Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam (Trang 93 - 100)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY

2.2.1. Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng

Văn bản pháp lý đầu tiên liên quan đến hoạt động mua bán nợ xấu là Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/04/1999 về ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD. Nội dung văn bản bao gồm những quy định cơ bản để mở đường cho hoạt động mua bán nợ, tuy nhiên nội dung quy định chưa chi tiết và không đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường mua bán nợ phát triển. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 59/2006/QĐ- NHNN ngày 21/12/2006 về ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD thay thế Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN. Trong quá trình hội nhập, thị trường tài chính Việt Nam ngày một phát triển và có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì Quy chế mua, bán nợ này đã bộc lộ những điểm chưa thực sự phù hợp với thực tế (phạm vi điều chỉnh, quy định về bán nợ cho người không cư trú,...). Nhằm khắc phục những vấn đề còn bất cập trong hoạt động mua bán nợ, ngày 17/07/2015 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 09/2015/TT- NHNN quy định về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/9/2015 thay thế Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài văn bản về Quy chế mua, bán nợ của các TCTD, hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam còn bị điều chỉnh bởi một số văn bản như Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng,…

Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy phát triển của thị trường mua bán nợ xấu, trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về việc thành lập các công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng, nay đổi tên là Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và Công ty Quản lý tài sản (VAMC), khuyến khích về vốn và chính

sách thuế đối với các tổ chức này trong quá trình thực hiện mua bán nợ, từ đó tạo ra một môi trường để tăng nguồn cầu cũng như tạo nguồn “cung” có chất lượng cho thị trường mua bán nợ xấu. Cụ thể như sau:

- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC) đã chính thức ra đời theo Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định, các ngân hàng thương mại được phép thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành các quyết định như Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN về việc thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc ngân hàng thương mại, Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại.

- Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC), tiền thân là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1494/QĐ-BTC ngày 30/6/2010 của Bộ Tài chính; Thông tư số 79/2011/TT-BTC ngày 8/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam và hiện nay đã được thay thế bởi Thông tư số 135/2015/TT-BTC ngày 31/8/2015, theo đó tăng vốn điều lệ cho DATC từ 2.481 tỷ đồng lên thành 6.000 tỷ đồng.

- Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 26/06/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán nợ của VAMC cũng từng bước được hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý cho VAMC thực hiện mua, bán nợ xấu của các TCTD; đồng thời, khuyến khích TCTD bán nợ xấu cho VAMC như: Quyết định số 2358/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các TCTD trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC; Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC; Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC; Thông tư số

20/2014/TT-NHNN ngày 12/8/2014 của NHNN về khoản thu, tạm ứng của VAMC đối với các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt; Thông tư số 171/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 209/2013/TT- BTC ngày 27/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với VAMC. Ngoài ra, Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam như tăng vốn điều lệ cho VAMC từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng; tạo nguồn tiền cho VAMC mua nợ xấu theo giá trị thị trường qua việc cho phép VAMC phát hành trái phiếu để mua nợ; điều kiện của các khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị thị trường đã được sửa đổi theo hướng, khoản nợ chỉ cần đáp ứng một trong hai điều kiện “Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại”, hoặc “khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ”; trao quyền cho VAMC được xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã mua theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận đảm bảo thay vì thỏa thuận với cả TCTD bán nợ như quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP.

Là một tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, VAMC được hưởng các ưu đãi thuế để hỗ trợ cho hoạt động mua bán nợ của công ty. Theo Luật số 31/2013QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT được Quốc hội ban hành ngày 19/6/2013 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014), hoạt động bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của VAMC mua từ các TCTD không thuộc nhóm đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Theo Luật số 32/2013/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội ban hành ngày 19/6/2013 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014), thu nhập của VAMC cũng thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, Luật Kinh doanh bất động sản (Luật số 66/2014/QH13) được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015) đã nới rộng điều kiện cho người nước ngoài được quyền sở hữu bất động sản tại Việt Nam, qua đó tăng cường thu hút các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường mua bán nợ, góp phần xử lý nợ xấu của Việt Nam trong bối cảnh phần lớn các khoản nợ được thế chấp bằng BĐS.

Ngày 28/8/2015, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 14/2015/TT- NHNN có hiệu lực từ ngày 15/10/2015 sửa đổi, bổ sung quy định về việc mua, bán

và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Thông tư này cụ thể hóa những thay đổi trong Nghị định số 34/2015/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 31/3/2015. Thông tư này dự kiến sẽ có tác động lớn tới hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu qua VAMC, do có những sửa đổi, bổ sung quan trọng như tăng thêm lựa chọn cho các tổ chức tín dụng bán lại nợ xấu, để họ cân nhắc các phương án xử lý nợ xấu và tái tạo, sử dụng nguồn vốn và lợi ích liên quan.

Về cơ chế, chính sách thuế: Giải pháp nổi bật nhất là đã ban hành và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản suất kinh doanh, hỗ trợ thị trường của Chính phủ.

Về đăng ký giao dịch bảo đảm: Ngày 23/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm nhằm hỗ trợ cho DATC.

Về bán đấu giá tài sản: Để hỗ trợ cho hoạt động bán đấu giá của VAMC nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống ngân hàng, trên cơ sở quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 quy định về bán đấu giá tài sản và Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BTP hướng dẫn về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản là khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được VAMC mua của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.

Thực hiện cho vay theo cơ chế vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước: Thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với một số lĩnh vực, xem xét gia hạn thời gian cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với một số dự án, nhóm hàng xuất khẩu đặc biệt, bổ sung vốn cho Chương trình tín dụng đầu tư ưu đãi như Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn; mở rộng đối tượng cho vay liên quan đến một số công trình cơ sở hạ tầng,...

Về thi hành án dân sự: Liên quan đến việc mua bán nợ, ngày 6/6/2014, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước có Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm có nội dung liên quan đến việc mua bán nợ như hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ.

Bên cạnh đó, hàng loạt các Đề án bao gồm nhiều giải pháp đồng bộ đối với từng lĩnh vực mới đây đã được ban hành, theo đó tác động tích cực đến công tác xử lý nợ xấu ngân hàng thời gian tới như Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”, Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”, Đề án “Tái cấu trúc DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, Đề án tổng thể “Tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc triển khai các Đề án này đều có mối liên quan tác động chặt chẽ với nhau và với quá trình xử lý nợ xấu.

2.2.1.2. Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng a. Số lượng các tổ chức tín dụng bán nợ

Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/7/2013. Đến 31/12/2013, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu của 32 TCTD, năm 2014 là 39 TCTD và sang năm 2015 là 41 TCTD. Có thể thấy, các TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3% của hệ thống ngân hàng đều tham gia bán nợ cho VAMC.

b. Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu thông qua các công ty mua bán nợ

Số lượng khách hàng được DATC hỗ trợ xử lý nợ xấu đã tăng mạnh qua các năm 2011, 2012 (năm 2011 tăng 69 khách hàng so với năm 2010, năm 2012 tăng 21 khách hàng so với năm 2011). Tuy nhiên kể từ năm 2013, số lượng này giảm mạnh khi các TCTD thực hiện chủ trương của Ngân hàng nhà nước về xử lý nợ xấu thông qua VAMC. Số lượng khách hàng được DATC hỗ trợ đã giảm từ 102 khách hàng năm 2012 xuống còn 93 khách hàng năm 2013, 54 khách hàng năm 2014 và 62 khách hàng năm 2015.

Bảng 2.10: Số lượng doanh nghiệp được DATC mua nợ, hỗ trợ xử lý nợ giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Nội dung Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Công ty 100% vốn nhà nước 79 99 87 46 54

Công ty cổ phần 2 3 6 8 8

Tổng 81 102 93 54 62

Tỷ lệ tăng (giảm) % 25,9% -8,8% -41% 14,8%

Nguồn: Tổng hợp [5]

Số lượng khách hàng được VAMC mua nợ từ các TCTD có sự biến chuyển lớn qua các năm: ngay từ năm đầu đi vào hoạt động, số lượng khách hàng được VAMC mua nợ từ các TCTD là 963 khách hàng, năm 2014 là 5.304 khách hàng (tăng 4.341 khách hàng tương đương tăng 450,78% so với năm 2013) và năm 2015 là 9.750 khách hàng (tăng 4.446 khách hàng tương đương tăng 83,82% so với năm 2014).

Nguồn: Tổng hợp [5, 6]

Biểu đồ 2.8: Số lượng khách hàng được DATC, VAMC mua nợ và hỗ trợ xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015

c. Số lượng các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp

Cho đến nay, trên thị trường có khoảng 20 công ty mua bán nợ thuộc các định chế tài chính và hai công ty mua bán nợ của Nhà nước. Tuy nhiên, các công ty mua bán nợ thuộc các định chế tài chính chủ yếu thực hiện việc quản lý nợ, khai thác tài sản của công ty mẹ và hầu như chưa mở rộng phạm vi hoạt động sang các TCTD và các tổ chức tài chính khác. Như vậy, có thể thấy trên thị trường mới chỉ có hai công ty mua bán nợ của Nhà nước là DATC (thành lập từ năm 2003, chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2004) và VAMC (thành lập năm 2013) tham gia thực sự vào việc mua bán nợ xấu và bước đầu có những đóng góp quan trọng vào việc xử lý nợ xấu của các TCTD.

d. Nợ xấu của các TCTD đã bán cho công ty mua bán nợ

Trong hơn 10 năm hoạt động, DATC thực hiện phương thức mua bán nợ xấu chủ yếu theo thỏa thuận và theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thay đổi phương thức tiếp cận khai thác nợ xấu từ nhiều nguồn khác nhau như: Từ các TCTD có nợ xấu, tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp có nợ xấu, khai thác thông tin nợ xấu từ các kênh khác nhau như từ các Bộ, Ngành, Ngân hàng Nhà nước. Trong giai đoạn 2011-2015, DATC đã mua 10.561 tỷ đồng giá trị các khoản nợ theo sổ sách, trong đó riêng trong năm 2015, giá trị các khoản nợ xấu đã mua gần bằng 50% của cả giai đoạn 2011-2015. Mặc dù số lượng doanh nghiệp được mua nợ xấu giảm nhiều như đã đề cập ở trên nhưng tổng giá trị các khoản nợ DATC đã mua là lớn và tăng mạnh qua các năm chứng tỏ giá trị khoản nợ xấu theo sổ sách trên mỗi doanh nghiệp (chủ yếu là các Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước) những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2015 lớn hơn rất nhiều so với năm 2011, 2012. Giá vốn mua nợ giai đoạn 2011-2015 là 3.508 tỷ đồng, tương đương 33,2% giá trị sổ sách khoản nợ xấu.

So với DATC, kết quả mua nợ xấu của VAMC cao hơn nhiều. VAMC sử dụng phương thức mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt. Trong ba năm hoạt động kể từ khi được thành lập (2013-2015), VAMC đã ký hợp đồng và duyệt mua tổng giá trị nợ gốc của các khoản nợ xấu là 243.252 tỷ đồng, trong đó tốc độ ký hợp đồng và duyệt mua nợ xấu năm 2014 tăng 59.355 tỷ đồng (159,99%) so với năm 2013, năm 2015 tăng 13.242 tỷ đồng (13,73%) so với năm 2014. Giá vốn

mua nợ giai đoạn 2013-2015 là 207.841 tỷ đồng, tương đương 85,44% giá trị sổ sách khoản nợ xấu.

Như vậy, với số nợ xấu TCTD đã bán cho công ty DATC và VAMC giai đoạn 2011-2015 là 253.813 tỷ đồng, theo tính toán cho thấy tỷ lệ nợ xấu TCTD đã bán cho công ty mua bán nợ đã tăng nhanh qua các năm, đặc biệt kể từ khi VAMC đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)