và được đi chơi chợ là một nhu cầu rất lớn đối với bất cứ người dân nào, bởi xuống chợ là lúc họ được giải lao sau những ngày lao động vất vả, được gặp gỡ người thân, được tiếp xúc làm quen với những người bạn mới, được trao đổi tâm tư tình cảm, những kinh nghiệm trong sản xuất, trong cuộc sống, có cơ hội để thông báo tin tức gia đình, cho bạn bè, người thân...Vì vậy chợ miền Đông Hà Giang đã sớm hình thành xuất phát từ những nhu cầu đó của người dân.

Trước năm 1945, mặt hàng quan trọng nhất đối với người dân miền Đông Hà Giang là muối. Muối được những người việt gánh từ miền xuôi, hoặc thồ bằng ngựa vượt qua hàng trăm km đường đèo dốc để đến bán ở chợ. Ngoài nguồn cung cấp muối của người Việt cũng phải kể đến vai trò quan trọng của thương lái Trung Quốc, họ chở muối qua biên giới bán cho người dân ở những

chợ phiên. Tuy nhiên việc buôn bán muối cũng gặp những khó khăn do sự kiểm soát, đánh thuế của các thế lực phong kiến địa phương.

Miền Đông Hà Giang có tuyến biên giới dài 102 km tiếp giáp với nước Trung Quốc là điều kiện thuận lợi để nhân dân hai bên biên giới thường xuyên giao lưu buôn bán. Khu vực miền Đông Hà Giang nửa đầu thế kỉ XIX có một số cửa ải giáp với nước Thanh: “Cửa ải Bình Môn: Ở xã Ân Quang huyện Để Định, cách tỉnh thành 12 ngày đường, giáp địa giới phủ Thái Bình nước Thanh”

[37, tr.1574], ngoài ra còn có các đồn: “Đổn Lưỡng Cá, thuộc xã Yên Phú, huyện Vĩnh Điện, do dân dũng sở tại phòng thủ...” và Đồn Yên Lĩnh, đồn cũ thuộc xã Mậu Duệ, huyện Để Định” [38, tr.873].

Địa hình khu vực miền Đông Hà Giang rất hiểm trở chủ yếu là núi cao bị chia cắt bởi vực sâu và những thung lũng hẹp đã ảnh hưởng đến việc giao thương của toàn miền. Trước đây giao thông đi lại trong khu vực có một số con đường chính. Sách “Đồng Khánh địa dư chí” chép: “Từ xã Lạc Nông, huyện Vĩnh Điện, giáp xã Yên Đinh huyện Vị Xuyên có đoạn đi xuyên núi (theo đường trên đỉnh núi đá ở xã Lạc Nông mà đi, khá vất vả) hoặc theo đường ruộng ở chân núi, qua phố Thượng Lãm xã ấy rồi theo hữu ngạn sông Khâm đi đến xứ Nà Niêm xã Yên Phú rồi qua sông sang phía tả ngạn đến xứ Hiểm Thiển xã Yên Đức (hai bên tả hữu đường này đều gần bờ sông, núi đá chỉ xứ Hiểm Thiển là có thể đi được, nhưng tay phải vịn vào các vú đá, chân giẫm lên đá tai mèo mà đi rất gian nan)”;

“Từ xã Yên Lãng đi về phía đông, có 3 lối nhỏ: một lối đi đến sông Lãng Giang cũng xã ấy, đi khoảng 2 ngày; một xã đi đến xã Yên lãng tổng Đông Quang, đi khoảng 4 ngày; một lối đi đến xã Bạch Đích cũng tổng ấy, đi khoảng 6 ngày. Ba lối ấy đều đi đến giáp địa giới phủ Khai Hóa (nước Thanh)” hoặc

“Từ xã An Phú qua xứ Lưỡng Cá xã Mông Ân đến xã Thanh Lưỡng, giáp xã Yên Viễn châu Chiêm Hóa, đi khoảng 4 ngày đường (trên đường này có xã Thanh Lương, đến sơn phận xã Yên Viễn thì chỉ người đi được, rất hiểm trở)”.

[38, tr.872 - 873].

Sau đi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở Hà Giang, để phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa và thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp cho làm mới một số tuyến đường giao thông trong khu vực. Theo Báo cáo số 1542 về chuyến công du của trung tá Bonijacy, chỉ huy vùng quân sự 3 về các xã Đại Kiệu và phủ Tương - Yêu năm 1912 cho biết từ Yên Minh có các con đường để đi đến các địa phương khác trong khuc vực: “Con đường nhỏ chạy dọc theo đôi bờ sông Miện qua vùng nhà ở của người Mèo mà ngài chỉ huy của khu vực đã lên Xín Cái - từ Xín Cái, người ta có thể đi đến Phố Bảng bằng con đường nhỏ hẹp nhưng đẹp, mà chúng ta đã sửa sang có độ cao 1600m và sẽ nối con đường thẳng đến Yên Minh về Phố Bảng qua thung lũng Pu Cáo. Cuối cùng một con đường từ Yên Minh đi qua Bảo Lạc qua thung lũng sông Miện, đi Pac Lau, người ta qua sông Ngô Khê và đi lên Ca Đông và Ca Miêng, để đi tiếp xuống Na Hoc, từ đây người ta đi tiếp con đường từ Coc Pan về Bảo Lạc. Ở Bô Mô (cách Yên Minh 9 km), tại đèo mà ở dưới có con sông đi đến Yên Minh, rẽ trái theo con đường lên Đường Thượng...” [6, tr.8 - 9].

Như vậy, trước năm 1945 khu vực miền Đông Hà Giang đã có một số tuyến đường nối liền các vùng trong khu vực, giữa khu vực miền Đông với các địa phương khác trong tỉnh và phía bên kia biên giới. Tuy nhiên do địa hình hiểm trở các tuyến đường chủ yếu là đường mòn việc đi lại rất khó khăn, người dân phải đi qua những con đường nhỏ hẹp, cheo leo bên những xườn núi đá dựng đứng. Những ngày có chợ phiên đồng bào các dân tộc H’Mông, Dao, Lô Lô...phải dậy từ nửa đêm, từ trên các xườn núi cao đồng bào thắp lửa đi bộ hàng chục cây số xuống chợ. Để đem các sản phẩm đến với chợ phiên, đối với người vùng cao ngựa đã trở thành phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu. Ngày nay được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, mặc dù hệ thống giao thông đi lại khu vực miền Đông Hà Giang đã tương đối thuận lợi, các con đường được rải nhựa, đường bê tông đã đến tận trung tâm các xã, thị trấn. Tuy nhiên, ngựa vẫn được đồng bào các tộc người H’Mông, Dao sử dụng để đi trên

những con đường đèo dốc nguy hiểm nơi mà các phương tiện vận chuyển khác như ô tô, xe máy không thể đến được.

Ở Vùng thấp ngoài đường bộ, đồng bào các tộc người Tày, Nùng còn sử dụng tre, nứa làm bè, mảng đi trên các con sông, con suối. Tuy nhiên, hệ thống sông, suối ở khu vực miền Đông có độ đốc lớn, nhiều thác ghềnh và những vỉa đá ngầm rất nguy hiểm vì thế việc đi lại bằng đường sông không mấy phổ biến.

Sách ‘‘Đại Nam nhất thống chí’’ chép về con sông Gâm: “Mùa hạ, mùa thu nước đục; mùa đông, mùa xuân nước trong, lòng sông hẹp, lại nhiều đá ngầm, ghe thuyền đi đến đấy phải bỏ thuyền lên bờ đi dọc theo chân núi.” [37, tr.1571].

Việc đi lại bằng đường bộ và đường thủy ở miền Đông Hà Giang gặp rất nhiều khó khăn đã trở thành rào cản đối với sự phát triển của các hoạt động thương mại trong khu vực.

Bên cạnh những khó khăn về giao thông đi lại, trước cách mạng tháng tám sự tồn tại của các thế lực phong kiến địa phương cũng phần nào làm cho hoạt động thương nghiệp trong khu vực miền Đông Hà Giang kém phát triển.

Trước thời Pháp thuộc chế độ Thổ ty (Quằng) trong tộc người Tày có uy thế rất lớn trong khu vực. Theo truyền ngôn và sử sách, để ổn định tình hình miền núi triều Lê sơ lúc bấy giờ đã phong hầu cho 7 dòng họ trong vùng làm Quằng (thất tộc phiên thần) trong đó có dòng họ Nguyễn ở Đồng Văn (vốn là tổng Đông Quan của châu Bảo Lạc). Quằng thực chất là chúa đất có uy quyền tuyệt đối trong vùng đất được phân phong cai quản: Các quằng làm chủ cả ruộng đất, núi non, sông ngòi mặc dù trên nguyên tắc ruộng đất là của công nhưng tất cả đều nằm trong tay Quằng...Nông dân lao động bất kì ai sử dụng ruộng đất công hay do mình tự khai phá nếu thuộc khu vực cai quản của Quằng đều phải có nghĩa vụ hàng năm làm lao dịch (cày cấy, cắt cỏ, chăn trâu, làm nhà cửa) cho quằng độ hai - ba tháng. Ngoài ra, ho còn phải có nghĩa vụ binh dịch khi có giặc giã;

chia nhau đóng góp để cung phụng tất cả các nhu cầu về sinh hoạt (bông để kéo sợi, trầu cau, trâu, bò, lợn, gà). Các loại thú vật săn bắt được trong rừng,

tôm cá bắt được dưới suối cũng phải nộp cho quằng một phần (Đồng Mụ thì nộp cốm, Mường Bang nộp tôm, Khánh Xuân nộp cá, Vinh Quang nộp mật ong [49, tr.95 - 97].

Sự thống trị của chế độ Quằng đã làm cho nền kinh tế khu vực miền Đông Hà Giang bị kìm hãm, việc trao đổi mua bán gặp nhiều khó khăn. Kinh tế khu vực miền Đông Hà Giang trước năm 1945 vẫn là nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp. Từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, vật phẩm của người dân trong vùng ở miền Đông Hà Giang đã sớm hình thành một số chợ.

Chợ Phố cổ Đồng Văn: Chợ phố cổ Đồng Văn nằm ở trung tâm huyện lỵ Đồng Văn. Xưa kia Đồng Văn là Tổng Đông Quan thuộc châu Bình Nguyên, phủ Tương Yêu, sau đó thuộc châu Bảo Lạc do một Quan Đạo người tày họ Nông ở châu Bảo Lạc cai quản. Tên gọi “Đồng Văn” có từ bao giờ, hiện nay chưa thấy tài liệu nào nhắc đến. Có ý kiến cho rằng Đồng Văn bắt nguồn từ tên gọi của nhân dân địa phương. Người Tày gọi là “Tồng Puôn” nghĩa là cánh đồng buôn bán. Nhìn về tổng thể địa hình thổ nhưỡng huyện Đồng Văn ngày nay, chúng ta thấy duy nhất khu chợ phố cổ Đồng Văn có cánh đồng trồng lúa nước tương đối rộng, đất đai màu mỡ, có nguồn nước quanh năm phục vụ cho việc sản xuất và sinh hoạt. Đây cũng là nơi giáp với biên giới Việt - Trung thường xuyên có sự giao thương buôn bán với nhau. Với vị thế “thiên thời địa lợi”, Đồng Văn sớm trở thành trung tâm chính trị, giao thương buôn bán trong vùng. Theo các cụ cao tuổi ở Đồng Văn kể lại, trước khi thực dân Pháp có mặt ở Đồng Văn, khu chợ phố cổ là những dãy hàng quán tạm bợ lợp bằng cỏ gianh vào dịp Tết năm 1923 xảy ra một vụ hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi nhiều nhà dân và chợ Đồng Văn cũ. Sau vụ hỏa hoạn, người Pháp cho san ủi, thuê thợ từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) xây lại khu chợ bằng đá ong vào những năm từ 1923 đến 1925 Khu chợ Phố cổ được xây dựng thành 3 dãy chợ theo hình chữ U, các cụ già ở đây cho biết chợ phố cổ được thiết kế giống như hai cánh tay đang giang rộng để đón khách thập phương về chợ. Kiến trúc chợ Phố cổ chịu ảnh hưởng

của kiến trúc Trung Hoa kết hợp với kiến trúc của Pháp, nền chợ được lát bằng đá xanh, xung quanh chợ có dãy thoát nước cũng được lát bằng đá, cổng chợ được thiết kế hình mái vòm (đặc trưng của kiến trúc nước Pháp). Trước đây chợ Đồng Văn được họp cách 5 ngày một phiên nhưng trước khi phiên chợ chính diễn ra, vào ngày hôm trước người dân từ các xã lân cận của huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và cả những người Trung Quốc biên kia biên giới đã đổ về chợ để tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ như: uống rượu, thổi khèn, hát giao duyên, bình và thi chim họa mi...Ngày hôm sau các hoạt động buôn bán được diễn ra, người dân mang đến chợ các loại nông sản, rượu ngô, thổ cẩm, lợn, gà, bò...ngoài ra còn có muối, diêm được người Kinh chuyển lên từ miền xuôi và những người Hoa mang sang từ bên kia biên giới, có cả thuốc phiện được người dân mang đến bán tại chợ. Tuy nhiên các mặt hàng trao đổi tại chợ cũng tương đối nghèo nàn. [62].

Để bảo tồn những giá trị văn hóa, kiến trúc của khu phố cổ Đồng Văn, năm 2010 chợ Đồng Văn chuyển sang họp ở khu chợ mới đối diện với khu chợ cũ. Vào những phiên chợ chính, khu chợ Đồng Văn trở nên đông vui tấp nập.

Khác với những phiên chợ miền xuôi là người dân đến chợ để mua bán, chợ phiên Đồng Văn người dân đến chợ không chỉ là mua bán mà vào phiên chợ các thành viên trong gia đình đều đi chợ. Các bà vợ, bà mẹ đi chợ để mua sắm;

các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn; trẻ em theo bố mẹ đến chợ để chơi; thanh niên nam nữ đi chợ để giao lưu tìm bạn tình.

Chợ Đồng Văn trải quan nhiều giai đọan lịch sử được coi là trung tâm trao đổi mua bán, trung tâm sinh hoạt văn hóa lớn nhất của người dân trên vùng cao nguyên đá. (Ngày nay, chợ Phố cổ Đồng Văn trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Giang)

Chợ Lũng Phìn thuộc xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Chợ nằm cách trung tâm thị trấn Đồng văn 35 km và cách thị trấn Mèo Vạc 15 km trên trục đường 4C Đồng Văn – Mèo Vạc – Yên Minh. Không ai biết chính

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở miền đông tỉnh hà giang trước năm 1945 (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)