Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố lai châu (Trang 38 - 43)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.2. Kinh nghiệm và bài học thực tiễn về công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cho thành phố Lai Châu

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã được huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa xác định là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, nhằm xây dựng đội ngũ CBCC thực sự có năng lực thực tiễn, chuyên môn nghiệp vụ cao, bản lĩnh chính trị vững vàng.

Để công tác ĐTBD đội ngũ CBCC xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo, huyện Bá Thước đã tổ chức rà soát, xác định nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu ĐTBD CBCC cấp xã cho từng giai đoạn. Xây dựng các chương trình, nội dung bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã theo từng lĩnh vực, vị trí công tác đáp ứng yêu cầu thực tế ở mỗi địa phương; coi trọng bồi dưỡng về phương pháp điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, kỹ năng xử lý tình huống các vấn đề nảy sinh ở cơ sở. Thực hiện chế độ, chính sách về ĐTBD phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của CBCC cấp xã và nhu cầu dự nguồn cấp xã, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nội dung ĐTBD tập trung chủ yếu vào các chuyên đề về nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác tuyên giáo, công tác kiểm tra, giám sát, công tác văn phòng đảng ủy, công tác đoàn thể; công tác tài chính - kế toán, tài nguyên - môi trường, địa chính - xây dựng, tư pháp, văn hóa - xã hội...

Với những cách làm trên, từ năm 2014 đến nay, huyện Bá Thước đã cử 109 CBCC cấp xã tham gia các lớp trung cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng cho 159 lượt cán bộ ở các chức danh, như: Bí thư; phó bí thư đảng ủy; chủ tịch, phó chủ tịch UBND và HĐND; trưởng các đoàn thể cấp xã; tổ chức cho 120

lượt CBCC xã đi tập huấn các chuyên đề, lĩnh vực chuyên môn... Ngoài ra, huyện chủ động phối hợp mời giảng viên của Trường Chính trị tỉnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh là người có kiến thức thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo trên từng lĩnh vực công tác, có kỹ năng, phương pháp truyền đạt, giới thiệu về những nội dung cơ bản theo từng chuyên đề, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, từ đó tạo điều kiện cho học viên tiếp thu nhanh, nắm bắt những kinh nghiệm quý để vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn công tác. Cùng với việc mở các lớp bồi dưỡng tại huyện, Huyện ủy Bá Thước đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát đội ngũ cán bộ cơ sở để cử đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường trong và ngoài tỉnh...

Từ công tác ĐTBD cán bộ cấp xã ở huyện Bá Thước cho thấy, cơ bản đội ngũ CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực trong nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn cấp xã. Tuy nhiên, qua thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ở huyện Bá Thước đã bộc lộ một số hạn chế, đó là vẫn còn một số CBCC khả năng vận dụng lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ vào thực tiễn công tác chưa hiệu quả, vì thế, trong quản lý, khi gặp những tình huống, vụ việc phức tạp thì chưa có phương án giải quyết tối ưu. Việc tham gia dự học các lớp bồi dưỡng chưa thật sự đầy đủ, nắm bắt kiến thức thiếu hệ thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực thực tiễn công tác...

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, thời gian tới, huyện sẽ tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp; phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, cơ quan cấp huyện với đảng ủy các xã, thị trấn trong việc bồi dưỡng cán bộ, coi đây là sự đổi mới hình thức bồi dưỡng có

hiệu quả; nội dung bồi dưỡng phải gắn với nhiệm vụ cụ thể của cán bộ cấp xã và bảo đảm đầy đủ các nghiệp vụ chuyên môn theo chức trách, nhiệm vụ của mỗi chức danh cán bộ cấp xã; chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao trình độ, năng lực công tác cho cán bộ cấp xã; gắn bồi dưỡng cán bộ cấp xã với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện; nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC nói chung, đáp ứng yêu cầu trong bố trí, sử dụng CBCC ở các cấp; thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ của huyện đi cơ sở để trực tiếp hướng dẫn cho đội ngũ CBCC cấp xã và đây được xác định là hình thức bồi dưỡng có hiệu quả thiết thực và sẽ được nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới.

1.2.1.2. Kinh nghiệm tỉnh Sóc Trăng [11]

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), Tỉnh ủy Sóc Trăng đề ra nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ CBCC cấp xã theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả cao, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, có số lượng, cơ cấu hợp lý, tất cả công chức đều đạt chuẩn theo quy định”. Trên cơ sở đó , Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định : Phấn đấu đến năm 2015 có 90% cán bộ và 100% công chức cấp xã (CCCX) trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn về trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ . Hằng năm, UBND tỉnh đều xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, trong đó, rất quan tâm, chú trọng đến đội ngũ CCCX.

Theo số liệu thống kê, trong năm 2011 và 2012, Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước với 1.023 học viên là CBCC cấp xã. Năm 2013 mở 10 lớp bồi dưỡng xuyên suốt trong 2 tháng. Kết quả có 912 CBCC cấp xã tham dự, đạt 92,8% kế hoạch. Trong năm 2013 và 2014 tiếp tục bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực cho CCCX trên địa bàn tỉnh theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, đào tạo, bồi dưỡng các chức danh

CCCX như sau: Công chức tư pháp - hộ tịch, số lượng: 101 học viên; công chức tài chính - kế toán, số lượng: 109 học viên; công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, số lượng: 103 học viên; công chức văn phòng - thống kê, số lượng 107 học viên…

Với số lượng CCCX của tỉnh là 1.177 người (theo số liệu năm 2014, trong đó, số lượng công chức cấp xã là người dân tộc Khmer hiện chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng số công chức cấp xã trong toàn tỉnh ), trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trung cấp 885 người, chiếm tỷ lệ 74,31 %; cao đẳng 29 người, chiếm tỷ lệ 2,43 %; đại học 226 người, chiếm tỷ lệ 18,98 % (so với năm 2011, đội ngũ CCCX trên địa bàn tỉnh có 806 người. Trong đó, số lượng đạt chuẩn:

574 người, chiếm tỷ lệ 71,21%, chưa đạt chuẩn 232 người, chiếm tỷ lệ 28,79%). Các huyện, thị có tỷ lệ đạt chuẩn cao như huyện Kế Sách 98.64%, thành phố Sóc Trăng 96.46%.

Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ CCCX cũng được thực hiện thường xuyên và liên tục. Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo chặt chẽ việc chủ động thực hiện các loại hình đào tạo về lý luận chính trị cho đội ngũ CCCX. Đối với công chức lớn tuổi được bố trí học tại chức hoặc bồi dưỡng ngắn hạn, những công chức trẻ có triển vọng được quy hoạch trong đội ngũ lãnh đạo kế cận của địa phương, được mạnh dạn đưa đi đào tạo tập trung, dài hạn. Tổng số CCCX là đảng viên trên địa bàn tỉnh hiện nay là 928 đồng chí, với trình độ lý luận chính trị trung cấp có 560 người, chiếm tỷ lệ 50,05 %;

cao cấp 12 người, chiếm tỷ lệ 1,07%.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CCCX ở Sóc Trăng vẫn còn một số hạn chế như: CCCX được cử đi học (hoặc tự học nâng cao trình độ) “chéo ngành” là chuyện rất phổ biến hiện nay, điều này sẽ kéo theo sự khó khăn, phức tạp trong việc bố trí, điều chỉnh nhân sự của địa phương trong thời gian tới. Thêm vào đó, kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc) hiện tại của đội ngũ CCCX trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế

nhất định, nhiều địa phương đạt tỷ lệ so với tiêu chuẩn còn thấp. Một số địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer, nhưng nhiều CCCX lại không biết tiếng Khmer (do thuyên chuyển công tác, tăng cường từ địa phương, cơ quan khác sang), nên khi tiếp xúc với người dân trong quá trình công tác vẫn còn trở ngại. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa sát với thực tế nên tính ứng dụng thực tiễn sau đào tạo, bồi dưỡng chưa cao. Chất lượng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của đơn vị đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.

Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CCCX, tỉnh Sóc Trăng xác định tập trung một số giải pháp sau:

Một là, cần xác định rõ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CCCX, nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực thực tiễn, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ CCCX, xóa bỏ tâm lý chạy theo bằng cấp chỉ để chuẩn hóa theo tiêu chuẩn.

Hai là, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể phù hợp với từng đối tượng các chức danh CCCX và nhu cầu thực tế của mỗi địa phương.Xác định rõ nhóm đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật kiến thức chuyên ngành... một cách phù hợp.

Ba là, có biện pháp theo dõi quá trình học tập của CCCX trong quá trình đào tạo , bồi dưỡng, rèn luyện tính kỷ luật , khuyến khích tinh thần thi đua trong học tập . Việc đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với chuyên môn nghiệp vụ của từng đối tượng CCCX.

Bốn là, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, quán triệt phương châm gắn lý thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ, pháp luật...

theo hướng phân loại đào tạo cơ bản, tăng cường bồi dưỡng theo chức danh.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công tác, ưu tiên các kỹ năng CCCX còn yếu như giao tiếp, tiếp dân, tham mưu, đề xuất giải quyết công việc, soạn thảo văn bản... Sử dụng phương pháp xử lý tình huống bằng cách “nhập vai” để CCCX tiếp thu một cách trực quan sinh động. Mặt khác, tăng thời gian đào tạo, bồi dưỡng đối với các đề án thu hút, tạo nguồn công chức trẻ.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức tin học cho CCCX và đào tạo tiếng dân tộc cho CCCX công tác tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số (với 47/109 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào dân tộc Khmer). Coi trọng việc tự học tập, bồi dưỡng của đội ngũ CCCX bằng việc cập nhật thông tin, kiến thức, kinh nghiệm từ báo, đài, đồng nghiệp, nhân dân thông qua những buổi tiếp xúc, tuyên truyền, vận động nhân dân, giao lưu học hỏi giữa các địa phương, từ đó vận dụng vào thực tiễn công tác của bản thân mỗi CCCX.

Năm là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và tăng cường cơ sở vật chất ở Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

Giảng viên của trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phải đi nghiên cứu ở xã để có kinh nghiệm thực tế. Cần có cơ chế thu hút đội ngũ giảng viên kiêm chức, giảng viên các trường đại học, học viện, đội ngũ CBCC đầu ngành ở địa phương, có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CCCX, nhất là đối với những chương trình bồi dưỡng công chức trẻ, công chức nguồn.

Sáu là, bảo đảm các chế độ, chính sách về thời gian, học phí, chi phí đi lại, ăn, ở cho CCCX trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Khắc phục tình trạng một số CCCX phải bỏ học giữa chừng, do điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, trong khi không xin được tiền hỗ trợ học phí, do nguồn ngân sách hàng năm của tỉnh đôi lúc còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố lai châu (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)