Áp dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM vào quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại BQLDAĐT&XD TP Quy Nhơn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho chủ đầu tư – ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố quy nhơn (Trang 112 - 130)

3.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thành phố Quy Nhơn

3.2.4.4. Áp dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM vào quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại BQLDAĐT&XD TP Quy Nhơn

Xây dựng quy trình TQM cho Ban được thể hiện trong hình 3.18

Hình 3.18. Trình tự ứng dụng TQM trong BQLDAĐT&XD TP Quy Nhơn Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Đểthành công được trong việc thúc đẩy hiệu quả và hiệu lực của công việc TQM phải thực sự được tổ chức khoa học, và nó phải được bắt đầu từ trên, ở hàng ngũ lãnh đạo để thể hiện rằng họ thực sựnghiêm túc đối với chất lượng.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết: Nguồn nhân lực, thiết bị văn phòng, chuyên gia tư vấn.

Tập huấn đào tạo về: TQM. Triết lý đặc điểm, nội dung của TQM, nhóm kiểm soát chất lượng QCC (Quality Control Circles), phong trào Kaizen.

Giai đoạn 2: Xây dựng hệ thống TQM GIAI ĐOẠN 1

CHUẨN BỊ

GIAI ĐOẠN 2 XÂY DỰNG

HỆ THỐNG

GIAI ĐOẠN 3 TRIỂN KHAI

ÁP DỤNG

GIAI ĐOẠN 4 ÁP DỤNG 1

2

3

4

- Lãnh đạo thống nhất chủ trương - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết - Tập huấn cho lãnh đạo chủ chất - Đào tạo nhân lực > Xây dựng TQM - Xây dựng chính sách chất lượng - Tổ chức phong trào QC toàn Ban - Xây dựng các quy trình làm việc - Vận hành thử hệ thống - Tự đánh giá mức độ phù hợp - Sửa chữa, cải tiến, xây dựng lại hệ thống cho phù hợp thực tế

- Toàn Ban triển khai áp dụng TQM - Cải tiến liên tục các quá trình công việc

- Duy trì phong trào TQM và tiến lên

Mục tiêu của chính sách chất lượng là làm cho mọi người đều quan tâm đến chất lượng, chiến lược đó được thu gọn bằng các khẩu hiệu:

“Chất lượng là trên hết!”

“Hãy làm đúng ngay từ lần đầu!”.

Do tính phức tạp của hầu hết các quy trình được sử dụng trong quá trình xây lắp làm cho chúng vượt quá khả năng kiểm soát của bất kỳ cá nhân nào. Cách giải quyết tốt nhất những vấn đề liên quan đến các quy trình đó là sử dụng kiểu hợp tác

“làm việc theo nhóm”.

Giai đoạn 3: Triển khai áp dụng thử

Bắt đầu từ cấp lãnh đạo ra quyết định thực hiện các chính sách về chất lượng của Ban và cam kết thực hiện.Tuy nhiên, mô hình TQM đặt ra từng mức tiêu chuẩn để phấn đấu vươn lên.Vì vậy, lúc đầu chỉ các tiêu chuẩn tối thiểu sao cho liên tục cải tiến vươn lên. Để vận hành thử hệ thống quản lý chất lượng, cần tiến hành triển khai ở phạm vi nhỏđến phạm vi lớn hơn.

Sau khi vận hành thử hệ thống, lấy ý kiến của khách hàng tiến hành đánh giá mức độ phù hợp.

Giai đoạn 4: Áp dụng TQM

Khi triển khai ở cấp độ lãnh đạo, lãnh đạo cần có sự cam kết như một lời hứa danh dự của Ban về chất lượng sản phẩm đối với CĐT với các chủ thể liên quan. Sự cam kết này không chỉ lời hứa, mà phải thực hiện bằng chính sách chất lượng của cơ quan mình.

Trao đổi về thông tin và các kết quả làm việc, triển khai quy trình nhóm kiểm soát chất lượng bằng thống kê và cải tiến chất lượng. Vai trò của Giám đốc Ban là huy động cán bộ nhân viên phát huy sáng kiến.

Do đặc điểm của nghành xây dựng, do công việc của BQL liên quan đến nhiều cấp, nhiều nghành, nhiều chủ thể khác nhau do vậy việc áp dụng TQM vào BQLDAĐT&XD TP Quy Nhơn hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn.

Kết luận chương 3

Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng, kết quảđạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác QLCL thi công của Ban Quản lý trong thời gian qua.

Dựa trên cơ sở lý luận; kết quả nghiên cứu ở chương 2 và những tồn tại hạn chế của BQLDA, học viên đề xuất đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công, trong đó tập trung vào 4 nhóm giải pháp như: Cải tiến cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, tăng cường giám sát thi công xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nâng cao năng lực và sự hợp tác giữa BQLDA các bên tham gia quản lý chất lượng thi côngđể giúp cho BQLDA làm tốt công tác quản lý chất lượng dự án, góp phần đem lại lợi ích, hiệu quả cho CĐT và xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Cùng với những đổi mới phát triển không ngừng của đất nước, công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình đã và đang góp phần quan trọng trong việc hình thành nên các dự án hạ tầng đô thị hiện đại, đem lại lợi ích kinh tế văn hóa, xã hội to lớn. Nâng cao công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình trong điều kiện hiện nay là một yêu cầu và là đòi hỏi thực tế khách quan ở Việt Nam.

Công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình cần được nhận thức đầy đủ và phải xem là một trong những nội dung quan trọng cần được hoàn thiện trong quá trình đổi mới quản lý đầu tư xây dựng. Làm tốt công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình sẽ giúpcho nhà đầu tư thực hiện các dự áncó chất lượng, hiệu quả, đem lại lợi ích cho nhà đầu tư và cho xã hội.

Với những kết quả đạt được thông qua thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho Chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng TP Quy Nhơn”, luận văn đã:

1. Nghiên cứu, nêu lên những vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.

2. Bằng những số liệu và minh chứng cụ thể, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công của Ban Quản lý dự án đầy tư và xây dựng TP Quy Nhơn. Phân tích những tồn tại và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để làm cơ sở để đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Ban Quản lý dự án.

3. Xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng trên phương diện chủ đầu tư, xếp hạng các nhóm được xác định; đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban Quảnlý dự án đầu tư và xây dựng TP Quy Nhơn.

Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian thực hiện đề tài có hạn, mặt khác do

nội dung đề tài khá phức tạp và đa dạng, tác giả đã cố gắng thực hiện đáp ứng mục tiêu đặt ra, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo cùng bạn bè và đồng nghiệp để tác giả có thể tiếp tục hoàn thiện luận văn.

2. Kiến nghị

Để nâng cao chất lượng công trình cần giải quyết các vấn đề ở tất cả các khâu trong thực hiện dự án, cần triển khai một cách quyết liệt và đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành và địa phương. Để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý hoạt động nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng, phải tạo được "cơ chế trách nhiệm". Như vậy sẽ không còn tình trạng khi xảy ra bất cứ sự cố nào đều được đổ lỗi do nguyên nhân khách quan với hàng loạt lý do được viện dẫn.

Về xác định giá dự thầu cần phải quy định khung sàn về giá không nên lấy tiêu chí có giá dự thầu thấp nhất để xem xét trúng thầu và rất có thể sẽ dẫn đến không đảm bảo đủ chi phí để xây dựng công trình sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro về chất lượng của công trình là rất lớn.

Đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng công tình xây dựng thông qua đổi mới hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Cần nhanh chóng tiếp tục hòa nhập quan điểm mới về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm. Trước hết, cần tiến hành các công tác quản lý chất lượng công trình ở tất cả các khâu, ở các giai đoạn trong suốt quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng. Quá trình quản lý không chỉ dừng lại ở việc quản lý cuối ở mỗi khâu mỗi giai đoạn mà nó phải thực hiện một cách liên tục, thông suốt, nghĩa là quán triệt nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Trần Chủng, Tổng quan về sự cố công trình.

2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Cường, Áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 trong xây dựng.

3. Đinh Tuấn Hải, Quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng.

4. Phạm Thế Hiển (2015), Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng”.

5. PGS.TS. Lê Công Hoa (2007), Giáo trình quản trị dự án xây dựng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. GS.TS. Nguyễn Đình Phan (2009), Bài giảng Quản lý chất lượng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. GS.TS. Nguyễn Đình Phan (2009), Bài giảng Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. ThS. Phạm Sanh, Tổng quan về chất lượng dự án.

9. TS. Mỵ Duy Thành, Bài giảng Quản lý chất lượng công trình xây dưng, Đại học Thủy Lợi.

10. PGS. TS. Trịnh Quốc Thắng, Quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

11. Dương Văn Tiễn, Bài giảng cao học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Đại học Thuỷ Lợi.

12. TS. Bùi Ngọc Toàn (2008), Các nguyên lý quản lý dự án, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội.

13. Bùi Ngọc Toàn (2008), Quản lý dự án xây dựng giai đoạn thi công xây dựng công trình, NXB Xây dựng, Hà Nội.

14. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê.

15. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân, Bài giảng cao học Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Đại học thuỷ lợi.

16. UBND TP Quy Nhơn, Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 về việc củng cố và kiện toàn Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng TP Quy Nhơn.

17. PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân (2013), Bài giảng Kinh tế xây dựng.

18. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2007), Quản lý dự án công trình xây dựng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

19. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2006), Tổ chức và điều hành dự án, NXB Tài chính, Hà Nội.

20. Các Nghị định, Thông tư của Chính phủ và các Quyết định của UBND Tỉnh Bình Định, UBND TP Quy Nhơn về Quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình.

21. Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn ngành xây dựng hiện hành đang được áp dụng.

22. Website: www.chinhphu.vn www.moc.gov.vn

chatluong.xaydung.gov.vn tcxdvn.xaydung.gov.vn

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA

(Kèm theo Luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho CĐT – Ban QLDA đầu tư và xây dựng TP.Quy Nhơn)

ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG VÀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH

THÔNG TIN CHUNG Tên

Chức vụ Điện thoại E-mail

Ngày trả lời phiếu

Anh, Chị đang công tác tại:

☐Doanh nghiệp

☐ Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng

☐Chuyên gia độc lập

☐Tổ chức khác

Phần 1: Hướng dẫn cách thức và tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng chia thành 4 nhóm, cụ thể như sau:

Nhóm chỉ tiêu I: Phản ánh đặc điểm dự án và công tác lựa chọn nhà thầu;

- Quy mô, nguồn vốn, hình thức đầu tư và hình thức quản lý dự án - Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu và hình thức hợp đồng - Khả năng tài chính của chủ đầu tư

Nhóm chỉ tiêu II: Phản ánh năng lực và sự hợp tác giữa các bên tham gia quản lý chất lượng thi công công trình;

- Năng lực, kinh nghiệm của Ban quản lý dự án - Năng lực của đơn vị thi công công trình - Năng lực của tư vấn giám sát

- Sự hợp tác giữa các bên tham gia thi công công trình - Giải quyết phát sinh trong thi công xây dựng công trình

Nhóm chỉ tiêu III:Phản ánh công tác tổ chức nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu;

- Tổ chức nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng

- Tổ chức thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình

- Hệ thống biên bản nghiệm thu và hồ sơ quản lý chất lượng

- Quy trình tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng

Nhóm chỉ tiêu IV: Phản ánh vai trò của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng

- Lập hồ sơ hoàn thành công trình, lưu trữ hồ sơ công trình

- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng xây dựng Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu tuân theo quy luật cho điểm như sau Nếu Ki << Kj Kirất kém ý nghĩa so với Kj Cho Hij= 0

Nếu Ki < Kj Ki kém ý nghĩa so với Kj Cho Hij= 1 Nếu Ki = Kj Ki và Kj ý nghĩa như nhau Cho Hij= 2 Nếu Ki > Kj Kicó ý nghĩa so với Kj Cho Hij= 3 Nếu Ki >> Kj Kirất có ý nghĩa so với Kj Cho Hij= 4

Phần 2.1: Dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của Anh (Chị) cho ý kiến về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu cụ thể như sau (Tích vào ô mà Anh (Chị) đánh giá đúng nhất)

1. Mức độ quan trọng của chỉ tiêu I “Phản ánh đặc điểm dự án và công tác lựa chọn nhà thầu” và chỉ tiêu II “Phản ánh năng lực và sự hợp tác giữa các bên tham gia quản lý chất lượng thi công công trình”

- Nhóm chỉ tiêu I << Nhóm chỉ tiêu II ☐ - Nhóm chỉ tiêu I < Nhóm chỉ tiêu II ☐ - Nhóm chỉ tiêu I = Nhóm chỉ tiêu II ☐ - Nhóm chỉ tiêu I > Nhóm chỉ tiêu II ☐ - Nhóm chỉ tiêu I >> Nhóm chỉ tiêu II ☐

2. Mức độ quan trọng của chỉ tiêu I “Phản ánh đặc điểm dự án và công tác lực chọn nhà thầu” và chỉ tiêu III “Phản ánh công tác tổ chức nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu”

- Nhóm chỉ tiêu I << Nhóm chỉ tiêu III ☐ - Nhóm chỉ tiêu I < Nhóm chỉ tiêu III ☐ - Nhóm chỉ tiêu I = Nhóm chỉ tiêu III ☐ - Nhóm chỉ tiêu I > Nhóm chỉ tiêu III ☐ - Nhóm chỉ tiêu I >> Nhóm chỉ tiêu III ☐

3. Mức độ quan trọng của chỉ tiêu I “Phản ánh đặcđiểm dự án và công tác lựa chọn nhà thầu” và chỉ tiêu IV “Phản ánh vai trò của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng”

- Nhóm chỉ tiêu I << Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu I < Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu I = Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu I > Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu I >>Nhóm chỉ tiêu IV ☐

4. Mức độ quan trọng của chỉ tiêu II “Phản ánh năng lực và sự hợp tác giữa các bên tham gia quản lý chất lượng thi công công trình” và chỉ tiêu III “Phản ánh công tác tổ chức nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu”

- Nhóm chỉ tiêu II << Nhóm chỉ tiêu III ☐ - Nhóm chỉ tiêu II < Nhóm chỉ tiêu III ☐ - Nhóm chỉ tiêu II = Nhóm chỉ tiêu III ☐ - Nhóm chỉ tiêu II > Nhóm chỉ tiêu III ☐ - Nhóm chỉ tiêu II >> Nhóm chỉ tiêu III ☐

5. Mức độ quan trọng của chỉ tiêu II “Phản ánh năng lực và sự hợp tác giữa các bên tham gia quản lý chất lượng thi công công trình” và chỉ tiêu IV “Phản ánh vai trò của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng”

- Nhóm chỉ tiêu II << Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu II < Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu II = Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu II > Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu II >> Nhóm chỉ tiêu IV ☐

6. Mức độ quan trọng của chỉ tiêu III “Phản ánh công tác tổ chức nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu” và chỉ tiêu IV “Phản ánh vai trò của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng”

- Nhóm chỉ tiêu III << Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu III< Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu III = Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu III > Nhóm chỉ tiêu IV ☐ - Nhóm chỉ tiêu III >> Nhóm chỉ tiêu IV ☐

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho chủ đầu tư – ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố quy nhơn (Trang 112 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)