Kết quả phân tích thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại Trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dự toán ngân sách tại trường cao đẳng nghề LILAMA2 (Trang 63 - 69)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LILAMA2

2.2 Thực trạng dự toán ngân sách tại Trường Cao đẳng nghề LILAMA2

2.2.3 Kết quả phân tích thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại Trường

Thông qua cuộc khảo sát, tác giả đã thu thập đƣợc các thông tin liên quan đến mô hình lập dự toán, quy trình lập dự toán, các báo cáo dự toán ngân sách tại Trường Cao đẳng nghề LILAMA2. Từ đó, đánh giá ưu và nhược điểm còn tồn tại, đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại Trường.

Qua số liệu khảo sát, tác giả đã tổng hợp và lập bảng thống kê mô tả số liệu (theo tỷ lệ phần trăm). Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Về mô hình lập dự toán ngân sách

Bảng 2.3: Bảng kết quả điều tra về mô hình lập dự toán STT NỘI DUNG KHẢO SÁT VỀ MÔ

HÌNH LẬP DỰ TOÁN

KẾT QUẢ KHẢO SÁT GHI CHÚ

KHÔNG KHÁC

1

Thầy/Cô, Anh/Chị hãy cho biết trường đã được trao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính chƣa?

10% 90% 0%

2 Trường đã tự chủ được trong vấn

đề tuyển sinh chƣa? 100% 0% 0%

3

Theo Thầy/Cô, Anh/Chị cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà trường hiện nay có phù hợp không?

100% 0% 0%

4

Theo Thầy/Cô, Anh/Chị hoạt động kế toán quản trị của Nhà trường có hiệu quả không?

88% 12% 0%

5

Phòng ban, Khoa, Bộ môn, Trung tâm của Thầy/Cô, Anh/Chị có tham gia vào công tác lập dự toán của Trường không?

33% 67% 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do tác giả thực hiện - Phụ lục 3) Kết quả phân tích thống kê trong bảng 2.3 cho thấy, Nhà trường đã tự chủ đƣợc trong vấn đề tuyển sinh nhƣng chƣa tự chủ hoàn toàn về tài chính. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy mô và tình hình hoạt động hiện nay của Nhà trường. Tuy nhiên chưa có sự tham gia của tất cả bộ phận, khoa trong công tác lập dự toán tại Trường (với 67% ý kiến đồng ý).

Về quy trình lập dự toán ngân sách

Bảng 2.4: Bảng kết quả điều tra về quy trình lập dự toán STT NỘI DUNG KHẢO SÁT VỀ

QUY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN

KẾT QUẢ KHẢO SÁT GHI CHÚ

KHÔNG KHÁC

6

Nơi làm việc của Thầy/Cô, Anh/Chị đầy đủ tiện nghi không?

100% 0% 0%

7

Trường đã xây dựng một quy trình lập dự toán cho Phòng ban, Khoa, Bộ môn, Trung tâm tham gia thực hiện chƣa?

22% 78% 0%

8 Trường có quy định về thời hạn

cho các Phòng ban, Khoa, Bộ 40% 51% 9% (Thời hạn quy định còn

môn, Trung tâm nộp dự toán ngân sách của đơn vị không?

mang tính hình thức)

9

Nhà trường có phân công cụ thể trách nhiệm của các cá nhân về lập dự toán ngân sách của phòng ban mình không?

66% 34% 0%

10

Quy trình lập dự toán của Nhà trường có phù hợp với chính sách của Nhà nước?

100% 0% 0%

11

Đội ngũ nhân viên hiện nay tại đơn vị của Thầy /Cô, Anh/Chị công tác có đủ trình độ, năng lực để thực hiện công tác lập dự toán chƣa?

30% 70% 0%

12

“Để phát huy nguồn lực tài chính của Nhà trường nhằm hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, Ban Giám Hiệu cần thiết phải tổ chức công tác lập dự toán ngân sách hiệu quả không”?

78% 0% 22% (không

biết)

13

Thầy/Cô, Anh/Chị có đồng ý

“Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách để phục vụ tốt cho yêu cầu quản trị nội bộ của Nhà trường”?

87% 13% 0%

14

Nhà trường có tổ chức bồi dƣỡng kiến thức lập dự toán cho cấp quản lý không?

0% 100% 0%

15

Nhà trường đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ phục vụ tốt cho công tác lập dự toán chƣa?

32% 68% 0%

16

Phòng Tài chính – Kế toán có hướng dẫn cụ thể các phòng ban trong công tác lập dự toán ngân sách không?

32% 68% 0%

17

Trường có công khai dự toán thu, chi ngân sách đƣợc duyệt tới các Phòng ban, Khoa, Bộ môn, Trung tâm không?

100% 0% 0%

18

Nhà trường có quy định rõ trách nhiệm pháp lý đối với các bộ phận tham gia lập dự toán ngân sách không?

0% 96% 4% (không

biết)

19

Cuối năm, Trường có đánh giá hiệu quả quản lý của từng Phòng ban, Khoa, Bộ môn, Trung tâm không?

28% 55% 17% (Không

biết)

(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do tác giả thực hiện - Phụ lục 3) Kết quả phân tích thống kê trong bảng 2.4 cho thấy, trang thiết bị Nhà trường đầy đủ tiện nghi tuy nhiên chƣa khai thác một cách hiệu quả hệ thống mạng nội bộ dẫn đến thông tin đến các bộ phận phòng ban còn chậm trễ (68% ý kiến đồng ý).

Với 78% ý kiến về Trường chưa xây dựng một quy trình lập dự toán cho tất cả bộ phận trong trường tham gia và 51% ý kiến về trường chưa quy định về thời hạn nộp báo cáo dự toán đơn vị. Nhà trường có phân công cụ thể trách nhiệm của các cá nhân tham gia lập dự toán (66% ý kiến đồng ý). Đội ngũ nhân viên còn hạn chế về trình độ lập dự toán (70% ý kiến), tuy nhiên, Nhà trường không tổ chức bồi dưỡng kiến thức lập dự toán cho cấp quản lý (100% ý kiến đồng ý). Nhà trường xây dựng quy trình dự toán phù hợp với chính sách của Nhà nước và công khai dự toán thu, chi ngân sách được duyệt tới các phòng ban (100% ý kiến đồng ý). Nhà trường chưa quy định rõ trách nhiệm pháp lý đối với các bộ phận tham gia lập dự toán ngân sách (96% ý kiến đồng ý) và Trường cũng chưa đánh giá hiệu quả quản lý của từng Phòng ban, khoa (55% ý kiến đồng ý).

Về các báo cáo dự toán ngân sách

Bảng 2.5: Bảng kết quả điều tra về các báo cáo dự toán ngân sách STT NỘI DUNG KHẢO SÁT VỀ CÁC

BÁO CÁO DỰ TOÁN

KẾT QUẢ KHẢO SÁT GHI KHÔNG KHÁC CHÚ

20

Nhà trường đã xây dựng biểu mẫu dự toán chi tiết phục vụ cho công tác lập dự toán chƣa?

0% 100% 0%

21

Cuối năm, Phòng ban, Khoa, Bộ môn, Trung tâm có lập báo cáo kiểm soát tình hình thực hiện nhiệm vụ của mình không?

61% 39% 0%

22

Khi lập dự toán ngân sách có cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng như giá cả, lạm phát, nhu cầu của xã hội…

không?

70% 30% 0%

23

Hệ thống dự toán ngân sách của đơn vị lập có cung cấp thông tin hữu ích cho Ban Giám Hiệu không?

35% 65% 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do tác giả thực hiện - Phụ lục 3) Kết quả phân tích thống kê trong bảng 2.5 cho thấy, Nhà trường chưa xây dựng biểu mẫu dự toán chi tiết phục vụ cho công tác lập dự toán (100% ý kiến đồng ý). Khi lập dự toán có phân tích các yếu tố ảnh hưởng như giá cả, lạm phát, nhu cầu của xã hội… (70% ý kiến) và các phòng ban có lập báo cáo kiểm soát tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình (61% ý kiến). Tuy nhiên các báo cáo vẫn chƣa phản ánh đƣợc hết tình hình thực tế tại đơn vị dẫn đến các dự toán chƣa cung cấp thông tin hữu ích cho Ban Giám Hiệu (65% ý kiến).

Phần dành riêng cho phòng kế toán

Bảng 2.6: Bảng kết quả điều tra phòng Tài chính – Kế toán STT NỘI DUNG KHẢO SÁT PHÒNG

TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

KẾT QUẢ KHẢO SÁT GHI CÓ KHÔNG KHÁC CHÚ

24 Việc ứng dụng thống nhất công nghệ 100 0% 0%

thông tin vào việc xử lý và phân tích số liệu phục vụ cho công tác lập dự toán ngân sách có cần thiết không?

%

25

Tổ chức bộ máy kế toán đang áp dụng có thuận lợi cho công tác lập dự toán không?

100

% 0% 0%

26 Theo Anh/Chị công tác kế toán quản

trị có đƣợc chú trọng không? 71% 39% 0%

27

Trong quá trình thực hiện dự toán, Trường có tiến hành đánh giá tình hình thực hiện dự toán không?

0% 43%

57% (Đánh giá mang tính hình

thức)

28

Theo Anh/Chị, phương pháp lập dự toán ngân sách đang áp dụng có phù hợp không?

57% 43% 0%

29

Cuối năm, kế toán có phân tích nguyên nhân chênh lệch giữa dự toán và thực tế để đƣa ra biện pháp khắc phục không?

0% 100% 0%

30

Theo Anh/Chị, có nên xây dựng các biểu mẫu dự toán chi tiết phục vụ cho công tác lập dự toán không?

100

% 0% 0%

31

Chỉ tiêu mức chi cho một sinh viên trên Bảng cơ sở tính chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề năm kế hoạch đƣợc dự toán nhƣ hiện nay có hợp lý không?

43% 57% 0%

32

Hàng năm, đội ngũ nhân viên kế toán có đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng các vấn đề liên quan đến công tác lập dự toán ngân sách không?

14% 86% 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do tác giả thực hiện - Phụ lục 3)

Kết quả phân tích thống kê trong bảng 2.6 cho thấy, hầu hết nhân viên kế toán đồng ý việc ứng dụng thống nhất công nghệ thông tin vào việc xử lý và phân tích số liệu phục vụ cho công tác lập dự toán ngân sách có cần thiết, đồng thời cũng cần xây dựng các biểu mẫu dự toán chi tiết phục vụ cho công tác lập dự toán tại trường (100% ý kiến đồng ý). Tổ chức bộ máy kế toán đang áp dụng có thuận lợi cho công tác lập dự toán và công tác kế toán quản trị đƣợc Ban Giám hiệu chú trọng. Tuy nhiên, việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán chỉ mang tính hình thức (57% ý kiến đồng ý). Phương pháp lập dự toán ngân sách đang áp dụng tại Trường chưa phù hợp (57% ý kiến đồng ý), chỉ tiêu mức chi cho một sinh viên trên Bảng cơ sở tính chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề năm kế hoạch đƣợc dự toán nhƣ hiện nay chƣa hợp lý (57% ý kiến đồng thời). Cuối năm, kế toán chƣa phân tích nguyên nhân chênh lệch giữa dự toán và thực tế để đƣa ra biện pháp khắc phục cho kỳ lập dự toán tiếp theo (100% ý kiến đồng ý). Đội ngũ nhân viên kế toán chƣa đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng các vấn đề liên quan đến công tác lập dự toán ngân sách (86% ý kiến đồng ý).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dự toán ngân sách tại trường cao đẳng nghề LILAMA2 (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)