Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
2.2.2. Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều sâu
Theo tính toán tại bảng 2.11, tỷ lệ nợ xấu TCTD đã bán cho các công ty mua bán nợ năm 2014, 2015 lần lượt chiếm 40,34% và 49,49% so với tổng nợ xấu ban đầu.
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu TCTD đã bán cho DATC, VAMC giai đoạn 2011-2015 Năm Nợ xấu đã bán
(tỷ đồng)
Nợ xấu còn lại (tỷ đồng)
Tổng nợ xấu trước khi bán (tỷ đồng)
Nợ xấu đã bán/Tổng nợ
xấu (%)
2011 1.047 80.625 81.672 1,28
2012 777 118.408 119.185 0,65
2013 38.968 116.494 155.462 25,07
2014 98.206 145.183 243.389 40,34
2015 114.815 117.198 232.013 49,49
Tổng 253.813 577.908 831.721 30,52
Nguồn: Tính toán của NCS Như vậy, với những chỉ đạo sát sao từ NHNN, nỗ lực từ phía các TCTD và các công ty mua bán nợ nên nợ xấu còn lại của hệ thống ngân hàng đến 31/12/2015 đã về mức 117.198 tỷ đồng, giảm 1,02% so với nợ xấu năm 2012.
Trong giai đoạn từ 2011-2015, năm 2015 là năm đầu tiên nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng đã giảm về dưới 3%, kết quả này đã thể hiện quyết tâm cao của NHNN trong việc thực hiện tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các TCTD, tạo điều kiện cho các TCTD hoạt động lành mạnh, hiệu quả, từng bước áp dụng chuẩn mực về quản trị phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
3,06%
4,08%
3,61%
3,25%
2,72%
0,00%
1,00%
2,00%
3,00%
4,00%
5,00%
2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ lệ nợ xấu
Nguồn: Tổng hợp [21]
Biểu đồ 2.9: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015
Cùng với việc đẩy mạnh mua nợ xấu, hai công ty mua bán nợ của Nhà nước cũng tăng cường hoạt động thu hồi nợ, xử lý nợ xấu đối với các doanh nghiệp đã mua nợ.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp [5]
Biểu đồ 2.10: Tình hình mua nợ xấu và thu hồi nợ của DATC giai đoạn 2011-2015
Sau khi mua nợ xấu, chuyển đổi quyền chủ nợ từ các TCTD, giai đoạn 2011-2015, DATC đã thực hiện chuyển nợ thành vốn góp là 532 tỷ đồng, tham gia hỗ trợ công tác quản trị và thực hiện tái cơ cấu thành công 39 doanh nghiệp,
6.000 5.000 4.000 3.000 2.000 1.000
-
trong đó tái cơ cấu và cổ phần hóa thành công 28 DNNN không đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần (âm vốn chủ sở hữu) và phục hồi thành công 11 công ty cổ phần có vốn nhà nước làm ăn thua lỗ. Sau khi được tái cơ cấu, các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh (tổng giá trị cổ tức DATC thu được là 107,9 tỷ đồng) và tiếp tục đóng góp vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, DATC cũng tích cực thực hiện các biện pháp thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm, kết quả giai đoạn 2011-2015 đạt 2.886 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi từ việc thu nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm đạt 82,2% so với giá vốn mua nợ.
Với thời gian hoạt động ngắn hơn so với DATC và khối lượng nợ xấu mua về từ các TCTD rất lớn, VAMC đã phối hợp chặt chẽ với các TCTD làm việc với khách hàng và các bên liên quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp như thực hiện đôn đốc thu hồi nợ, điều chỉnh lãi suất, miễn giảm lãi/phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng trả nợ và tiếp tục vay vốn để sản xuất kinh doanh. Đồng thời, thực hiện ủy quyền cho các TCTD thu hồi nợ và ủy quyền các nội dung liên quan đến khởi kiện cho một số TCTD đang thực hiện khởi kiện, thi hành án đối với khách hàng. Lũy kế từ năm 2013 đến năm 2015, VAMC đã thực hiện điều chỉnh lãi suất cho 28 khoản nợ của 9 khách hàng với dư nợ gốc được điều chỉnh là 367 tỷ đồng; miễn giảm lãi/phí cho 17 khách hàng với số tiền miễn giảm là 66 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 11 khách hàng với dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 446 tỷ đồng. Cùng với việc cơ cấu lại nợ, VAMC đã trao đổi với TCTD để tiếp tục cấp hạn mức 950 tỷ đồng cho 2 khách hàng để hoàn thiện 2 dự án, đến nay đã giải ngân được 425 tỷ đồng. Ngoài ra, từ năm 2013-2015, VAMC cũng tích cực phối hợp với các TCTD để thu hồi nợ đạt 18.886 tỷ đồng và bán nợ, bán TSĐB với giá bán đạt 3.897 tỷ đồng. Tuy nhiên, có thể thấy kết quả thu hồi, xử lý nợ xấu của VAMC còn rất hạn chế, tỷ lệ thu hồi từ việc thu nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm giai đoạn kể từ khi thành lập năm 2013 đến hết năm 2015 mới chỉ đạt 11%
so với giá vốn mua nợ.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp [6]
Biểu đồ 2.11: Tình hình mua nợ xấu và thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2013-2015
Như vậy, qua hoạt động của hai công ty mua bán nợ của Nhà nước giai đoạn 2011-2015, nợ được thu hồi đạt 25.669 tỷ đồng, đạt 12,1% so với giá vốn mua nợ trên thị trường.
Bảng 2.12: Tình hình mua nợ xấu và thu hồi nợ của DATC, VAMC giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Nội dung
Năm 2011
Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DATC DATC DATC VAMC Tổng DATC VAMC Tổng DATC VAMC Tổng
Tổng dư nợ
gốc đã mua 1.047 777 1.868 37.100 38.968 1.751 96.455 98.206 5.118 109.697 114.815 Giá vốn
mua nợ 140 222 555 30.947 31.502 727 77.705 78.432 1.864 99.189 101.053 Thu hồi nợ,
trong đó 116 96 192 145 337 732 4.875 5.607 1.750 17.763 19.513 Bán nợ,
bán TSĐB 116 96 192 - 192 732 2.263 2.995 1.750 1.634 3.384 Thu hồi nợ - - - 145 145 - 2.612 2.612 - 16.129 16.129 Tỷ lệ thu
hồi (%) 82,9% 43,2% 34,6% 0,5% 1,1% 100,7% 6,3% 7,1% 93,9% 17,9% 19,3%
Nguồn: Tổng hợp [5, 6]
2.2.2.2. Kết quả kinh doanh từ hoạt động mua bán nợ của các công ty mua bán nợ
Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ của DATC: DATC có các hoạt động chủ yếu như tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ, mua bán nợ và tài sản, tái cơ cấu doanh nghiệp và quản lý vốn góp, thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn góp. Trong năm 2011, 2012, doanh thu từ hoạt động mua bán nợ mới chỉ chiếm tỷ trọng lần lượt 44,2% và 37,7% trên tổng doanh thu và là nguồn thu lớn thứ hai (sau doanh thu từ tài chính và khác) trong tổng doanh thu của DATC. Tuy nhiên, nguồn thu này đã tăng rất mạnh và là nguồn thu chủ đạo của DATC trong thời gian từ 2013-2015, năm 2013 chiếm 56%; năm 2014 và 2015 đều chiếm trên 70% trong tổng doanh thu của DATC.
Tổng doanh thu giai đoạn 2011-2015 của DATC là 4.967 tỷ đồng, trong đó doanh thu năm 2015 là 2.366 tỷ đồng, tăng 342% so với năm 2011; tổng lợi nhuận trước thuế là 869 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trước thuế năm 2015 là 310 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2011 (183 tỷ đồng); tổng số nộp ngân sách nhà nước là 446 tỷ đồng, trong đó số nộp năm 2015 là 280 tỷ đồng, tăng 483% so với năm 2011 (48 tỷ đồng). Tính đến cuối năm 2015, vốn điều lệ của DATC là 6.000 tỷ đồng, tăng 142% so với cuối năm 2011 (2.481 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu là 5.446 tỷ đồng, tăng 97% so với năm 2011 (2.759 tỷ đồng). Lợi nhuận và nộp NSNN tăng dần qua các năm, cho thấy hoạt động kinh doanh có hiệu quả, quy mô vốn chủ sở hữu của DATC cũng gia tăng mặc dù hoạt động mua bán nợ là hoạt động đặc thù, có tính rủi ro cao. Từ số liệu phân tích có thể khẳng định công ty đã bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao.
Bảng 2.13: Doanh thu của DATC giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Mua bán nợ 236.522 185.777 300.022 732.240 1.750.540 Tiếp nhận nợ và tài
sản loại trừ 13.732 19.180 15.018 23.697 84.250
Thoái vốn 46.583 58.401 47.029 136.509 289.760
Tài chính và khác 238.120 229.039 173.511 145.303 241.170 Tổng doanh thu 534.957 492.397 535.580 1.037.749 2.365.720
% tăng doanh thu -7,96% 8,77% 93,76% 127,97%
Nguồn: Tổng hợp [7]
Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ của VAMC: Hoạt động chính của VAMC là mua bán và xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, NHNN vẫn chưa có thông báo về tỷ lệ % được thu trên số tiền thu hồi nợ nên doanh thu chủ yếu đến nay của VAMC vẫn là doanh thu tài chính. Nếu trong thời gian tới VAMC đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ, các chi phí cho hoạt động xử lý nợ sẽ gia tăng rất lớn, nếu vẫn chưa có tỷ lệ thu thì VAMC sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối thu chi.
Bảng 2.14: Doanh thu, chi phí của VAMC giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu 11.884 32.874 26.599
Chi phí 9.931 34.429 39.350
Nguồn: Tổng hợp [6]
2.2.2.3. Mức độ đa dạng phương thức mua nợ, chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ xấu
a. Phương thức mua nợ: Các công ty mua bán nợ mới triển khai một số ít phương thức mua nợ xấu.
Phương thức chủ yếu được áp dụng khi mua nợ xấu của TCTD tại DATC là mua theo thỏa thuận và mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Phương thức mua nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, giá cả mua bán sẽ do các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan xem xét, xây dựng, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Còn tại VAMC, phương thức mua nợ xấu là mua bằng phát hành trái phiếu đặc biệt.
Như vậy, có thể thấy chỉ có DATC là mua đứt các khoản nợ xấu, thanh toán bằng tiền và chủ động trong việc xử lý nợ xấu đã mua, còn VAMC mua nợ theo giá trị ghi sổ và thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt. Khi trái phiếu đặc biệt đến hạn thanh toán, TCTD bán nợ trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ xấu đó cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ, đồng thời:
- Trường hợp chưa thu hồi được đầy đủ giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu: TCTD bán nợ mua lại khoản nợ xấu từ VAMC theo giá trị ghi sổ số dư nợ
gốc đang theo dõi trên sổ sách của VAMC, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay đối với trường hợp chuyển một phần khoản nợ xấu thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay (nếu có).
- Trường hợp đã thu hồi được đầy đủ giá trị khoản nợ xấu (bao gồm cả trường hợp toàn bộ khoản nợ xấu đã được bán cho tổ chức, cá nhân) thì TCTD bán nợ mua lại khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay đối với trường hợp chuyển một phần khoản nợ xấu thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay (nếu có).
- Trường hợp toàn bộ khoản nợ xấu được chuyển thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp thì TCTD bán nợ mua lại khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay.
b. Sự đa dạng về thành phần kinh tế của các tổ chức mua bán nợ xấu:
Hiện nay tham gia vào việc mua bán nợ xấu với các TCTD chủ yếu có hai công ty mua bán nợ của Nhà nước, chưa có sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế như công ty mua bán nợ thuộc các định chế tài chính, các cá nhân và doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhu cầu mua nợ xấu.