6. Kết quả dự kiến đạt được
1.2. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong nước và một số quốc
1.2.2. Công tác Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở một số quốc gia trên thế giới
1.2.2.5. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Mỹ
Việc quản lý xây dựng tại Mỹ do các Bang tự đảm nhiệm, chính quyền trung ương không tham gia. Tại các Bang, việc quản lý xây dựng cũng giao cho chính quyền cấp quận, hạt hoặc thành phố thực hiện. Ở nước Mỹ dùng mô hình 3 bên để quản lý CLCT xây dựng với nội dung như sau:
+ Bên thứ nhất là nhà thầu, người sản xuất tự chứng nhận chất lượng của mình;
+ Bên thứ hai là sự chứng nhận của khách hàng về chất lượng của sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn và các quyđịnh của công trình hay không;
+ Bên thứ ba là sự đánh giá độc lập của một tổ chức nhằm định lượng chính xác về tiêu chuẩn chất lượng, nhằm mục đích bảo hiểm hoặc khi giải quyết tranh chấp.
Nguyên tắc QLCL xây dựng tại Mỹ là chủ công trình phải có trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ các quy định của địa phương trong toàn bộ quá trình xây dựng.
Người có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận công trình tuân thủ quy định về QLCL xây dựng trong quá trình thi công gọi là Giám định viên thuộc một trong ba thành phần sau.
+ Cơ quan quản lý Nhà nước
+ Các tổ chức tư nhân, gọi là Tổ chức độc lập được công nhận + Các cá nhân được Nhà nước công nhận
1.3. Những sự cố xảy ra đối với các công trình liên quan đến quản lý chất lượng thi công công trình
Theo khoản 34điều 3 Luật xây dựng, sự cố công trình xây dựng là hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi công xây dựng công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình.
1.3.1. Một số sự cốthường gặp
Sự cố sập đổ bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình xây dựng trong giai đoạn thi công hay sử dụngnhư cầu Cần Thơ.
Sự cố sai lệch vị trí móng, về hướng, về kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn trong quá trình thi công xây lắp.
Sự cố công trình móng: Bao gồm chất lượng bê tông móng (rỗ, cường độ thấp hơn thiết kế). Sự cố liên quan đến gia cố bằng cọc (cọc bằng gỗ, cọc tre, bê tông, thép ...) hoặc lúnlệch.
Sự cố khả năng chịu tải của kết cấu: Do nguyên nhân bên trong của kết cấu (do tính toán thiếu, do thi công đặt thiếu thép, mối nối không đúng ...) hoặc do sử dụng vượt tải trọngcho phép của kết cấu.
Sự cố nứt kết cấu: Bao gồm nứt khối xây, khối bê tông, nứt thân đập đất ...
vết rạn vật liệuxây dựng nguyên nhân có thể không tuân theo biện pháp thi công.
Sự cố gây sập đổ, lún, nứt,... công trình bên cạnh do thi công công trình chính gây nên nguyên nhân có thể là quá trình đóng cọc hay đào đất gây nên.
Sự cố liên quan đến biện pháp thi công không đúng (sập đổ trong quá trình đổ bê tông do chống đỡ không đảm bảo, lắp dựng kết cấu thép không đồng bộ gây sậpđổ).
Sự cố về công năng: Thấm dột, cách âm, cách nhiệt, quy trình công nghệ không đạt yêu cầu, thẩm mỹ phản cảm phải sữa chữa thay thế để đảm bảo công năng sử dụng như yêu cầu thiết kế. Sự không phù hợp với yêu cầu sử dụng. Cần phải bổ sung, sữa đổi nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả sử dụng [1].
- Ngoài ra có các loại sự cố khác có tính đặc thùkhông xếp vào các loại trên (như sự cố thi công giếng chìm, sự cố các công trình trên biển, sự cố bất khả kháng khác như lốc xoáy, lũ, lụt, bãovượt giới hạn, ...) [1].
1.3.2. Bài học từ các sự cố công trình xây dựng
Nhóm thứ nhất gồm những lỗi và vi phạm các tiêu chuẩn, định mức trong thiết kế và thi công. Kinh nghiệm cho thấy rằng khi mắc những lỗi này thì sự phá hoại một phần hoặc toàn bộ công trình về nguyên tắc sẽ xảy ra ngay trong giai đoạn
thi công. Nhiều trường hợp như vậy đã được biết đến trong thực tế [1]. Như biện pháp thi công các công trình khối lớn không phù hợp, thiếu cụ thể đặc biệt liên quan đế hình thành vết nứt (Hầm chìm Thủ Thiêm. Đập hồ, Thuỷ điện …)
Nhóm thứ hai có thể gồm một số nguyên nhân mà sự kết hợp của chúng có thể dẫn tới sự cố. Trước hết đó là những thiếu sót và những lỗi khác nhau trong thiết kế và thi công đã làm giảm mức dự trữ độ bền của các chi tiết kết cấu riêng rẽ.
Những công trình bị những thiếu sót dạng này cũng chưa đủ gây nên sự cố. Để làm giảm đáng kể chất lượng hoặc gây phá hoại công trình còn phải kể đến những tác động trong quá trình khai thác sử dụng.
Nhóm thứ ba là những tác động nguy hiểm từ môi trường địa kỹ thuật và môi trường thiên nhiên mà các kết cấu của công trình không được thiết kế để sẵn sàng tiếp nhận như các công trình ven biển, ven sông hay các kết cấu công trình nằm dưới điều kiện địa chất phức tạp hay đã bị thay đổi theo thời gian. Một số công trình bị sự cố thời gian qua đó minh chứng một hiện tượng là nguyên nhân khơi nguồn nằm ngoài những gì mà tiêu chuẩn kỹ thuật quy định hoặc tiêu chuẩn không quy định.
Từ những nhóm sự cố đã thống kê thì bài học có thể rút ra có thể được giải thích bởi sự phát triển kỹ thuật và công nghệ, việc nâng cao những yêu cầu đốivới khai thác sử dụng công trình không còn phù hợp với các yêu cầu cũ trong hệ thống các qui định kỹ thuậthiện tạihay còn thiếu các quy chuẩn và tiêu chuẩn cho việc áp dụng các công nghệ mới hoặc áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài mà điều kiện tự nhiên vẫn còn chưa giống thực tế ở Việt Nam. Mặt khác, về chủ quan, con người thực thi các nhiệm vụ mà đặc biệt là người chủ trì vẫn chưa đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để hiểu một cách hệ thống công trình phức tạp có đòi hỏi rất cao về sự an toàn, về sự bền vững tổng thể trong suốt quá trình xây dựng và khai thác.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 của luận văn, học viên đã trình bày tổng quan về công tác quản lý chất lượng thi công trình xây dựng. Theo đó, đã nêu ra các nội dung cơ bản
của quản lý thi công xây dựng, các yêu cầu về chất lượng và các bước phát triển của quản lý chất lượng. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam và mô hình quản lý chất lượng công trình của một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Singapore, Nga, Pháp, Mỹ. Mặt khác, tác giả còn nêu ra một số sự cố thường gặp và những bài học kinh nghiệm từ các sự cố liên quan đến công tác quản lý chất lượng thi công công trình.