Hoạt động của các công ty mua bán nợ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam (Trang 82 - 93)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY

2.1.3. Hoạt động của các công ty mua bán nợ

2.1.3.1. Hoạt động của công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) thuộc các ngân hàng thương mại

Ở các thị trường tài chính phát triển, bên cạnh các định chế tài chính như ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, các công ty chuyên quản lý mua bán nợ luôn tồn tại. Ở Việt Nam, khái niệm “Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản” chính thức ra đời năm 2001 từ Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại.

Tính đến nay, các AMC ở Việt Nam có khoảng 20 công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc sở hữu 100% vốn của các NHTM, do đó AMC nhận được sự hỗ trợ lớn của công ty mẹ về tài chính, nhân sự và thương hiệu. AMC đầu tiên được thành lập vào năm 1995 (Vietcombank AMC), các AMC được thành lập nhiều nhất vào năm 2009, 2010. Mặc dù xuất hiện từ lâu nhưng mô hình AMC chưa thực sự phát triển ở Việt Nam và phụ thuộc rất lớn vào định hướng phát triển của công ty mẹ. Ngoài ra có khá nhiều công ty tư nhân/cổ phần được thành lập nhằm thực hiện một số chức năng của AMC như: Tư vấn thủ tục thu hồi nợ, xử lý nợ, đòi nợ.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: NCS tự tổng hợp từ Báo cáo thường niên các ngân hàng Biểu đồ 2.5: Quy mô vốn của một số AMC thuộc NHTM

Về vốn điều lệ của các AMC: Đa số các AMC có vốn điều lệ từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng. Chỉ có AMC của ngân hàng Eximbank có số vốn trên 1.000 tỷ đồng.

Có thể thấy, việc thành lập AMC để tận thu nợ xấu, hạn chế tối đa tổn thất tài sản, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính là một nhiệm vụ cấp thiết của NHTM.

Mặt khác, theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, các NHTM không được trực tiếp kinh doanh bất động sản (BĐS) trong khi BĐS là tài sản bảo đảm phổ biến nhất. Đó là lý do các NHTM gặp khó khăn trong việc khai thác lợi nhuận từ tài sản bảo đảm và không chủ động xử lý được tài sản bảo đảm. Vì vậy, công tác Quản lý nợ và khai thác tài sản luôn được các NHTM rất quan tâm. Hoạt động của AMC thuộc các NHTM gồm tiếp nhận, quản lý các khoản nợ xấu, tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất; bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng, định giá tài sản bảo đảm,... Tuy nhiên, hoạt động của AMC đa phần vẫn chỉ gói gọn trong việc quản lý nợ và khai thác tài sản của công ty mẹ, chưa mở rộng phạm vi hoạt động sang các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác. Một số công ty chỉ được thành lập để xử lý một vụ việc nhất định và bị giải thể sau khi xử lý xong (trường hợp AMC của Vietcombank, được thành lập năm 1995, sau khi xử lý vụ án Minh Phụng Epco đã bị giải thể).

Về kết quả hoạt động của các AMC liên quan đến xử lý nợ xấu, có thể kể đến hoạt động của công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng TMCP Á Châu (viết tắt ACBA). ACBA có nhiệm vụ chính là quản lý và thu hồi nợ xấu toàn hệ thống ACB. Năm 2012, kết quả thu nợ đạt 662 tỷ đồng (chiếm 24,7% tỷ lệ dư nợ quá hạn ACBA quản lý), số hồ sơ thanh lý là 584 hồ sơ. Năm 2013, kết quả thu nợ:

1.061 tỷ đồng (chiếm 29,6% dư nợ quá hạn quản lý); số hồ sơ thanh lý: 429 hồ sơ;

Năm 2014, kết quả thu nợ: 994 tỷ đồng (chiếm 28,5% dư nợ quá hạn quản lý); số hồ sơ thanh lý: 295 hồ sơ [24]. Còn lại đa số các công ty AMC hoạt động và phát triển trên các hoạt động chủ yếu như thẩm định, định giá, quản lý tài sản bảo đảm, điển hình như hoạt động của công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Vietinbank:

doanh thu năm 2013 là 21,6 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động định giá và thẩm định gần 10,2 tỷ đồng; năm 2014 có doanh thu 16,82 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động định giá gần 12 tỷ đồng; các dữ liệu về kết quả thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm không thấy công bố trong các báo cáo của công ty hoặc ngân hàng [32].

2.1.3.2. Hoạt động của công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) a. Quá trình hình thành và phát triển của DATC

Từ khi thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 đến nay, quá trình hình thành của DATC có thể chia làm 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn từ 2003-2010

Đây là giai đoạn hình thành DATC thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Ngày 05/06/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004, được công nhận Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt theo Quyết định số 55/2004/QĐ-TTg ngày 06/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất (gọi tắt là nợ và tài sản tồn đọng) góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm vụ của DATC phải bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại DATC và vốn của DATC đầu tư tại các doanh nghiệp khác.

Giai đoạn từ 2011-2014

Trên cơ sở Đề án chuyển đổi Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt ngày 30/06/2010, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đã chính thức chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu vào ngày 29/4/2014 với vốn điều lệ là 2.481 tỷ đồng.

Giai đoạn này DATC có nhiệm vụ mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp (bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ) bằng các hình thức: thỏa thuận trực tiếp, đấu giá

hoặc theo chỉ định của các cấp có thẩm quyền; tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước; xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua; tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng; được sử dụng vốn để đầu tư bằng các hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn từ tháng 11/2015 đến nay

Vốn điều lệ của DATC được nâng từ 2.481 tỷ đồng lên thành 6.000 tỷ đồng. Với mức vốn điều lệ mới này, DATC được tiếp thêm năng lực tài chính trong xử lý nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp.

b. Mô hình hoạt động của DATC

DATC được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, Thông tư số 135/2015/TT-BTC ngày 31/8/2015 của Bộ Tài chính ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong những ngày đầu mới thành lập, Công ty chỉ có 5 phòng ban với hơn 20 cán bộ, hầu hết là cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính được điều động về từ Cục Tài chính Doanh nghiệp - Bộ Tài chính. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty đã có hơn 150 cán bộ với cơ cấu tổ chức gồm: Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên;

Ban Tổng giám đốc; Giúp việc cho Ban Tổng giám đốc gồm: Khối Văn phòng;

Trung tâm giao dịch, đầu tư, tư vấn mua bán nợ và tài sản và 9 Ban chức năng (Ban thư ký tổng hợp, Ban tài chính- kế toán, Ban hợp tác đối ngoại, Ban nhân sự, Ban pháp chế, Ban quản lý đầu tư, Ban mua bán nợ 1, Ban mua bán nợ 2, Ban tiếp nhận xử lý nợ và tài sản), hai chi nhánh (tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng). Mô hình tổ chức theo chức năng như hiện nay của DATC có ưu điểm: nếu khối lượng công việc càng cao thì hiệu suất công việc càng được cải thiện nhờ giảm được chi phí, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức. Mặt khác, mô hình này cũng rất thuận lợi trong việc đào tạo được nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn sâu về chức năng của từng bộ phận. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp trước yêu cầu đặt ra về nhu cầu mua bán nợ, tái cấu trúc ngày càng lớn của các TCTD và doanh nghiệp trong thời gian tới.

Nguồn: [5]

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tổ chức của DATC c. Hoạt động kinh doanh của DATC giai đoạn 2011-2015

Qua quá trình hoạt động, cùng với chủ trương tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015 theo Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012, DATC cũng đã tích cực tham gia, hỗ trợ quá trình tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN thông qua các hoạt động chủ yếu như: (i) mua, bán, xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp để DNNN đủ điều kiện chuyển đổi thành công ty cổ phần; (ii) tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản loại trừ khỏi giá trị DNNN sắp xếp, cổ phần hóa, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp lành mạnh hóa tài chính và tận thu cho Nhà nước; (iii) xử lý nợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mua nợ, xử lý tài chính cho doanh nghiệp.

Mua bán nợ là lĩnh vực rất mới mẻ tại Việt Nam hiện nay, nhưng xét về bản chất đó là một hoạt động kinh tế rất cơ bản ở các doanh nghiệp, trong đó nổi bật là mối quan hệ kinh tế giữa ba chủ thể: Bên bán nợ (chủ nợ cũ) - Bên mua nợ (chủ nợ mới) - Bên khách nợ (hoặc bảo đảm) thông qua việc chuyển giao tài sản đặc biệt là các khoản nợ. Các hoạt động của DATC nhằm tạo ra công cụ mới

Hội đồng thành viên

Ban Tổng giám đốc

Các Ban

Khối văn phòng

Chi nhánh tại TP.HCM

Chi nhánh tại Đà Nẵng

Trung tâmgiao dịch, đầu tư, tư vấn mua bán nợ

và tài sản Kiểm soát

viên

thích hợp với nền kinh tế thị trường để giúp các doanh nghiệp xử lý nợ và tài sản tồn đọng, nhằm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, giao, khoán, bán và cho thuê doanh nghiệp. Thời gian qua, tuy gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng DATC cũng thu được những kết quả đáng khích lệ. Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm, trách nhiệm xã hội với khách hàng thực hiện một cách hiệu quả.

Khách hàng là các ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng hiểu biết hơn về nghiệp vụ và mục tiêu hoạt động của Công ty.

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của DATC giai đoạn từ 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015 1 Tổng Doanh thu 534.957 492.397 535.580 1.037.749 2.365.720 2 Lợi nhuận trước thuế 183.265 186.291 55.253 135.360 310.000

3 Nộp NSNN 48.233 54.910 20.403 42.896 279.780

Nguồn: Tổng hợp [7]

Thực hiện trách nhiệm quản lý và kiểm soát tài chính trong các doanh nghiệp được DATC tái cơ cấu, một số doanh nghiệp đã trả hết nợ, kinh doanh có hiệu quả, các chỉ tiêu kinh doanh như: Doanh thu, lợi nhuận, cổ tức, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ DATC thu hồi nợ đạt trên 100% giá mua nợ, điển hình là các doanh nghiệp sau: Công ty cổ phần (CP) Đường Kon Tum (giá mua nợ 44,855 tỷ đồng, thu được 90,384 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi nợ đạt 201,5%. Hiện nay giá cổ phiếu của CTCP Đường Kon Tum (KTS) trên HNX khoảng 37.000đ/cổ phiếu); Công ty CP Mía Đường Sơn La (giá mua nợ 77,269 tỷ đồng, thu được 128,240 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi nợ đạt 166%); Công ty CP Sadico Cần Thơ (giá mua nợ 94,991 tỷ đồng, thu được 103,015 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi nợ đạt 108,4%.

Hiện nay giá cổ phiếu của CTCP Sadico Cần Thơ (SDG) trên HNX khoảng 40.000đ/cổ phiếu); Công ty CP 677 (giá mua nợ 19,279 tỷ đồng, thu được 23,455 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi nợ đạt 121,7%).

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động của một vài công ty sau khi mua bán nợ thành công Khách nợ của DATC Thời gian thực

hiện mua bán nợ

Thời gian bắt đầu có lãi

Cổ tức năm 2013

Cổ tức năm 2014

Công ty CP đường Kon Tum Năm 2007 Năm 2009 20% 50%

Công ty CP Mía đường Sơn La Năm 2007 Năm 2008 12% 20%

Công ty CP Sadico Cần Thơ Năm 2007 Năm 2007 45% 30%

Công ty CP Procimex Việt Nam Năm 2007 Năm 2008 5%

Nguồn: Tổng hợp [55, 56]

Bên cạnh hoạt động mua nợ, DATC cũng tập trung vào xử lý các phương án đã mua để thu hồi vốn. DATC xếp thứ 119 trong tốp 1.000 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp.

Hoạt động của công ty cũng mở ra một hướng mới trong việc củng cố, sắp xếp lại và chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ không còn vốn Nhà nước, không đủ điều kiện cổ phần hoá, giúp các doanh nghiệp đó tránh khỏi bị phá sản, xử lý được triệt để các tồn tại về tài chính, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh để được tiếp tục tồn tại và phát triển có hiệu quả hơn. Cũng thông qua hoạt động này, Công ty đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho một số Tổng công ty Nhà nước thực hiện cổ phần hoá như Tổng công ty Sông Hồng...

Việc xử lý nợ tồn đọng được Công ty chú ý ngay từ khâu thẩm định hồ sơ mua nợ. Trên cơ sở đặc điểm món nợ mua, Công ty sẽ lựa chọn hình thức xử lý phù hợp. Ngoài hình thức thu nợ, bán tài sản bảo đảm của khoản nợ, DATC còn đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp khách nợ để áp dụng hình thức tái cơ cấu tài chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp khách nợ có điều kiện lành mạnh tài chính và phát triển sau khi cơ cấu lại.

Thực tế quá trình chuyển đổi thời gian qua và số liệu từ các ngân hàng, doanh nghiệp cho thấy có một khối lượng nợ tồn đọng (thể hiện đại đa số dưới dạng các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại) cần phải xử lý để vừa hỗ trợ ngân hàng nâng cao năng lực tài chính cho chuyển đổi, vừa giúp xử lý tài chính để các doanh nghiệp nhà nước đủ điều kiện cổ phần hoá. So với nhu cầu xử lý nợ và sự kỳ vọng của Bộ Tài chính thì quy mô hoạt động thời gian qua của Công ty còn khá khiêm

tốn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của DATC qua hơn 10 năm hoạt động đã chứng tỏ được tiềm năng to lớn của công ty trong việc thúc đẩy tiến trình xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tái cơ cấu doanh nghiệp và hình thành thị trường mua bán nợ xấu có tổ chức.

2.1.3.3. Hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC)

a. Quá trình hình thành và phát triển của VAMC

Vấn đề tìm kiếm một mô hình xử lý nợ xấu phù hợp cho Việt Nam đã được đặt ra từ năm 2011, khi bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo về mức nợ xấu tăng cao của hệ thống ngân hàng và những hệ lụy của nó đối với nền kinh tế. Năm 2012 yêu cầu này càng trở lên cấp bách bởi khối nợ xấu ngày càng lớn và làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Những tháng đầu năm 2013, nợ xấu tiếp tục xu hướng tăng và tình hình cũng không khả quan mặc dù các TCTD đã có những biện pháp tự xử lý nhằm giảm nợ xấu. Trước tình hình đó, ngày 25/3/2013, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 644/QĐ-NHNN thành lập “Ban trù bị thành lập Công ty Quản lý tài sản” với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật và các văn bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD. Ngày 18/05/2013, VAMC được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản) và chính thức khai trương đi vào hoạt động vào ngày 26/7/2013. VAMC được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH Một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Hoạt động của Công ty nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, trực tiếp thực hiện đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD của Thủ tướng Chính phủ. Công ty được Thống đốc NHNN ban hành Quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ. Công ty là loại hình doanh nghiệp mới đặc thù, hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)