Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU
1.2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU
1.2.5. Tiêu chí đo lường sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu
Đây là nhóm chỉ tiêu đo lường số lượng các chủ thể tham gia thị trường trong một giai đoạn nhất định. Số lượng của các chủ thể tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu sẽ quyết định sự phát triển của thị trường này. Nhóm tiêu chí này gồm:
- Số lượng các TCTD bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ
Về số lượng các TCTD bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ có thể xem xét, đánh giá trên nhiều góc độ. So sánh về số tuyệt đối giữa số lượng các TCTD bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ năm sau so với năm trước.
Số lượng TCTD tham gia bán nợ xấu (tăng/giảm) năm “n”
= Số lượng TCTD tham gia
bán nợ xấu năm “n” - Số lượng TCTD tham gia bán nợ xấu năm “n-1”
Tuy nhiên, về số tuyệt đối, con số thống kê về số lượng TCTD tham gia bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ tăng lên hay giảm xuống chỉ thực sự có ý nghĩa khi đánh giá mức độ phát triển của thị trường mua bán nợ xấu có xem xét số tương đối như tỷ lệ % giữa số TCTD tham gia bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ so với số TCTD có nợ xấu và so với số lượng TCTD trên thị trường.
Tỷ lệ (tăng giảm) số TCTD tham gia bán nợ
xấu trên thị trường =
Số TCTD tham gia
bán nợ xấu năm “n” - Số TCTD tham gia bán nợ xấu năm “n - 1”
x 100%
Số TCTD tham gia bán nợ xấu năm “n”
Tỷ lệ TCTD có nợ xấu tham gia bán trên
thị trường năm “n”
=
Số TCTD tham gia bán nợ xấu năm “n”
x 100%
Số TCTD có nợ xấu năm “n”
Tỷ lệ TCTD có nợ xấu tham gia bán trên
thị trường năm “n”
=
Số TCTD tham gia bán nợ xấu năm “n”
x 100%
Số lượng TCTD trên thị trường năm “n”
Xét về số lượng, các tỷ lệ tính toán ở trên càng cao càng khẳng định mức độ phát triển của thị trường mua bán nợ xấu và ngược lại.
- Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu
Về số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị trường có thể xem xét, đánh giá về số tuyệt đối năm sau so với năm trước:
Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu
trên thị trường (tăng/giảm) năm “n”
=
Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị trường
năm “n”
-
Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ
xấu trên thị trường năm “n-1”
Đánh giá mức độ phát triển của thị trường mua bán nợ xấu có xem xét số tương đối như tỷ lệ % giữa số khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị trường so với số khách hàng có nợ xấu trên thị trường:
Tỷ lệ (tăng giảm) số khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên
thị trường
=
Số khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị
trường năm “n”
-
Số khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị
trường năm “n - 1”
x 100%
Số khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị trường năm “n”
Tỷ lệ khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên
thị trường năm “n” =
Số khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị trường năm “n”
x 100%
Số khách hàng có nợ xấu năm “n”
Xét về số lượng, các tỷ lệ tính toán ở trên càng cao càng khẳng định mức độ phát triển của thị trường mua bán nợ xấu và ngược lại.
- Số lượng các công ty mua bán nợ
Về số lượng các công ty mua bán nợ trên thị trường có thể xem xét, đánh giá về số tuyệt đối năm sau so với năm trước:
Số lượng công ty mua bán nợ trên thị trường
(tăng/giảm) năm “n”
=
Số lượng công ty mua bán nợ trên thị trường năm “n”
-
Số lượng công ty mua bán nợ trênthị
trường năm “n-1”
Về số lượng, nếu các công ty tham gia mua bán nợ trên thị trường càng nhiều có thể số nợ xấu được xử lý càng nhiều.
1.2.5.2. Nhóm tiêu chí đo lường chất lượng mua bán nợ xấu trên thị trường mua bán nợ xấu
Đây là nhóm tiêu chí đo lường mức độ đáp ứng của thị trường mua bán nợ xấu đối với nhu cầu bán nợ xấu của các TCTD và đo lường hiệu quả mua bán nợ xấu trên thị trường mua bán nợ xấu.
a. Nhóm tiêu chí đo lường mức độ đáp ứng của thị trường mua bán nợ xấu đối với nhu cầu bán nợ xấu của các TCTD
Việc bán nợ xấu cho các công ty mua bán nợ là một trong các hình thức xử lý nợ xấu của TCTD khi các doanh nghiệp vay nợ đến hạn chưa trả được nợ.
Ở Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ được TCTD phân loại nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Việc bán nợ xấu có ý nghĩa quan trọng đối với các TCTD. Thông qua việc bán nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các TCTD đã chuyển khỏi Bảng cân đối tài sản một lượng lớn nợ xấu, như vậy TCTD có thể tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn. Đồng thời, bằng cách bán nợ xấu, TCTD cũng cơ cấu lại danh mục tài sản của mình.Vì thế, đây là nhân tố ảnh hưởng đến “cung” của loại hàng hóa nợ. Ngoài ra mức độ đáp ứng của thị trường mua bán nợ xấu cũng được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu còn lại của hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ an toàn là dưới 3%
theo thông lệ quốc tế. Khi tỷ lệ nợ xấu còn lại của hệ thống ngân hàng ở ngưỡng dưới 3% trên tổng dư nợ tín dụng, khi đó việc bán nợ xấu của các TCTD cho công ty mua bán nợ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy giải quyết nợ xấu của các TCTD trên thị trường. Nhóm tiêu chí này gồm:
- Nợ xấu của TCTD đã bán: Phản ánh giá trị các khoản nợ theo sổ sách TCTD đã bán cho công ty mua bán nợ trong một giai đoạn nhất định.
- Tỷ lệ nợ xấu TCTD đã bán cho các công ty mua bán nợ: Phản ánh số nợ xấu của TCTD đã bán cho các công ty mua bán nợ trong một giai đoạn nhất định so với tổng nợ xấu của TCTD trước khi bán nợ. Khi tổng nợ xấu lớn sẽ phát sinh nhu cầu cao về mua bán nợ xấu từ chủ nợ - đơn vị sở hữu hàng hóa, đây cũng là một nhân tố thúc đẩy thị trường mua bán nợ xấu phát triển.
Tỷ lệ nợ xấu TCTD đã bán
năm “n” = Nợ xấu TCTD đã bán năm “n”
x 100%
Tổng nợ xấu năm “n”
Trong đó:
Tổng nợ xấu năm “n” = Nợ xấu đã bán năm “n” + Nợ xấu còn lại năm “n”.
- Tỷ lệ nợ xấu còn lại của các TCTD: là tỷ lệ giữa dư nợ xấu so với dư nợ tín dụng của năm đó. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng chung của hệ thống ngân hàng. Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với mức độ đáp ứng của thị trường mua bán nợ xấu đối với nhu cầu bán nợ xấu của các TCTD.
Khi chỉ tiêu này càng cao thì phản ánh mức độ đáp ứng của thị trường mua bán nợ xấu đối với nhu cầu bán nợ xấu của TCTD thấp và ngược lại.
Tỷ lệ nợ xấu năm “n” = Dư nợ xấu năm “n”
x 100%
Dư nợ tín dụng năm “n”
b. Nhóm tiêu chí đo lường hiệu quả mua bán nợ xấu trên thị trường mua bán nợ xấu
Đây là nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ rủi ro hay khả năng thu hồi gốc và lãi của các khoản nợ xấu của TCTD mà công ty mua bán nợ đã mua về. Có thể thấy, công ty mua bán nợ chỉ thu hồi được chi phí từ việc mua nợ xấu của các TCTD khi đã bán được khoản nợ xấu đó. Điều đó có nghĩa, sau khi công ty mua bán nợ mua nợ xấu từ các TCTD thì công ty mua bán nợ chưa thấy được hiệu quả kinh tế mà hiệu quả kinh tế của việc mua nợ phụ thuộc vào mức độ rủi ro hay khả năng thu hồi chi phí đã bỏ ra và khoản lợi nhuận dự tính đối với việc xử lý nợ xấu đã mua. Vì vậy, chỉ khi nợ xấu được xử lý dứt điểm, hàng hóa nợ xấu được luân chuyển thì thị trường mua bán nợ xấu mới thực sự phát triển, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế. Nhóm tiêu chí này gồm:
- Số nợ xấu được công ty mua bán nợ xử lý: Phản ánh số liệu công ty mua bán nợ đã thu hồi, xử lý được trong một giai đoạn nhất định bằng cách đôn đốc thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm,…
- Tỷ lệ thu hồi nợ: Dùng để đánh giá hiệu quả thu hồi nợ của công ty mua bán nợ trong một giai đoạn nhất định. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Tỷ lệ thu hồi nợ năm “n” = Giá trị thu hồi nợ năm “n”
x 100%
Giá vốn mua nợ năm “n”
1.2.5.3. Nhóm tiêu chí phản ánh kết quả kinh doanh của các công ty mua bán nợ xấu
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả từ hoạt động mua bán nợ của các công ty mua bán nợ
Tỷ lệ doanh thu mua bán
nợ năm “n” = Doanh thu mua bán nợ năm “n”
x 100%
Tổng doanh thu năm “n”
Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động mua bán nợ cho biết tỷ lệ % doanh thu có được từ hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu trên tổng doanh thu từ tất cả hoạt động của công ty mua bán nợ. Tiêu chí này cũng cho biết mức đóng góp vào doanh thu của công ty mua bán nợ từ hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu.
Hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu thông thường là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho các công ty mua bán nợ. Tuy nhiên, đây là doanh thu, chưa trừ đi chi phí hoạt động của công ty mua bán nợ. Do đó, cần phải có sự so sánh, tính toán về các chi phí bỏ ra để có được doanh thu này để xác định hiệu quả thực sự của các công ty mua bán nợ.
1.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu định tính
a. Tính đa dạng của phương thức mua bán nợ xấu: Chỉ tiêu này phản ánh các phương thức mua bán nợ do các công ty mua bán nợ thực hiện khi mua nợ xấu tại các TCTD. Phương thức mua bán nợ xấu sẽ quyết định nguyên tắc xác định giá mua bán nợ xấu. Sự đa dạng trong phương thức mua bán nợ xấu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu. Trong đó, phương thức mua bán nợ theo giá trị thị trường, thanh toán bằng tiền, thông thường là phương thức được quan tâm hơn cả do có lợi cho cả hai bên (TCTD và công ty mua bán nợ), mặt khác cũng giúp các công ty mua bán nợ chủ động trong việc xử lý nợ xấu đã mua.
b. Đa dạng thành phần kinh tế của các tổ chức mua bán nợ xấu: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia thị trường của các tổ chức mua bán nợ xấu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Khi thị trường có sự tham gia của các
chủ thể mua nợ thuộc nhiều thành phần kinh tế, sẽ tạo ra có tính cạnh tranh trên thị trường, góp phần thúc đẩy thị trường mua bán nợ xấu phát triển.
Luận án tập trung phân tích thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ trên cơ sở số liệu của hai công ty mua bán nợ của Nhà nước (DATC và VAMC).