CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LILAMA2
3.2 Giải pháp hoàn thiện dự toán ngân sách tại Trường Cao đẳng nghề LILAMA2 68
3.2.3 Hoàn thiện các báo cáo dự toán ngân sách
3.2.3.2 Các dự toán thu
Dự toán thu hoạt động đào tạo:
Đơn vị lập: Phòng đào tạo lập dự toán này.
Nội dung: Dự toán thu từ hoạt động đào tạo cụ thể là thu từ học phí.
Cách lập: Căn cứ vào số lƣợng tuyển sinh năm kế hoạch và mức thu học phí dự kiến đối với các hệ đào tạo. Phòng đào tạo sau khi lập xong dự toán này sẽ gửi về phòng tài chính kế toán.
(Phụ lục 21 trình bày Dự toán thu hoạt động đào tạo).
Dự toán lệ phí tuyển sinh và cấp chứng chỉ ngắn hạn:
Đơn vị lập: Các đơn vị có tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn lập dự toán này.
Nội dung: Dự toán này ƣớc tính số tiền thu đƣợc từ các lớp ngắn hạn tại Trường.
Cách lập: Dựa vào số lƣợng học viên dự kiến tuyển sinh và mức học phí của từng chứng chỉ. Các khoa và trung tâm sẽ ƣớc tính số tiền thu đƣợc từ các lớp ngắn hạn, từ đó lập dự toán rồi gửi về phòng tài chính kế toán.
(Phụ lục 22 trình bày Dự toán lệ phí tuyển sinh và cấp chứng chỉ ngắn hạn).
Dự toán thu nội trú ký túc xá:
Đơn vị lập: Phòng công tác học sinh sinh viên lập dự toán này.
Nội dung: Dự toán trình bày nội dung về số lƣợng phòng dự kiến đƣợc sử dụng, số chỗ của một phòng và đơn giá cho mỗi sinh viên.
Cách lập: Số tiền thu nội trú ký túc xá = Số lƣợng phòng x Số chỗ ở x Đơn giá Sau đó dự toán này sẽ nộp về phòng tài chính kế toán.
(Phụ lục 23 trình bày Dự toán thu nội trú ký túc xá).
Dự toán các hoạt động thu khác:
Đơn vị lập: Các đơn vị có các hoạt động thu khác phát sinh tại đơn vị mình phụ trách lập dự toán này.
Nội dung: Dự toán ƣớc tính số tiền thu đƣợc từ các hoạt động khác nhƣ tiền lãi ngân hàng, tiền cho thuê mặt bằng…
Cách lập: Khoản thu từ lãi ngân hàng sẽ do kế toán viên phụ trách mảng ngân hàng – kho bạc của phòng tài chính kế toán phụ trách, ƣớc tính dựa vào số dƣ tiền gửi của Nhà trường tại các ngân hàng theo mức lãi suất và thời gian gửi dự kiến để lập dự toán này. Khoản thu từ cho thuê mặt bằng do phòng hành chính quản trị lập dự toán, số tiền ước tính dựa vào hợp đồng ký kết thuê mặt bằng giữa nhà trường và bên thuê thông qua các cuộc đấu thầu, cụ thể là thuê bãi giữ xe, thuê mặt bằng làm căn tin.
(Phụ lục 24 trình bày Dự toán các hoạt động thu khác).
3.2.3.3 Các dự toán chi Dự toán phụ cấp giảng dạy:
Đơn vị lập: Do Khoa, bộ môn trực tiếp giảng dạy lập dự toán này.
Nội dung: Dự toán gồm 2 nội dung chính: dự toán phụ cấp đứng lớp và dự toán phụ cấp giảng dạy các lớp cao đẳng nghề nâng cao quốc tế.
Cách lập: Các khoa dựa vào kế hoạch giảng dạy các lớp, sẽ lập dự toán phụ cấp giảng dạy. Theo quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Trường thì tiền phụ cấp giảng dạy bao gồm: phụ cấp đứng lớp và phụ cấp giảng dạy các lớp cao đẳng nghề nâng cao quốc tế. Phụ cấp đứng lớp và phụ cấp giảng dạy các lớp cao đẳng nghề nâng cao quốc tế ƣớc tính dựa vào đơn giá tiền giảng và số tiết giảng dạy. Cụ thể đƣợc tính nhƣ sau:
Phụ cấp đứng lớp = Đơn giá tiền lương/1 giờ chuẩn x Số tiết giảng x Hệ số 30%
Phụ cấp giảng dạy các lớp cao đẳng nghề nâng cao quốc tế = Đơn giá tiền giảng x Số tiết giảng.
Đơn giá tiền giảng đƣợc quy định theo quy chế chi tiêu nội bộ nhƣ sau:
Bảng 3.1: Hình thức giảng dạy và phụ cấp giáo viên được hưởng
Đơn vị tính : Đồng/tiết
TT Loại môn học/Moduel
Hình thức giảng dạy và phụ cấp Sử dụng
100%
tiếng Việt
Sử dụng đến 30%
tiếng Anh
Sử dụng đến 50%
tiếng Anh
Sử dụng đến 70%
tiếng Anh I Môn học chung bao gồm
1 Chính trị 20.000
2 Pháp luật 20.000
3 Toán 20.000
4 Lý 20.000
II Anh văn bao gồm
1 Anh văn A1 30.000
2 Anh văn A2 45.000
3 Anh văn B1, B2 70.000
4 Môn học/Moduel 30.000 40.000
5 Moduel chuyên ngành 1 50.000 70.000
6 Moduel chuyên ngành 2 60.000 80.000 100.000
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Trường cao đẳng nghề LILAMA2)
(Phụ lục 25 trình bày Dự toán phụ cấp giảng dạy).
Dự toán hướng dẫn chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp:
Đơn vị lập: Các khoa liên quan lập dự toán này.
Nội dung: Ước tính kinh phí hướng dẫn chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp đối với các hệ đào tạo tạo Trường.
Cách lập: Căn cứ vào kế hoạch thực hiện chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp các khoa lập dự toán chi phí liên quan đến hướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp theo số tiết và đơn giá đã được quy định theo quy chế chi tiêu nội bộ tại trường. Tùy theo số lượng học sinh, sinh viên các khóa dự kiến hướng dẫn và đơn giá tiền công, tính ra số tiền hướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp mà nhà trường cần chi trả cho các giáo viên.
Sau đó, các khoa gửi dự toán về Phòng tài chính – kế toán để tập hợp.
(Phụ lục 26 trình bày Dự toán hướng dẫn chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp) Dự toán kinh phí sách thƣ viên, tạp chí:
Đơn vị lập: Thƣ viện lập dự toán này.
Nội dung: Dự toán số tiền mua sách, tạp chí phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo.
Cách lập: Dựa vào bảng tổng hợp các phiếu yêu cầu sách và tạp chí chuyên ngành cần mua của các khoa gửi về, thƣ viện tiến hành lập dự toán kinh phí sách và tạp chí chuyên ngành gửi về phòng tài chính kế toán.
(Phụ lục 27 trình bày Dự toán kinh phí sách thƣ viện, tạp chí).
Dự toán chi mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản:
Đơn vị lập: Dự toán này do Phòng kỹ thuật đầu tƣ lập.
Nội dung: Dự kiến tổng kinh phí mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản.
Cách lập: Căn cứ vào nhu cầu mua sắm tài sản do các khoa, bộ môn gửi về, căn cứ vào tình hình tài sản hiện có của Nhà trường và căn cứ vào kế hoạch đầu tư xây dựng mới phục vụ cho việc quản lý và đào tạo. Phòng kỹ thuật đầu tƣ lập dự toán dự trù kinh phí mua sắm tài sản và xây dựng cơ bản cho năm kế hoạch theo từng hạng mục với nội dung: đơn vị sử dụng, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, nhà cung cấp hoặc nhà thầu dự kiến, số lƣợng mua sắm hoặc số lƣợng xây dựng cơ bản dự kiến, đơn giá, tổng kinh phí.
(Phụ lục 28 trình bày Dự toán chi mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản).
Dự toán kinh phí bảo trì thiết bị, sửa chữa tài sản:
Đơn vị lập: Dự toán này do Phòng kỹ thuật đầu tƣ lập.
Nội dung: Dự trù kinh phí bảo trì thiết bị và sửa chữa tài sản.
Cách lập: Phòng kỹ thuật đầu tƣ căn cứ vào kế hoạch bảo trì thiết bị và sửa chữa tài sản của các đơn vị gửi về để tính toán, dự trù kinh phí bảo trì và sửa chữa tài sản. Cần dự toán chi tiết cho hạng mục tài sản nhƣ: mục đích sử dụng, đơn vị sử dụng, thời điểm sử dụng hoặc sửa chữa gần nhất, số lƣợng sửa chữa dự kiến và kinh phí sửa chữa dự kiến.
(Phụ lục 29 trình bày Dự toán kinh phí bảo trì thiết bị, sửa chữa tài sản).
Dự toán chi ngân sách Nhà nước cho đoàn ra:
Đơn vị lập: Phòng hành chính quản trị lập dự toán này.
Nội dung: Ước tính kinh phí cho đoàn đi công tác nước ngoài và đón tiếp đoàn vào.
Cách lập: Căn cứ vào kế hoạch cử giáo viên, cán bộ viên chức của Nhà trường đi nghiên cứu, học tập, làm việc, tham quan ở nước ngoài và trong nước, Phòng hành chính quản trị lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cho đoàn ra. Chi tiền vé máy bay, tàu, xe; tiền ăn; tiền ở; phí và lệ phí liên quan đƣợc thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ tại Trường.
(Phụ lục 30 trình bày Dự toán chi ngân sách Nhà nước cho đoàn ra).
Dự toán lương và các khoản thu nhập theo lương:
Đơn vị lập: Phòng tổ chức phối hợp với phòng tài chính kế toán lập dự toán này.
Nội dung: Dự toán tổng lương và các khoản thu nhập tăng thêm năm kế hoạch.
Cách lập: Phòng tổ chức căn cứ vào số lƣợng nhân viên hiện có và dự kiến tuyển mới lập bảng dữ liệu nhân sự, chuyển sang cho phòng tài chính kế toán lập dự toán lương và các khoản thu nhập theo lương.
(Phụ lục 31 trình bày Dự toán lương và các khoản thu nhập theo lương).
Dự toán tiền công năm kế hoạch:
Đơn vị lập: Do phòng hành chính quản trị lập.
Nội dung: Dự toán các nội dung nhƣ chi tiền cho công tác bảo vệ trong kỳ nghỉ hè, phụ cấp trách nhiệm các thiết bị, vệ sinh, tưới cây.
Cách lập: Dự toán lập dựa vào số giờ công và đơn giá tiền công, trong đó đơn giá tiền công được quy định theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.
(Phụ lục 32 trình bày Dự toán tiền công năm kế hoạch).
Dự toán kinh phí khám sức khỏe hàng năm:
Đơn vị lập: Phòng y tế lập dự toán này gửi về phòng tài chính kế toán.
Nội dung: Dự toán ước tính kinh phí thực hiện công tác y tế tại Trường.
Cách lập: Số liệu dự toán được tính toán dựa trên đối tượng và số lượng người tham gia khám sức khỏe, đơn giá khám của từng người. Đồng thời, dự toán chi phí các loại thuốc cần mua năm kế hoạch dựa theo nhóm thuốc, số lƣợng và đơn giá thuốc.
(Phụ lục 33 trình bày Dự toán kinh phí khám sức khỏe hàng năm).
Dự toán kinh phí các dịch vụ công cộng:
Đơn vị lập: Phòng hành chính quản trị lập.
Nội dung: Dự toán các chi phí về dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, tiền Internet, và các dịch vụ khác.
Cách lập: Phòng hành chính quản trị lập dự toán dựa số lƣợng và đơn giá dự kiến, trong đó đơn giá sẽ căn cứ vào bảng báo giá của nhà cung cấp.
(Phụ lục 34 trình bày Dự toán kinh phí các dịch vụ công cộng).
Kế hoạch tài chính năm kế hoạch:
Đơn vị lập: Phòng tài chính kế toán căn cứ vào các dự toán do các đơn vị gửi về và định hướng phát triển của Nhà trường để lập ra Dự toán kế hoạch tài chính năm kế hoạch.
Nội dung: Bảng này gồm 2 nội dung chính: Kinh phí hoạt động; quỹ cơ quan.
Cách lập: Để lập đƣợc bảng này phòng tài chính kế toán sẽ dựa vào các báo cáo đƣợc các đơn vị cung cấp. Bảng kế hoạch tài chính năm tổng hợp số liệu thu, chi dự kiến theo từng nội dung, từ đó tính toán khoản chênh lệch thu – chi dự kiến.
Khoản chênh lệch này đƣợc dùng để chi thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ tại đơn vị.
(Phụ lục 35 trình bày Dự toán kế hoạch tài chính năm kế hoạch).
Tóm lại, ngoài những biểu mẫu theo quy định của Bộ tài chính và Bộ xây dựng, tác giả có đề xuất một số biểu mẫu dự toán chi tiết phù hợp với nhu cầu thực
tế tại Trường. Nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, giúp cho việc lập dự toán được thuận lợi và đảm bảo các đơn vị trong trường đều tham gia vào công tác lập dự toán.
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện dự toán ngân sách tại Trường Cao đẳng nghề LILAMA2