Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho chủ đầu tư – ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố quy nhơn (Trang 45 - 50)

2.3.1. Những yếu tố khách quan

Đặc điểm của sản phẩm xây dựng ảnh hưởng đến vấnđề chất lượng:

Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có các đặc điểm chủ yếu sau ảnh hưởng đến chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng:

- Tính cá biệt, đơn chiếc:

Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của người mua (chủ đầu tư), vào điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng, sản phẩm xây dựng mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và phương

pháp sản xuất, chế tạo. Vì lý do đó, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình quy phạm, công nghệ thi công rất phức tạp và đa dạng.

- Được xây dựng và sử dụng tại chỗ:

Sản phẩm xây dựng là công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian xây dựng cũng như thời gian sử dụng lâu dài. Vì tính chất này nên khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và chọn tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại hoặc sửa chữa không đảm bảo về thời hạn hoàn thành công trình, gây thiệt hại vốn đầu tư cho chủ đầu tư, vốn sản xuất của nhà thầu và giảm tuổi thọ công trình.

- Kích thước và trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp:

Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và hao phí lao động cho mỗi công trình cũng khác nhau, luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Công tác giám sát chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị gặp nhiều khó khăn. Giá thành sản phẩm xây dựng rất phức tạp, thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ gây khó khăn cho công tác khống chế giá thành công trình xây dựng.

- Liên quan đến nhiều ngành, môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư:

+ Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm và cả phương diện sử dụng công trình.

+ Sản phẩm xây dựng ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan và môi trường tự nhiên và do đó liên quan nhiều đến lợi ích cộng đồng nhất là đối với dân cư địa phương nơi đặt công trình, do đó vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường được đặc biệt quan tâm trong xây dựng công trình.

- Thể hiện trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội từng thời kỳ:

Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về mặt kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng. Sản phẩm xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc văn hóa dân tộc, thói quen, tập quán của dân cư,...

Đặc điểm của sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng:

Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến phương thức tổ chức và quản lý sản xuất xây dựng, làm cho việc thi công xây dựng công trình có nhiều điểm khác biệt so với việc sản xuất sản phẩm của các ngành công nghiệp khác. Sản xuất xây dựng có các đặc điểm sau ảnh hưởng đến chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng:

- Sản xuất xây dựng có tính di động cao: sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, có tính di động cao theo lãnh thổ. Đặc điểm này gây ra các bất lợi sau:

+ Thiết kế có thể thay đổi theo yêu cầu của chủ đầu tư về công năng hoặc trình độ kỹ thuật, về vật liệu. Ngoài ra thiết kế còn có thể phải thay đổi cho phù hợp với thực tế phát sinh ở công trường.

+ Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn luôn biến đổi phù hợp với thời gian và địa điểm xây dựng, gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc và nảy sinh nhiều chi phí cho vấn đề di chuyển lực lượng sản xuất cho xây dựng công trình tạm phục vụ thi công.

+ Địa điểm xây dựng công trình luôn thay đổi nên phương pháp tổ chức sản xuất và biện pháp kỹ thuật cũng phải thay đổi cho phù hợp.

- Thời gian xây dựng công trình dài, chi phí sản xuất sản phẩm lớn:

+ Vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng thường bị ứ đọng lâu trong công trình.

+ Doanh nghiệp xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như rủi ro về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết; các rủi ro thanh toán, biến động giá cả; các rủi ro về an ninh, an toàn...

- Tổ chức quản lý sản xuất phức tạp:

Quá trình tổ chức xây dựng mang tính tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp, các công việc xen kẽ và có ảnh hưởng lẫn nhau, có thể có nhiều đơn vị cùng tham gia thi công công trình. Do đó, công tác tổ chức quản lý sản xuất trên công trường rất phức tạp, biến động, gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi phải phối hợp hoạt động của các nhóm làm việc khác nhau trên cùng một phạm vi.

- Sản xuất xây dựng tiến hành ngoài trời:

Sản xuất xây dựng thường được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thiên nhiên tới các hoạt động lao động. Các doanh nghiệp xây lắp khó lường trước những khó khăn phát sinh do điều kiện thời tiết, khí hậu. Ngoài ra sản xuất xây dựng là lao động nặng nhọc, làm việc trên cao, dễ mất an toàn lao động và phát sinh bệnh nghề nghiệp.

- Sản xuất theo đơn đặt hàng: sản xuất xây dựng thường theo đơn đặt hàng và thường là các sản phẩm xây dựng được sản xuất đơn chiếc. Đặc điểm này dẫn đến:

+ Sản xuất xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng thường có tính bị động và rủi ro do phụ thuộc vào kết quả đấu thầu.

+ Việc tiêu chuẩn hóa, định hình hóa các mẫu sản phẩm và công nghệ chế tạo sản phẩm xây dựng gặp nhiều khó khăn.

+ Giá cả của sản phẩm xây dựng thường không thống nhất và phải được xác định khi sản phẩm ra đời (theo phương pháp dự toán) trong hợp đồng giao nhận thầu hoặc đấu thầu. Doanh nghiệp xây dựng phải coi trọng công tác ký kết hợp đồng, tìm hiểu kỹ đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương để có các biện pháp kỹ thuật thích hợp, quản lý hợp đồng nhằm đảm bảo chất lượng, thời hạn và hiệu quảkinh tế.

Chính sách của nhà nước về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng:

Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là hoạt động can thiệp gián tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào các công cụ quản lý sản xuất hàng ngày giữa người đặt hàng là chủ đầu tư và người bán hàng là các nhà thầu để làm ra sản phẩm xây dựng, một loại sản phẩm có tính đơn chiếc và không cho phép có phế phẩm.

Nhà nước xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi và mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng hướng tới việc hoàn thành các công trình có chất lượng cao nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư.

Sơ đồ nguyên tắc quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

Hình 2.1. Sơ đồ quản lý nhà nước về chất lượng công trình

(Nguồn: Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng – Số 2/2006) Sau khi tạo môi trường pháp lý và kỹ thuật, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước có liên quan phải hướng dẫn việc thực thi trong thực tế. Việc kiểm tra phải được thực hiện đúng nội dung và thẩm quyền nhằm bắt buộc các chủ thể thực hiện đầy đủ và trình tự quy định trong công tác bảo đảm chất lượng công trình xây dựng.

2.3.2. Những yếu tố chủ quan

 Trình độ quản lý, ý thức trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quản lý chất lượng dự án đóng vai trò quyết định đến chất lượng dự án:

Các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý chất lượng dự án gồm chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp thi công…

Chủ đầu tư các công trình có trách nhiệm quản lý toàn diện chất lượng công trình xây dựng và hiệu quả dự án đầu tư của mình từ khâu khảo sát xây dựng, thiết

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

NHU CẦU CỦA KHÁCH

HÀNG

THỎA MÃN NHU CẦU CỦA KHÁCH

HÀNG

QUÁ TRÌNH HỖ TRỢ ĐỂ TẠO RA SẢN PHẨM CÓ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH TẠO RA SẢN PHẨM

VĂN BẢN QPPL

VĂNBẢN QPKT

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

HƯỚNG DẪN

& KIỂM TRA

kế xây dựng đến thi công xây dựng công trình. Do đó trình độ quản lý và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý giám sát quá trình quản lý chất lượng và giám sát việc triển khai thực hiện của các đối tượng tham gia thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dự án.

Nhà tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát phải là các đơn vị có trình độ năng lực và có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo quy định thì mới đảm bảo đưa ra các giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp tạo ra các sản phẩm thiết kế, thi công có chất lượng.

Nhà thầu thi công xây dựng phải là đơn vị có năng lực kinh nghiệm về tài chính cũng như chuyên môn mới có thể tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo theo thiết kế. Để làm được như vậy cần phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình; quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân bộ phận thi công trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

 Khả năng tài chính, nguồn vốn:

Yếu tố tài chính cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng dự án. Nếu không được đáp ứng đủ tài chính dự án sẽ không thể triển khai đúng kế hoạch, sẽ bị ảnh hưởng của một số vấn đề như biến động giá cả và giảm chất lượng công trình do thời gian thi công kéo dài.

 Thực thi pháp luật đối với hoạt động quản lý chất lượng dự án:

Việc thực thi pháp luật đối với hoạt động quản lý chất lượng của các chủ thể có tác dụng giúp các chủ thể thực hiện đầy đủ các nội dung trình tự quy định của nhà nước trong công tác đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Do đó việc làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng công trình là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho chủ đầu tư – ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố quy nhơn (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)