Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ HẢI QUAN
3.3 Đánh giá thực trạng quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam thời gian qua
Để có cơ sở pháp lý cao hơn điều chỉnh hoạt động của đại lý hải quan và cũng nhằm khuyến khích đại lý hải quan phát triển mạnh mẽ, Luật Hải quan năm 2014 đã có những điều khoản quy định cụ thể về đại lý hải quan, thể hiện qua các điều sau: Khoản 14 Điều 4 khẳng định người khai hải quan bao gồm đại lý hải quan; Điều 20 quy định điều kiện là đại lý hải quan và nhân viên đại lý hải quan; Điều 18 quy định quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan; Khoản 1 Điều 21 quy định trách nhiệm của người khai hải quan khi làm thủ tục hải quan.
Đồng thời Luật cũng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý hải quan; thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý hải quan.
Như vậy có thể thấy, quá trình điều chỉnh hoạt động đại lý hải quan của cơ quan hải quan có thể dẫn đến sự thay đổi trong một số hoạt động của đại lý hải quan. Những thay đổi này đều nhằm khuyến khích đại lý hải quan phát triển, nâng cao hiệu quả quản lý đại lý hải quan, phù hợp với Kế hoạch Phát triển, cải cách và hiện đại hóa hải quan Việt Nam cũng như Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020.
3.3 Đánh giá thực trạng quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam thời gian qua
3.3.1 Những kết quả đạt được
Đại lý hải quan là loại hình dịch vụ khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay, và sự phát triển của dịch vụ này chưa tương xứng với nội dung, yêu cầu của tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan. Tuy nhiên, công tác quản lý đại lý hải quan bước đầu đã có những thành công và kết quả nhất định. Những thành công và kết quả đó được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, xây dựng được khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của đại lý hải quan
Về cơ bản, đại lý hải quan ở Việt Nam đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để hoạt động. Các văn bản pháp luật quy định trên nhiều phương diện, vừa thể hiện tính chuyên nghiệp, nhà nghề của loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện, vừa nhằm quản lý đại lý hải quan một cách chặt chẽ và hiệu quả, đồng thời cũng tạo lập môi trường pháp lý cởi mở nhất cho loại dịch vụ này. Bên cạnh đó, khung pháp lý quy định hoạt động của đại lý hải quan đã đáp ứng các điều kiện, chuẩn mực quốc tế và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cạnh tranh của hoạt động đại lý hải quan trên thương trường quốc tế. Cụ thể được thể hiện trên những mặt sau:
- Đã cụ thể hóa điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý hải quan, các điều kiện hành nghề như: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý hải quan; Có nhân viên đại lý hải quan; Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định [53, Điều 20].
- Quy định cụ thể về thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ đại lý hải quan: Trên cơ sở yêu cầu về điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ đại lý hải quan, hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ được quy định khá cụ thể và chi tiết.
Thông tin khai báo của các đại lý hải quan là cơ sở để thiết lập hệ thống dữ liệu trong việc quản lý tập trung, thống nhất hệ thống đại lý hải quan. Cùng với đó là các yêu cầu cụ thể mang tính chuyên môn đối với nhân viên đại lý hải quan.
Nhân viên đại lý hải quan được yêu cầu phải có trình độ trung cấp kinh tế, luật trở lên (đã được sửa đổi theo Thông tư số 12/2015/TT-BTC là phải có trình độ cao đẳng kinh tế, luật hoặc kỹ thuật trở lên); Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; Được đại lý hải quan cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan (theo quy định hiện nay là phải được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý hải quan) [15, Điều 3], [53, Điều 20].
- Xác định cụ thể, rõ ràng quyền và nghĩa vụ của chủ hàng và đại lý hải quan trong việc ký hợp đồng đại lý: Hợp đồng đại lý quy định rõ phạm vi ủy quyền, trách nhiệm của người ủy quyền, trách nhiệm của đại lý hải quan. Chủ hàng có trách nhiệm cung cấp cho đại lý hải quan đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng XNK; bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh cho đại lý hải quan do việc vi phạm hoạt động đại lý của chủ hàng gây ra; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm pháp luật của mình hoặc của đại lý hải quan nếu hành vi vi phạm pháp luật của mình hoặc của đại lý đó không thuộc lỗi của đại lý hải quan. Ngược lại, đại lý hải quan có quyền yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng; thực hiện các công việc về thủ tục hải quan theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng, gồm: khai, ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan; nộp và xuất trình toàn bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu; xuất trình hàng hóa để cơ quan Hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật; thực hiện các công việc sau khi được ủy quyền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Đại lý hải quan cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thực hiện không đúng những công việc được ủy quyền, khai không đúng những thông tin và chứng từ liên quan do chủ hàng cung cấp.
Thứ hai, xác định rõ thẩm quyền của cơ quan hải quan trong tổ chức quản lý nhà nước đối với đại lý hải quan
Đại lý hải quan là một ngành nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là cơ quan Hải quan. Vì vậy, cần phải có các quy định ràng buộc trách nhiệm pháp lý của đại lý hải quan, đó là việc đăng ký hoạt động và chịu sự quản lý của cơ quan hải quan nơi đại lý hải quan đăng ký hoạt động.
Cơ quan hải quan đã có quy chế cụ thể để kiểm tra và cấp chứng chỉ cho những cá nhân đủ điều kiện thực hiện cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Trước khi Thông tư số 12/2015/TT-BTC có hiệu lực, những cá nhân muốn trở thành nhân viên đại lý hải quan phải có chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ
khai hải quan do các cơ sở đào tạo tổ chức với khung nội dung đã được cơ quan hải quan quy định. Nội dung của khóa học sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và thực tế cho các đối tượng có nhu cầu thi lấy chứng chỉ hành nghề đại lý hải quan hoặc chứng chỉ nghiệp vụ khai báo hải quan để họ có thể vượt qua được kỳ sát hạch của Tổng cục Hải quan và đủ điều kiện để trở thành nhân viên đại lý hải quan.
Công tác đào tạo và thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ đại lý hải quan đã đạt được những kết quả nhất định. Từ năm 2011 đến nay, Tổng cục Hải quan đã tổ chức 4 kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan (01 lần/năm) cho 7.354 lượt thí sinh, trong đó đã có 4.313 lượt người đủ điều kiện được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan. Đến nay đã có gần 500 đại lý hải quan được cơ quan hải quan công nhận và trên 2.000 người đạt đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định đã được cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan [20]. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Tổng cục Hải quan và các cơ sở đào tạo, cũng như từ phía các doanh nghiệp.
Hiện nay, theo quy định mới tại Thông tư số 12/2015/TT-BTC, cơ quan hải quan không quy định về cơ sở đào tạo, nội dung đào tạo, người dự thi có thể tự học tập, nghiên cứu trước khi tham gia kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ vụ khai hải quan do Tổng cục Hải quan tổ chức. Đây là một bước tiến mới trong quản lý đào tạo đại lý hải quan, cơ quan hải quan đã giao quyền chủ động cho các đại lý hải quan và nhân viên đại lý hải quan trong việc tự học tập, trang bị kiến thức. Cơ quan hải quan chỉ quản lý kết quả của quá trình tự đào tạo, thể hiện qua việc tổ chức thi và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
Thứ ba, với tư cách quản lý nhà nước về đại lý hải quan, ngành Hải quan đã có chỉ đạo đúng hướng, quan tâm và mong muốn phát triển nhanh đại lý hải quan nhằm hỗ trợ cơ quan hải quan nhiều hơn trong quá trình hiện đại hóa hải quan.
Thời gian qua, các lãnh đạo trong ngành, đặc biệt là lãnh đạo Tổng cục và một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã thể hiện sự quan tâm và mong muốn phát triển nhanh đại lý hải quan. Đó là những chủ trương tạo thuận lợi hơn cho
đại lý hải quan phát triển, như việc xác định thúc đẩy phát triển đại lý hải quan chuyên nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động nghiệp vụ hải quan trong Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 và trong các Kế hoạch Phát triển, cải cách và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2008-2010, 2011-2015. Bên cạnh đó, lãnh đạo Hải quan các cấp đã kịp thời ban hành công văn chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật quy định về đại lý hải quan và hoạt động của đại lý hải quan. Kết quả này thể hiện qua số lượng đại lý hải quan được cấp phép hoạt động tăng lên nhanh chóng qua các năm. Từ 93 đại lý hải quan được cấp phép năm 2010, đến năm 2014 số lượng đại lý hải quan đã tăng gần gấp 5 lần (xem bảng 3.7).
Bảng 3.7: Số lượng đại lý hải quan ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số ĐLHQ được cấp
phép hoạt động 93 126 128 258 451
Số Cục Hải quan có đăng ký hoạt động ĐLHQ
11/33 12/33 15/34 16/34 21/34
(Nguồn: Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan)
Địa bàn đăng ký hoạt động của các đại lý hải quan cũng tăng dần theo thời gian. Tính đến hết năm 2014, đã có 21/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố có đại lý hải quan hoạt động. Những địa phương có số lượng đại lý hải quan đăng ký hoạt động lớn, hoạt động đại lý hải quan phát triển có thể kể tên là Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh. Tổng số đại lý hải quan tại các địa phương này chiếm từ 75-85% số lượng đại lý hải quan cả nước (xem đồ thị 3.3).
Đồ thị 3.3: Số lượng đại lý hải quan ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan)
Có được kết quả như trên là do lãnh đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh đã có sự quan tâm sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho đại lý hải quan phát triển.
Thứ tư, cơ quan Hải quan đã sử dụng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý phù hợp tác động lên hoạt động của đại lý hải quan nhằm đạt được mục tiêu quản lý đại lý hải quan chuyên nghiệp và hiệu quả.
Thời gian qua, phương pháp quản lý đại lý hải quan được cơ quan Hải quan sử dụng là phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục, trong đó chủ yếu là các phương pháp kinh tế và giáo dục. Phương pháp kinh tế đã có tác động đáng kể tới sự điều chỉnh hoạt động của đại lý hải quan, thể hiện qua việc dùng lợi ích kinh tế để kích thích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đại lý hải quan. Đó là việc cơ quan hải quan đề ra mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho phát triển đại lý hải quan, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế để các đại lý hải quan tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ. Cơ quan hải quan đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về điều kiện thành lập đại lý hải quan, thủ tục công nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý hải quan cũng như quy định về tạm dừng, chấm dứt hoạt động của đại lý hải quan.
Ngoài ra, cơ quan hải quan còn có những quy định bắt buộc đại lý hải quan thực
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Năm 2010
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Số ĐLHQ tại các địa phương khác
Số ĐLHQ tại Hà Nội + Hải Phòng + TP. Hồ Chí Minh + Bình Dương
hiện, như định kỳ 3 tháng/lần, đại lý hải quan phải có báo cáo gửi về Cục Hải quan địa phương quản lý về tình hình làm thủ tục hải quan, tình hình thực hiện các công việc được ủy quyền và những vướng mắc, kiến nghị trong quá trình hoạt động. Phương pháp giáo dục thể hiện qua các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cả các doanh nghiệp là đại lý hải quan lẫn doanh nghiệp kinh doanh XNK. Bên cạnh đó là việc thông tin, quảng bá về hoạt động của đại lý hải quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cổng thông tin điện tử của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Có thể thấy phương pháp hành chính chưa được sử dụng nhiều trong quá trình quản lý đại lý hải quan. Cơ quan hải quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mặt tổ chức hoạt động của đại lý hải quan cũng như những quy định về mặt thủ tục hành chính bắt buộc tất cả các đại lý hải quan phải tuân thủ. Tuy nhiên, phương pháp quản lý này chưa mang lại kết quả như mong muốn, thể hiện qua tình hình nộp báo cáo hoạt động cho cơ quan hải quan của các đại lý hải quan và số lượng đại lý hải quan bị Tổng cục Hải quan ra quyết định tạm dừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động.
Song song với các phương pháp quản lý đại lý hải quan, cơ quan hải quan đã phối hợp sử dụng nhịp nhàng các công cụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý, phù hợp với thực trạng hoạt động và phát triển của đại lý hải quan trong tiến trình hiện đại hóa hải quan. Công cụ kế hoạch được sử dụng thành công trong việc xác định mục tiêu quản lý đại lý hải quan, định hướng sự phát triển và hoạt động của đại lý hải quan. Công cụ pháp luật cũng được sử dụng thường xuyên, thể hiện qua việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều tiết và điều chỉnh hoạt động của đại lý hải quan, tránh tình trạng đại lý hải quan phát triển tự phát, manh mún và không chuyên nghiệp. Hiện công cụ chính sách kinh tế chưa được sử dụng nhiều trong quá trình quản lý đại lý hải quan, mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi cho đại lý hải quan mà chưa có sự vận dụng hiệu quả trong thực tế.
3.3.2 Những hạn chế của quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam còn một số hạn chế cần khắc phục kịp thời để đáp ứng nội dung, yêu cầu của quá trình cải cách, hiện đại hóa hải quan. Những hạn chế đó có thể được khái quát trên các phương diện sau:
Thứ nhất, chưa thúc đẩy được sự phát triển của đại lý hải quan theo định hướng phát triển đại lý hải quan trong bối cảnh cải cách và hiện đại hóa hải quan.
Định hướng phát triển đại lý hải quan trong bối cảnh cải cách và hiện đại hóa hải quan ở Việt Nam đã được khẳng định xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách quản lý như Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020, Kế hoạch Phát triển, cải cách và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch Phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp giai đoạn 2013- 2015… Tuy nhiên, đại lý hải quan ở Việt Nam chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng và đúng với mong muốn của cơ quan quản lý nhà nước.
Thực tiễn cho thấy, đại lý hải quan ở Việt Nam đã được thừa nhận về mặt pháp lý, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, hoạt động với tư cách là người khai hải quan thực hiện một số công việc liên quan đến thủ tục hải quan. Đại lý hải quan có thể thay mặt cơ quan hải quan thực hiện một số hành vi quản lý nhà nước về hải quan đối với chủ hàng, giúp cơ quan hải quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK, tránh gian lận thương mại, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Xu hướng quản lý đại lý hải quan là vừa khuyến khích phát triển vừa định hướng phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động của các đại lý hải quan ở Việt Nam hiện nay còn manh mún, tự phát và chưa thực sự là “cánh tay nối dài” hỗ trợ cho công tác quản lý của cơ quan hải quan. Phần lớn đại lý hải quan chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò, vị trí của đại lý hải quan nên chưa có sự đầu tư thỏa đáng như trang bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dịch vụ đại lý hải quan; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân viên đại lý hải quan đủ kiến thức và năng lực, bảo đảm thực hiện tốt dịch vụ đại lý hải quan; tạo uy tín và quảng bá hoạt động dịch