3.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thành phố Quy Nhơn
3.1.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng
3.1.3.2. Những tồn tại , hạn chế cần khắc phục
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được BQLDAĐT&XD TP Quy Nhơn và các đơn vị liên quan quan tâm thực hiện. Nhiều công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội củathành phố. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình xây dựng chất lượng thấp. Nguyên nhân chủ yếu do BQLDA, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tư đến thi công xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Điều kiện năng lực của các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu.
Thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các bước chuẩn bị đầu tư dự án (lập dự án, lập nhiệm vụ, đề cương...), thiết kế công trình, thi công và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đã ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình.
Hàng hóa, vật liệu lưu thông trên thị trường hiện nay chưa được kiểm soát chặt chẽ về mặt chủng loại và chất lượng; sản phẩm vật liệu xây dựng chưa có tính ổn định và hợp chuẩn cao. Chất lượng vật liệu xây dựng chưa được kiểm soát chặt chẽ đãảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình xây dựng.
1/ Đối với BQLDAĐT&XD Quy Nhơn: Trên một số mặt công tác BQLDA ĐT&XD Quy Nhơn chưa chấp hành đúng trình tự, thủ tục, quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng, phó mặc cho tư vấn, nhà thầu thi công; Với việc thực thi pháp luật trong thực tế còn hạn chế, họ chưa bị ràng buộc thật sự chặt chẽ về pháp luật và chưa thực hiện nghiêmtúc chế độ quản lý chất lượng.
Mô hình cơ cấu tổ chức của Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng hiện nay còn chưa hiệu quả và thúc đẩy hết tinh thần cũng như khả năng làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực thi nhiệm vụ.
Sự phối hợp giữa Ban QLDA với các đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan chưa tốt nên chất lượng thi công công trình chưa cao. Việc quản lý chất lượng vẫn còn nặng về hành chính.
Hình 3.5. Sơ đồ phối hợp trong giám sát thi công xây dựng tại BQLDA ĐT&XD TP Quy Nhơn
Trước khi thi công Ban QLDA và các nhà thầu thi công xây dựng chưa thống nhấtnội dung về hệ thống QLCL của chủ đầu tư và nhà thầu, kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở hướng dẫn kỹ thuật và các đề xuất của nhà thầu, cụ thể như:
Sơ đồ tổ chức, danh sách các bộ phận, cá nhân của Ban QLDA và các nhà thầu. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này trong công tác QLCL.
Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng như: quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật.
Biện pháp kiểm tra, giám sát thi công xây dựng, giám sát chỉ đạo, lắp đặt thiết bị. Xác định công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình cần nghiệm thu, các quy định về căn cứ nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu.
Ban quản lý
Giám sát trưởng (TVGS)
Giám sát viên
Đội thi công Chỉ huy trưởng
Nhà thầu xây dựng Giám sát
thiết kế
Kỹ sư hiện trường
Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựng.
Quy trình lập và quản lý hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Quy trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.
Trình độ và kinh nghiệm quản lý của một số cán bộ trong Ban vẫn chưa cao, chưa nắm vững quy trình quản lý chất lượng thi công, các bước thực hiện và kiểm soát vẫn còn lúng túng. Hầu hết cán bộ nhân viên trong Ban đều mới chỉ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo sâu về quản lý dự án, quản lý chất lượng, phần lớn được bồi dưỡng kiến thức quản lý ở những lớp ngắn hạn, ít chịu khó nghiên cứu, tự học. Chính vì vậy, việc quản lý chất lượng thi công, tiến độ, khối lượng của các nhà thầu chưa cao, dẫn đến công trình chưa được hoàn thành đúng tiến độ, có thể phát sinh chi phí. Tính kỷ luật và cương quyết trong công việc chưa cao, các kỹ năng làm việc cũng chưa được thuần thục.
Ban Quản lý cũng chưa trang bị những máy móc thiết bị kiểm tra riêng ngoài hiện trường như máy đo vẽ toàn đạc, máy kiểm tra chất lượng bê tông hiện trường, máy siêu âm, …, một số phần mềm phục vụ cho công tác chuyên ngành chưa được đầu tư.
Chưa thực hiện tốt công tác giám sát chất lượng ngay từ những khâu đầu tiên như công tác khảo sát, gần như khoán trắng cho tư vấn, chỉ nghiệm thu cuối cùng khi đơn vị khảo sát yêu cầu, việc theo dõi, ghi nhật ký cũng hợp lý hóa, mang tính thủ tục, chất lượng hồ sơ, thiết kế cũng ít được quan tâm, việc này Ban QLDA giao cho bộ phận kế hoạch theo dõi. Tuy nhiên, Trưởng bộ phận kế hoạch không có chuyên môn về xây dựng, cán bộ kỹ thuật của Bộ phận kỹ thuật thì năng lực có hạn chế, chưa đủ sứcđể kiểm tra chất lượng hồ sơ thiết kế dự toán. Ban QLDA cũng chưa xây dựng và quy định trách nhiệm cho cán bộ có trách nhiệmviệc quản lý chất lượng công tác khảo sát và thiết kế, còn làm theo kiểu cũ trước đây.
Khi phê duyệt nhiệm vụ thiết kế hoặc kiểm soát chất lượng hồ sơ thiết kế vẫn còn mang tính chung chung chưa nghiên cứuđặc điểm tình hình của từng dự án, từng
công trình, chưa lường hết các yếu tố ảnh hưởng, thiếu tính thực tiễn, thiếu tính kết nối đồng bộ giữa công trình, dự án chuẩn bị triển khai với các công trình, dự án xung quanh hoặc với các quy hoạch chi tiết1/500 đã phê duyệt, cũng như thiếu tính định hướng phát triển trong tương lai; chưa đánh giá và phân tích được những tác động đến vấn đề môi trườngsau khi dự án, công trình đưa vào sử dụng dẫn đến hồ sơ thiết kế dự toán phải lập đi, lập lại nhiều lần hoặc phải điều chỉnh, thay đổi bổ sung làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thi công công trình.
Khi đưa ra yêu cầu khảo sát, thiết kế, lập dự án Ban QLDA nặng về trình tự, thủ tục hồ sơ pháp lýmà chưa cử cán bộ đi kiểm tra hiện trường trước, chưa thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan để nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc đưa ra yêu cầu đối với đơn vị tư vấn và thiết kế, nói chung gần như phụ thuộc vào năng lực của tổ chức tư vấn.
Đối với công táclựa chọn nhà thầu còn nhiều tồn tại, nhiều đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm nhưng Ban QLDA vẫn lựa chọn do có sự nể nang hoặc do các mối quan hệ gây ra, dẫn đến khi triển khai thực hiện thì không đảm bảo chất lượng. Nội dung hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu, hợp đồng còn chung chung, áp dụng theo mẫu, thiếu tính ràng buộc, thiếu tính cụ thể cho phù hợp với từng công trình. Khi xảy ra vấn đề liên quan đến chất lượng công trình thì không biết quy trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức nào. Nhìn chung, công tác lựa chọn nhà thầu còn mang tính hình thức, hợp thức hóa thủ tục cho đúng quy định của Nhà nước.
Về công tác giám sát chất lượng trong quá trình thi công, thường thường thì Ban QLDA thuê đơn vị tư vấn giám sát, đối với những công trình có quy mô nhỏ thì Ban QLDA tự giám sát, nhưng nhìn chung thì đội ngũ giám sát chưa làm tròn hết trách nhiệm của mình theo các quy định của Nhà nước; kinh nghiệm, năng lực có mặt còn hạn chế, chưa nắm bắt đầy đủ các bước, các quy trình tổ chức nghiệm thu, còn nể nang, ngại va chạm, thiếu bản lĩnh, làm cho xong việc. Tuy nhiên, cũng có những kỹ sưgiám sát có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm nhưng cũng chưa thực hiện tốt công tác giám sát do bị chi phối bởi những mối quan hệ xã hội.
Số lượng cán bộ giám sát cũng chưa bố trí đầy đủ, một số kỹ sư giám sát có thể theo dõi nhiều công trình hoặc đảm nhận nhiều công việc mà không phù hợp với chuyên môn, nên thời gian dành cho công tác giám sát còn ít, chủ yếu tập trung vào thời điểm nghiệm thu, chưa quản lý chặt chẽ chất lượng ngay từ những khâu đầu tiên, chất lượng thi công công trình phụ thuộc rất nhiều vàođơn vị thi công, chất lượng có đảm bảo hay không đảm bảo, thực hiện có đúng quy trình kỹ thuật hay không chủ yếu là do tính tự giác của nhà thầu thi công.
Công tác quản lý chất lượng vật liệu cũng còn nhiều bất cập, chủ yếu nghiệm thu vật liệu một hai lần cho có thủ tục, chưa thường xuyên theo dõi, kiểm tra, chỉ quan tâm đến nguồn gốc xuất sứ khi nhà thầu trình lần đầu hoặc lúc nghiệm thu chuyển giai đoạn, kết quả thí nghiệm, kiểm định đều hoàn toàn dựa vào kết quả của nhà thầu. Còn trong quá trình thi công trường hợp nhà thầu có đưa vật liệu địa phương, hay trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ thì cán bộ giám sát cũng không theo dõi được.
Việc kiểm tra, kiểm soát cho từng loại vật liệu theo ba đặc trưng cơ bản là
“định tính, định hình và định lượng” còn có những thiếu sót. Do đó khi vật liệu đưa đến công trình xây dựng khi thì thiếu về “định lượng” (đơn vị đo lường không chuẩn), khi thì thiếu về quy cách “định hình”, …nên đã ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
Công tác thí nghiệm kiểm định, chứng nhận chất lượng công trình xây dựng vẫn chưa được Ban QLDA quan tâm đúng mức. Kết quả thí nghiệm, kiểm định và chứng nhận chất lượng chưa có tính khách quan cao.
Công tác tổ chức nghiệm thu thực hiện chưa được tốt, chỉ quan tâm kết quả lúc nghiệm thu, căn cứ vào hồ sơ thiết kế và kinh nghiệm để nghiệm thu chứ chưa quan tâm nhiều đến những cam kết trong hồ sơ dự thầu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chưa thật sự quan tâm đến những nội dung công việc trước đó, chưa chú trọng nhiều đến các yếu tố làm nên chất lượng.
Ban chưa thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị, nhân lực, biện pháp thi công của đơn vị so với hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu trước khi thực hiện thi công dẫn
đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện không đảm bảo theo kế hoạch do nhà thầu không có đủ thiết bị và năng lực cán bộ thực hiện dự án không đảm bảo trình độ và kỹ thuật thực hiện.
Tiến độ thi công các công trình đa phần chậm hơn so với tiến độ ký kết trong hợp đồng do năng lực đơn vị thi công còn yếu, thi công cầm chừng chờ vốn, còn vướng mắc doGPMB thực hiện chậm, giá cả thị trường thay đổi, …
Việc quản lý tiến độ và chất lượng thi công công trình hiện nay ở Ban còn rất bị động; phụ thuộc nhiều vào quá trìnhthực hiện của đơn vị thi công; chưa ràng buộc và kiểm soát được công việc thực hiện củađơn vị thi công trong từng giai đoạn, chưa có biện pháp xử lý cụ thể để khống chế và đảm bảo tiến độ thực hiện đúng theo tiến độ đã ký hợp đồng; một phần là do cán bộ giao nhiệm vụquản lý công trình chưa lập được tiến độ và biết cách quản lý tiến độ.
Những khối lượng công việc phát sinh cũng như những biến động giá cả thị trường ảnh hưởng đến vật tư, thiết bị sử dụng cho công trình Ban chưa có giải pháp quản lý và khống chế được những tác động làm ảnh hưởng đến chi phí của dự án.
Chưa mạnh dạn đề xuất cácgiải pháp xử phạt các đơn vị tư vấn, thi công tham gia một số công trình kéo dài tiến độ không do lỗi của chủ đầu tư.
Khi tiến độ dự ánthực hiện ở các giai đoạn trì truệ hay không đạt tiến độ thì cán bộ trong Ban QLDA cũng không phát hiện ra và biết được nguyên nhân do đâu.
Công tác an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ cũng chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn thực hiện không đúng quy định, vai trò của giám sát chưa được thể hiện nhiều trong các nội dung công việc này, chỉ lo tập trung vào các phần việc nghiệm thu, vấn đề kỹ thuật thi công.
Thành phố Quy Nhơn đang trong thời kỳ đầu tư mạnh mẽ, trong khi nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển còn hạn chế, chưa đáp ứng được. Vì vậy việc bố trí vốn cho các công trình chưa kịp thời, còn hạn chế.
b) Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng:
- Với tư vấn khảo sát và thiết kế: Muốn có thiết kế đạt chất lượng thì trước hết công tác khảo sát phải đúng. Tuy nhiên, trong thực tế công tác khảo sát thực hiện
chưa đúng quy trình, các đơn vị khảo sát chưa thực hiện đúng công tác đảm bảo chất lượng, còn sai sót, dẫn đến thiết kế không đúng, phải điều chỉnh thiết kế, thay đổi biện pháp thi công, kéo dài thời gian xây dựng phát sinh thêm chi phí. Nguyên nhân là do đội ngũ làm công tác khảo sát chưa đáp ứng được năng lực, kinh nghiệm và trình độ, chưa thực hiện tốt công táctự giám sát chất lượng khảo sát.
Phần lớn các đơn vị tư vấn thiếu các cá nhân chủ trì thiết kế theo đúng các chuyên ngành phù hợp, điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng còn hạn chế (vẫn còn tình trạng mượn chứng chỉ): Do thiếu về năng lực hành nghề chuyên môn vì vậy thiết kế không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến chất lượng sản phẩm hồ sơ rất kém (vì không có sự đầu tư nghiên cứu, một phần là copy từ các công trình tương tự, điển hình; tác giả chủ yếu là những kỹ sư mới ra trường, chưa có kinh nghiệm...); đa số các đơn vị tư vấn thiết kế không có bộ phận kiểm soát chất lượng; các đơn vị tư vấn thiết kế thường không có sự giám sát tác giả và từ trước tới nay chưa có công trình nào đượcthiếtkế lập quy trình bảo trì.
+ Trong bước thiết kế kỹ thuật (Thiết kế bản vẽ thi công): Công tác khảo sát điều tra địa chất, thủy văn không chính xác (Trong công tác này hầu hết lại không được Ban QLDA nghiệm thu tại hiện trường mà chỉ nghiệm thu trên hồ sơ). Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ sung…
+ Các biểu hiện về chất lượng khi công trình thi công xong đưa vào sử dụng đã xảy ra hiện tượng nứt, lún, sụt trượt, … Vấn đề này không thể nói chỉ do sai sót của đơn vị thi công mà còn là do sai sót của thiết kế gây ra.
- Giám sát tác giả của tư vấn thiết kế:
Nhìn chung việc giám sát tác giả của Tư vấn thiết kế cũng chưa nghiêm túc, trách nhiệm về sản phẩm thiết kế chưa cao, chưa chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm thiết kế của mình.
- Với tư vấn khảo sát: còn nhiều bất cập vẫnmang tính hình thức; có nhiều kết quả khảo sát không phản ánh đúng thực tế; phương án khảo sát với nhiệm vụ chưa cụ