CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LILAMA2
2.2 Thực trạng dự toán ngân sách tại Trường Cao đẳng nghề LILAMA2
2.2.2 Thực trạng công tác lập dự toán
2.2.2.3 Phương pháp lập dự toán ngân sách
Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán của năm trước và thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách năm kế hoạch cũng nhƣ tình hình nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể được giao, Trường Cao đẳng nghề LILAMA2 tiến hành công tác lập các dự toán ngân sách.
Số liệu trong các dự toán ngân sách đƣợc lập theo các mốc thời gian nhƣ sau:
tình hình thực hiện dự toán năm trước, ước tính tình hình thực hiện dự toán của năm hiện tại và dự toán cho các năm kế hoạch. Cụ thể, số liệu tình hình thực hiện dự toán của năm trước được lấy từ số liệu thực tế trong sổ sách kế toán; số liệu ước tính thực hiện cho năm hiện tại căn cứ vào số liệu thực tế trong sổ sách kế toán 6 tháng đầu năm hiện tại và số liệu dự toán đã đƣợc giao ở năm hiện tại; dự toán cho năm kế hoạch sẽ đƣợc tiến hành ƣớc tính chi tiết cho từng nội dung. Có 3 cách ƣớc tính hiện đang được áp dụng đồng thời trong quá trình lập dự toán tại Trường Cao đẳng nghề LILAMA2 là:
Dựa trên nguồn lực hiện có và nhu cầu dự kiến phát sinh trong tương lai. Ví dụ: ước tính lương và các khoản phụ cấp theo lương, ước tính học phí thu đƣợc, ƣớc tính số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học, dự tính diện tích xây dựng mới, …
Dựa vào số liệu năm quá khứ hoặc năm hiện tại cộng với tỷ lệ phần trăm ƣớc tính gia tăng, tuy nhiên một số chỉ tiêu đƣợc lấy bằng với số liệu của quá khứ hoặc của năm hiện tại.
Dựa vào kinh nghiệm của Trưởng phòng tài chính kế toán, thường chỉ áp dụng đối với các khoản mục chi thường xuyên.
Công tác lập dự toán ngân sách của Trường Cao đẳng nghề LILAMA2 cụ thể như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh năm kế hoạch
Đơn vị lập: Dự toán chỉ tiêu tuyển sinh năm kế hoạch do phòng đào tạo lập ra.
Nội dung: Bảng dự toán báo cáo về tình hình thực hiện công tác đào tạo ở các bậc đào tạo tại trường bao gồm hệ kỹ sư thực hành, cao đẳng nghề nâng cao quốc tế, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề.
Cách lập: Căn cứ vào kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh các hệ đào tạo năm hiện tại, ƣớc tính thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh năm kế hoạch. Ban giám hiệu yêu
cầu phòng đào tạo đánh giá quy mô đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo, đánh giá cụ thể về tình hình thực hiện, thực trạng, thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh năm học hiện tại. Đồng thời ƣớc tính thực hiện số lượng tuyển sinh các hệ đào tạo tại trường năm kế hoạch theo các nhóm ngành nghề từ đó lập Dự toán chỉ tiêu tuyển sinh năm kế hoạch.
Minh họa: Kế hoạch năm 2015 trường sẽ tuyển sinh các hệ đào tạo như sau:
150 sinh viên hệ kỹ sƣ thực hành khóa 01, đây là hệ đào tạo đƣợc Thủ tướng cho phép đào tạo thí điểm bắt đầu từ năm học 2015.
Đối với hệ cao đẳng nghề nâng cao quốc tế tăng 111% so với kế hoạch năm 2014, cụ thể chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 là 250 sinh viên.
Đối với hệ cao đẳng nghề đƣợc lấy bằng số liệu tuyển sinh năm 2014, cụ thể năm 2015 chỉ tiêu tuyển sinh là 425 sinh viên.
Đối với hệ trung cấp nghề tăng 110% so với kế hoạch năm 2014, cụ thể chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 là 550 sinh viên.
Đối với sơ cấp nghề tăng 110% so với kế hoạch năm 2014, cụ thể năm 2015 chỉ tiêu tuyển sinh là 935 học viên.
(Phụ lục 4 trình bày Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015)
Báo cáo quy mô đào tạo năm kế hoạch
Đơn vị lập: Sau khi xác định đƣợc chỉ tiêu tuyển sinh năm kế hoạch, phòng đào tạo tiến hành lập Báo cáo quy mô đào tạo.
Nội dung: Báo cáo này cung cấp thông tin về số lƣợng sinh viên dự kiến đào tạo tại trường đến ngày 31/12 năm hiện tại. Bao gồm các sinh viên học bậc kỹ sư thực hành (4 năm), cao đẳng nghề nâng cao quốc tế (3 năm), cao đẳng nghề (3 năm), trung cấp (2 năm), chi tiết cho từng ngành đào tạo tại Trường.
Cách lập:
Quy mô đào tạo = Số SV có mặt ngày 01 tháng 01 – Số SV ra trường + Số SV tuyển mới
Trong đó:
Số sinh viên có mặt ngày 01 tháng 01 năm hiện tại: dựa vào số liệu thống kê.
Số sinh viên ra trường: dựa vào tiến độ học tập của sinh viên để ước tính.
Số sinh viên tuyển mới: dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh năm kế hoạch.
Minh họa: xác định quy mô đào tạo đối với bậc cao đẳng nghề Điện công nghiệp: số sinh viên có mặt ngày 01 tháng 01 năm 2014 là 482 sinh viên. Dựa trên số liệu thống kê kết quả học tập dự kiến tháng 09 năm 2014 có 98 sinh viên ra trường và dự kiến tuyển sinh thêm 100 sinh viên vào kỳ tuyển sinh tháng 08 năm 2014. Nhƣ vậy, ƣớc tính quy mô đào tạo bậc cao đẳng điện công điện đến tháng 12 năm 2014 là 484 sinh viên. Các số liệu đối với quy mô đào tạo ở các ngành nghề khác cũng được tính tương tự.
(Phụ lục 5 trình bày Quy mô đào tạo năm 2014).
Cơ sở tính chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề năm kế hoạch Đơn vị lập: Bảng dự toán Cơ sở tính chi sự nghiệp giáo dục đào tạo do phòng tài chính kế toán lập.
Nội dung: Bảng này dự toán về tổng số chi thường xuyên và tổng số thu liên quan tới sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Cách lập: Tổng số thu bao gồm tiền học phí, lệ phí tuyển sinh.
Học phí năm kế hoạch ƣớc tính = Học phí của hệ chính quy bậc kỹ sƣ thực hành + Học phí của hệ chính quy bậc cao đẳng nâng cao quốc tế + Học phí của hệ chính
quy bậc cao đẳng và trung cấp nghề
Thứ nhất, quy định về mức thu học phí của Nhà trường trong năm kế hoạch nhƣ sau:
Đối với hệ kỹ sƣ thực hành: 5.000.000đ/sinh viên/học kỳ Đối với hệ cao đẳng nghề và cao đẳng nghề nâng cao quốc tế:
Công nghệ hàn: 3.000.000đ/sinh viên/học kỳ
Kế toán doanh nghiệp: 2.000.000đ/sinh viên/học kỳ
Các nghề còn lại: 2.500.000đ/sinh viên/học kỳ Đối với hệ trung cấp nghề: 2.000.000đ/sinh viên/học kỳ
Thứ hai, lệ phí tuyển sinh đƣợc tính toán căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh năm kế hoạch và mức lệ phí tuyển sinh năm hiện tại.
Tổng dự toán số thu học phí, lệ phí tuyển sinh là số liệu của tổng số thu từ phí, lệ phí của Bảng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm hiện tại và năm kế hoạch.
Mức chi thường xuyên cho các bậc học được xác định thông qua công thức:
Số chi thường xuyên = Số sinh viên bình quân x Mức chi
Trong đó:
Số sinh viên bình quân = Số sinh viên có mặt ngày 01 tháng 01 – Số sinh viên ra trường + Số sinh viên tuyển mới
Số sinh viên tuyển mới dựa vào bảng Chỉ tiêu tuyển sinh năm kế hoạch do phòng đào tạo lập.
Mức chi cho một sinh viên do Trưởng phòng tài chính kế toán ước tính dựa vào số liệu năm trước và có sự điều chỉnh.
Minh họa: Mức chi cho một sinh viên được kế toán trưởng ước tính dựa vào số liệu các năm trước có sự điều chỉnh tăng ngoại trừ hệ kỹ sư thực hành vì hệ này được thủ tướng cho phép đào tạo từ năm 2015. Cụ thể mức chi cho một sinh viên năm 2015 là:
Kỹ sƣ thực hành: 12.500.000đ
Cao đẳng nghề nâng cao quốc tế: 8.500.000đ
Cao đẳng chính quy : 6.250.000đ
Trung cấp nghề: 4.500.000đ
Dựa vào mức chi cho một sinh viên của các hệ đào tạo năm kế hoạch và số lượng sinh viên bình quân của các hệ sẽ tính được mức chi thường xuyên cho mỗi hệ.
(Phụ lục 6 trình bày về Cơ sở tính chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề năm 2015).
Đội ngũ giảng viên cơ hữu
Đơn vị lập: Bảng đội ngũ giảng viên cơ hữu do phòng tổ chức lập.
Nội dung: Bảng này cung cấp số liệu về tình hình đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường về số lượng và học vị, có bao nhiêu giảng viên là Nhà giáo ưu tú, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân. Đồng thời cung cấp số lƣợng giảng viên dự kiến tuyển mới trong năm kế hoạch. Số lƣợng giảng viên cơ hữu thống kê đến ngày 31 tháng 12 của năm hiện tại.
Cách lập: Dựa vào cơ sở dữ liệu hiện có tại trường, phòng tổ chức thống kê và kết xuất số liệu về tình hình đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện tại. Dựa vào chiến lƣợc
phát triển của nhà trường trong giai đoạn năm 2015 – 2017. Phòng tổ chức xác định đƣợc số lƣợng cán bộ dự kiến tuyển dụng mới trong năm kế hoạch.
Số giảng viên cơ hữu tính đến ngày 31/12 năm hiện tại = Số giảng viên cơ hữu hiện có tại trường + Số giảng viên cơ hữu dự kiến tuyển dụng mới trong năm hiện tại
Minh họa: Để lập dự toán cho năm 2015, tháng 06 năm 2014 phòng tổ chức thống kê số lượng giảng viên cơ hữu của toàn trường là 98 người, trong đó có 01 giáo ưu tú, 2 tiến sĩ, 23 thạc sĩ, 56 cử nhân và 16 người trình độ khác như Cao đẳng, thợ bậc cao 6/7 và 7/7.
Dựa vào chiến lược phát triển của nhà trường trong giai đoạn năm 2015 – 2017, phòng tổ chức đƣa ra chỉ tiêu tuyển dụng cán bộ viên chức năm 2014 là tuyển dụng mới 15 giảng viên (1 tiến sĩ, 7 thạc sĩ và 7 cử nhân).
Từ đó, phòng tổ chức dự toán đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường tính đến tháng 12 năm 2014 là 113 người, trong đó 01 giáo ưu tú, 3 tiến sĩ, 30 thạc sĩ, 63 cử nhân và 16 người trình độ khác như Cao đẳng, thợ bậc cao 6/7 và 7/7.
(Phụ lục 7 trình bày báo cáo về Đội ngũ giảng viên cơ hữu).
Báo cáo biên chế tiền lương năm hiện tại
Đơn vị lập: Phòng tài chính kế toán lập báo cáo biên chế tiền lương năm hiện tại.
Nội dung: Báo cáo này là dự kiến về tổng quỹ lương có tính chất lương. Các số liệu trình bày trên báo cáo này là số liệu về tình hình thực hiện năm trước, ước thực hiện trong năm hiện tại và dự toán cho năm sau. Dựa vào số liệu dự kiến cán bộ nhân viên năm kế hoạch do phòng tổ chức cung cấp, phòng tài chính kế toán dự toán tổng quỹ lương có tính chất lương.
Cách lập:
Tổng quỹ lương = Lương cơ bản + Phụ cấp lương + Các đóng góp theo lương
Trong đó:
Lương cơ bản = Mức lương cơ bản do Nhà nước quy định x 12 tháng x
∑ ệ ố ƣơ ơ ả ủ ừ ố ộ ứ ệ ố
Số cán bộ, nhân viên năm kế hoạch = Số cán bộ nhân viên hiện có tại thời điểm lập dự toán + Số cán bộ nhân viên dự kiến tuyển mới theo kế hoạch của Trường
Phụ cấp lương = (Tổng hệ số phụ cấp chức vụ của các nhân viên + Tổng hệ số phụ cấp vƣợt khung của các nhân viên + Tổng hệ số phụ cấp ƣu đãi nghề nghiệp của các nhân viên) x Mức lương cơ bản do Nhà nước quy định x 12 tháng.
Các khoản đóng góp theo lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính vào chi phí của Nhà trường.
Các khoản đóng góp theo lương = (Lương cơ bản + phụ cấp chức vụ + phụ cấp vƣợt khung) x Tỷ lệ trích hiện hành.
Bảng 2.2: Tỷ lệ các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành Các khoản trích
theo lương
Nhà trường tính vào chí phí (%)
Người lao động
chịu (%) Tổng cộng (%)
BHXH 18 8 26
BHYT 3 1,5 4,5
BHTN 1 1 2
KPCĐ 2 2
Tổng cộng 24 10,5 34,5
(Nguồn: Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015) Tổng quỹ lương có tính chất lương được ngân sách Nhà nước đảm bảo một phần và phần còn lại là từ nguồn thu đƣợc để lại theo chế độ (gồm 40% học phí chính quy cộng với nguồn thu khác cộng với nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên để cải cách tiền lương). Phần số liệu do nhân sách nhà nước đảm bảo sẽ là số liệu của phần chi thanh toán cho cá nhân tại Mục chi hoạt động thường xuyên của Bảng dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm hiện tại và năm kế hoạch.
Minh họa: Trong năm 2015, dự kiến biên chế của trường là 180 người. Phòng tài chính kế toán tính toán dự toán ngân sách về tổng quỹ lương có tính chất lương là 15.685 triệu đồng bao gồm:
Lương cơ bản: 12.565.000.000đ Phụ cấp lương: 1.539.000.000đ
Các khoản đóng góp theo lương: 1.581.000.000đ
(Phụ lục 8 trình bày về Báo cáo biên chế tiền lương năm 2014)
Báo cáo tổng hợp nhu cầu thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên năm hiện tại
Đơn vị lập: Báo cáo này do phòng tài chính kế toán lập.
Nội dung: Ƣớc tính kinh phí thực hiện phụ cấp thâm niên của năm hiện tại.
Cách lập: Báo cáo này căn cứ vào bảng tổng hợp cán bộ, công nhân viên đƣợc hưởng phụ cấp thâm niên.
Kinh phí thực hiện phụ cấp thâm niên của năm = Số tháng x (Tiền phụ cấp thâm niên 1 tháng + Các khoản trích nộp 1 tháng theo quy định).
Trong đó:
Các khoản trích nộp bao gồm BHXH, BHYT, BHTN đƣợc tính căn cứ theo tỷ lệ hiện hành nhân với tiền phụ cấp thâm niên 1 tháng.
Tiền phụ cấp thâm niên 1 tháng = Mức lương tối thiểu chung x Tỷ lệ phụ cấp thâm niên trung bình x Tổng số đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên x (Hệ số lương ngạch, bậc bình quân + Hệ số phụ cấp chức vụ bình quân + Phụ cấp thâm niên vƣợt khung bình quân theo hệ số).
Minh họa: Tổng số đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là 70 người; tổng mức hệ số lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung bình quân quy theo hệ số là 4,38; tỷ lệ phụ cấp thâm niên bình quân được hưởng là 12%;
mức lương tối thiểu chung là 1.150.000 đồng. Vậy tính ra được tiền phụ cấp thâm niên 1 tháng là 42.310.000 đồng.
Các khoản trích nộp 1 tháng theo quy định = 42.310.000đ x 23% = 9.730.000đ.
Kinh phí thực hiện phụ cấp thâm niên của năm (đến hết tháng 05/2014) là:
(42.310.000 + 9.730.000) x 5 = 260.210.000đ.
(Phụ lục 9 trình bày về Báo cáo tổng hợp nhu cầu thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên năm 2014).
Cơ sở vật chất
Đơn vị lập: Báo cáo cơ sở vật chất do phòng kỹ thuật đầu tƣ lập ra.
Nội dung: Báo cáo nội dung liên quan về diện tích xây dựng các Khu giảng đường, phòng học, hội trường, thư viện, phòng thực hành, nhà xưởng, ký túc xá phục vụ cho công tác đào tạo…
Cách lập: Dựa vào số liệu thống kê, phòng kỹ thuật đầu tƣ sẽ liệt kê diện tích sàn xây dựng của các hạng mục Khu giảng đường, phòng học, hội trường, thư viện, phòng thực hành, nhà xưởng, ký túc xá…
Minh họa: Dựa vào số liệu thống kê, Phòng kỹ thuật đầu tƣ sẽ lập báo cáo cơ sở vật chất tính đến ngày 31/12/2014 gửi về phòng tài chính kế toán để phục vụ cho việc lập dự toán cho năm 2015. Cụ thể diện tích hội trường, giảng đường, phòng học các loại là 14.885 m2; thƣ viện, trung tâm học liệu là 1.230 m2; phòng thực hành, nhà xưởng là 6.768 m2; ký túc xá là 2.485 m2.
(Phụ lục 10 trình bày về Cơ sở vật chất của Nhà trường).
Thuyết minh chi tiết các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học năm kế hoạch
Đơn vị lập: Bảng thuyết minh chi tiết các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học năm kế hoạch do phòng đảm bảo chất lƣợng lập.
Nội dung: Báo cáo thời gian bắt đầu, thời gian dự kiến hoàn thành và kinh phí thực hiện của từng đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở.
Cách lập: Căn cứ vào số lƣợng thống kê các đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc đăng ký và kinh phí thực thực hiện của từng đề tài này, phòng đảm bảo chất lƣợng lập bảng thuyết minh chi tiết các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học năm kế hoạch.
Đây sẽ là cơ sở cho phòng tài chính kế toán lập Bảng cơ sở tính chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học của năm kế hoạch.
Minh họa: Tổng kinh phí dự kiến cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học năm 2015 tại trường cao đẳng nghề LILAMA2 là 400.000.000đ, trong đó: các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp Bộ là 146.000.000đ; các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp cơ sở là 254.000.000đ.
(Phụ lục 11 trình bày về Thuyết minh chi tiết các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học năm 2015).
Cơ sở tính chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học năm kế hoạch
Đơn vị lập: Bảng cơ sở tính chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học năm kế hoạch do phòng tài chính – kế toán lập.
Nội dung: Dự toán tổng số chi sự nghiệp cho hoạt động nghiên cứu khoa học của năm kế hoạch.
Cách lập: Cơ sở để lập bảng này dựa trên thông tin về số lƣợng đề tài nghiên cứu, tiến độ thực hiện đề tài và mức kinh phí đƣợc cấp do phòng đảm bảo chất lƣợng cung cấp, đƣợc thể hiện trên bảng thuyết minh chi tiết các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học năm kế hoạch. Từ các số liệu thu thập đƣợc và sự ƣớc tính dựa trên tình hình thực hiện qua các năm trưởng phòng tài chính kế toán xây dựng được bảng báo cáo này.
Minh họa: Năm 2015, Trường dự toán chi sự nghiệp cho hoạt động nghiên cứu khoa học năm 2015 là 400.000.000đ, trong đó: đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp Bộ là 146.000.000đ; các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp cơ sở là 254.000.000đ.
(Phụ lục 12 trình bày về Cơ sở tính chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học năm 2015).
Dự toán thu, chi ngân sách năm hiện tại và năm kế hoạch
Đơn vị lập: Bảng dự toán thu, chi ngân sách năm hiện tại và năm kế hoạch sẽ do phòng tài chính kế toán lập.
Nội dung: Bảng này gồm 4 nội dung chính: Tổng số thu; Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp; Tổng số chi; Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Cách lập: Để lập được bảng này trưởng phòng tài chính kế toán một phần sẽ dựa vào báo cáo đƣợc các bộ phận cung cấp và ƣớc tính tăng dựa trên kinh nghiệm quản lý của bản thân. Cụ thể nhƣ sau:
Mục I - Tổng số thu, bao gồm:
Thu phí, lệ phí sẽ đƣợc lấy từ bảng Cơ sở tính chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề năm kế hoạch.
Thu sự nghiệp: Khoản này là tiền thu từ ký túc xá cho sinh viên, đƣợc ƣớc tính tăng 120% so với ƣớc thực hiện năm hiện tại.
Thu hoạt động dịch vụ, đặt hàng đƣợc chi tiết cho từng loại hoạt động dịch vụ sau:
Học phí liên kết đào tạo
Học phí học viên ngắn hạn
Hợp đồng đặt hàng đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề
Hợp đồng đào tạo.