Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng thi công xây dựng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho chủ đầu tư – ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố quy nhơn (Trang 41 - 45)

Giai đoạn triển khai xây dựng trên công trường là một bộ phận quan trọng của quá trình đầu tư xây dựng, là thời gian cuối cùng quyết định sự thành công cho cả dự án xây dựng. Đây là giai đoạn tiêu tốn nhiều nguồn tài chính cùng nhân vật lực nhất trong toàn bộ chu trình dự án và cũng là giai đoạn khó khăn nhất với rất nhiều trục trặc xảy ra. Chính vì vậy, nhiều kỹ năng quản lý xây dựng đã được đề ra và áp dụng vào giai đoạn này với mục đích là giúp công tác thực hiện dự án có các biện pháp chuẩn bị, loại bỏ khó khăn và đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra trong giai đoạn này có nhiều phát sinh làm cho thực tế thi công khác biệt hay thay đổi so với dự định ban đầu. Điều này đòi hỏi phải có các hành động cụ thể để xử lý các khác biệt này cũng như đưa dự án đến điểm hoàn thành theo dự định.

Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển, hoàn thiện chất lượng công trình. Trong đó quản lý thi công công trình là một khâu quan trọng trong quản lý chất lượng công trình. Giải pháp công nghệ thích hợp, hiện đại, với trình độ tổ chức quản lý tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.2.1.2. Quản lý nguồn nhân sự và yếu tốcon người

Để quản lý chất lượng công trình tốt thì nhân tố con người là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Cán bộ phải là những kỹ sư chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm trong công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm cao. Công nhân phải có tay nghề cao, có chuyên ngành, có sức khỏe tốt và ý thức trách nhiệm cao. Nếu kiểm soát tốt chất lượng cán bộ, công nhân thì sẽ kiểm soát được chất lượng công trình.

Năng lực, phẩm chất của tất cả các thành viên trong tổ chức từ ban chỉ huy công trường đến đội ngũ công nhân và sự kết hợp giữa các thành viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công công trình.

Nội dung của quản lý nguồn nhân sự gồm có:

- Nguồn nhân lực phải có năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp. Có kế hoạch sử dụng con người đúng với chuyên môn, phù hợp với công việc để có thể khai thác được hết năng lực và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Làm thõa mãn những yêu cầu đến từ phía người lao động như điều kiện làm việc an toàn, sự gắn bó với tổ chức, những nhiệm vụ có tính thách thức, trách nhiệm và quyền hạn.

- Cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ, công nhân để có thể khuyến khích họ làm việc tích cực và có trách nhiệm trong công việc. Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân bằng những khóa học dài hay ngắn hạn, có sự phối hợp giữa các cán bộ và công nhân giữa các công trường để chuyển giao những kinh nghiệm và công nghệ cho nhau.

- Lập kế hoạch cụ thể cho việc thu hút tuyển dụng, đào tạo phát triển và duy trì ổn định bộ máy nhân sự một cách gọn nhẹ và có hiệu quả nhất giúp, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động, nhằm đạt được các mục tiêu, định hướng và chiến lược dự định ban đầu đã vạch ra.

2.2.1.3. Máy móc, thiết bị thi công

Máy móc, thiết bị xây dựng là một trong những tài sản có giá trị trong công trường xây dựng và các công ty xây dựng. Chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động xây dựng và ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của dự án.

Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất là yếu tố quan trọng trong quá trình thi công, quyết định đến tiến độ và chất lượng công trình xây dựng. Khả năng và trình độ về công nghệ, máy móc thiết bị có tác động rất lớn trong việc nâng cao những tính năng kỹ thuật của công trình và nâng cao năng suất lao động.

2.2.1.4. Quản lý vật liệu và cấu kiện đầu vào

- Cần quản lý quá trình xây dựng hợp lý và tránh những phát sinh thay đổi.

Trong thời gian thi công xây dựng thì có rất nhiều vật tư được vận chuyển tới công trường, do vậy cần phải có những phương án thích hợp trong việc tiếp nhận và lưu kho chúng. Mục đích quan trọng đối với công việc này là phải ghi nhận sự chuyển đến của chúng.

- Vật tư bao gồm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm, linh kiện...

được đưa vào quá trình xây lắp tạo ra các công trình hoàn thiện. Vật tư có vai trò quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng công trình. Quản lý và sử dụng đúng các chủng loại vật liệu, đảm bảo chất lượng và sốlượng các loại vật tư sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Để làm được điều đó thì cần phải thực hiện quản lý toàn bộ quá trình từ khi tìm kiếm, khai thác nguồn cung cấp vật tư cho đến khi đưa vật tư vào sản xuất và thi công.

- Lập tiến độ cung ứng vật tư, tổng mặt bằng thi công (trong đó thể hiện phương án quản lý vật liệu). Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng vật liệu tại công trình như: Kho tàng, hệ thống sổ sách, chứng từ phản ánh nguồn gốc chất lượng, phẩm cấp vật tư, biên bản nghiệm thu.

- Ban chỉ huy công trường là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý và sử dụng vật tư tại công trường, chịu trách nhiệm trực tiếp về kiểm tra chất lượng, chủng loại vật tư đưa vào công trường. Tổ chức lưu mẫu các lô vật tư nhập về, lưu giữ các chứng từ xuất và nhập vào công trường, chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm vật tư, biên bản nghiệm thu theo đúng các quy định hiện hành.

2.2.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 2.2.2.1. Vai trò của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Chất lượng tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách hàng và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chất lượng là cơ sở cho việc duy trì mà mở rộng thị trường, tạo sựphát triển lâu dài và bền vững.

Nâng cao chất lượng có nghĩa tương đương với việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, đồng thời giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường.

Trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng là cơ sở quan trọng cho việc giao lưu trao đổi thương mại và hội nhập quốc tế.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với Nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, cụ thể như sau:

a) Đối với Nhà nước, công tác quản lý chất lượng tại các công trình xây dựng được đảm bảo sẽ tạo được sự ổn định trong xã hội, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực xây dựng, hạn chế những rủi ro, thiệt hại cho những người sử dụng công trình xây dựng nói riêng và cộng đồng nói chung.

b) Đối với chủ đầu tư: Đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình sẽ thỏa mãn được yêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn cho Nhà nước hay nhà đầu tư và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội. Ngoài ra, đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, người hưởng lợiđối với chủ đầu tư, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.

c) Đối với nhà thầu: Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng có ý nghĩa quan trọng tới nâng cao đời sống người lao động, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu. Chất lượng công trình xây dựng gắn với an toàn của thiết bị và nhân công nhà thầu trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, chất lượng công trình đảm bảo cho việc duy trì và nâng cao thương hiệu cũng như sự phát triển bền vững của nhà thầu.

2.2.2.2. Ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân dành cho xây dựng rất lớn. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người, nâng cao công tác đầu tư xây dựng cho quá trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế của đất nước.

Nếu công tác CLCTXD tốt thì sẽ tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, đồng thời trong quá trình thi công cũng giúp rút ra được những bài học và kinh nghiệm và nâng cao tay nghề, phương cách giải quyết một vấn đề khi xảy ra sự cố về chất

lượng công trình. Vì vậy, việc nâng cao công tác quản lý CLCTXD không chỉ là nâng cao chất lượng công trình mà còn góp phần làm tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý CLCTXD.

Công trình xây dựng khác với sản phẩm hàng hóa thông thường khác vì công trình xây dựng được thực hiện trong thời gian dài do nhiều người làm, do nhiều vật liệu tạo nên chịu tác động của tự nhiên. Vì vậy, đối với mỗi tổ chức thì việc nâng cao công tác quản lý CLCTXD là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn về người và của, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả, đồng thời làm giảm uy tín của mỗi tổ chức có liên quan.

Nâng cao công tác quản lý CLCTXD là góp phần nâng cao chất lượng sống cho con người. Vì khi CLCTXD được đảm bảo, không xảy ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho ngân sách, đồng thời cũng tạo được niềm tin của nhân dân vào công tác đầu tư xây dựng để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Công tác nâng cao quản lý CLCTXD không chỉ là nâng cao chất lượng công trình mà góp phần chủ động làm lành mạnh và ngăn ngừa sự thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho chủ đầu tư – ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố quy nhơn (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)