Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LAI CHÂU
3.2. Thực trạng công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã của thành phố Lai Châu
3.2.4. Thực trạng về lựa chọn phương pháp, loại hình đào tạo
Đối tượng đào tạo là CBCC đang làm việc tại xã/phường của thành phố Lai Châu, mỗi đối tượng công chức khác nhau có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng khác nhau, có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau về trình độ đào tạo, nghề nghiệp chuyên môn. Cho nên việc phân loại các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở để xác định nhu cầu ĐTBD, đồng thời để tiến hành các phương pháp và loại hình ĐT,BD nhằm đáp ứng các nhu cầu đào tạo đó. Tại UBND thành phố Lai Châu thường phân loại đối tượng đào tạo như sau:
- Phân loại theo trình độ: những người cùng trình độ sẽ tham dự một khóa học, tránh được sự chồng chéo về nội dung chương trình, tránh lãng phí thời gian, loại này không chỉ cần đối với loại cán bộ cần nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ hay chuyên ngành, mà cũng cần thiết đối với đào tạo bồi dưỡng nói chung.
- Phân loại theo ngạch công chức: mỗi ngạch công chức đều có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng rất khác nhau về chức trách trình độ và sự hiểu biết. Cách này đảm bảo tối ưu khả năng hoàn thiện các tiêu chuẩn công chức ở ngạch đó.
Phân loại theo chức danh cán bộ, quản lý: đây là điều kiện cần thiết cho các nhà ĐTBD về quản lý Nhà nước, quản lý hành chính. Họ vần thông thạo những kỹ năng quản lý hành chính cơ bản giống nhau vì thế, ĐTBD cùng nhau, như nhau hoặc tương đương nhau.
- Phân loại theo nghề nghiệp: những người làm kế toán, tài vụ của các cơ quan khác nhau có thể học cùng nhau, các lĩnh vực nghề nghiệp khác cũng tương tự. Việc phân loại này cần thiết cho việc đào tạo chuyên ngành, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những phương pháp và quy định mới trong lĩnh vực nghề nghiệp.
3.2.4.2. Về phương pháp, hình thức đào tạo
Để đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác ĐTBD CBCC trước hết phải coi ĐTBD CBCC là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường xuyên nhằm tiêu chuẩn hóa và nâng cao năng lực trình độ của CBCC.
Xây dựng kế hoạch ĐTBD trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể. Từ kế hoạch này, từng khu vực, từng cấp, từng ngành xây dựng kế hoạch cụ thể phải gắn với nhu cầu thực tiễn của nhiệm vụ cách mạng với quy hoạch sử dụng CBCC, đồng thời cần đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo bồi dưỡng theo hướng thiết thực đáp ứng yêu cầu. Đào tạo theo sát tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc song cũng cần có trọng tâm, trọng điểm tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng khối, từng ngành, từng bộ phận từng cấp để có chương trình, nội dung hình thức hợp lý.Về hình thức đào tạo đã kết hợp chặt chẽ các loại hình:
- Chính quy;
- Dài hạn;
- Tại chức;
- Đào tạo từ xa và tự đào tạo;
- Đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài.
Hình thức ĐTBD xuất phát từ đặc điểm của CBCC hiện nay các cơ sở lựa chọn hình thức thích hộ đói với từng loại cán bộ. Hiện nay loại hình đào tạo
tổng hợp đang được áp dụng phổ biến, bao gồm các chương trình đào tạo chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp. Nội dung được cụ thể hóa theo từng lĩnh vực từng vấn đề kinh tế, xã hội, đây là hình thức đào tạo nhằm chuẩn bị cho đội ngũ kế cận, cốt cán của tương lai, cung với nó có thể nghiên cứu duy trì tổ chức các lố chuyên sâu, ít người hơn và thời gian đào tạo ngắn hơn, các lớp chuyên ở đây được hiểu là các lớp chuyên về chức nghiệp giành cho những người có chức danh công chức như nhau hoặc gần nhau.
Các loại lớp chuyên như lớp chuyên ngành QLNN về kinh tế cho các cán bộ thuộc các lĩnh vực quản lý, lớp chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước cho CBCC chính quyền các cấp… Chuyên về nội dung và trú trọng vào yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mang tính đặc trưng cụ thể. Ở các lớp chuyên sâu về nội dung sẽ có điều kiện nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà thực tế công việc của học viên dồi hỏi nhấn mạnh vào tính thực tiễn và kỹ năng thực thi công vụ đồng thời có thể giảm bớt thời lượng bài giảng những kiến thức chưa thật cần thiết.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã tích cực áp dụng Bộ tài liệu của Bộ Nội vụ ban hành để đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ,công chức xã vùng vùng trung du, miền núi, dân tộc. Giảng viên đã nghiên cứu nghiêm túc bộ tài liệu để làm căn cứ biên soạn giáo án, thường xuyên cập nhật những thông tin, quy định mới để giảng dạy, nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết cho cán bộ, công chức xã để sử dụng vào thực tiễn công tác có hiệu quả.
Các lớp đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức tập trung dài ngày tại Trường Chính trị của thành phố Lai Châu như: bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và HĐND xã, bồi dưỡng Trưởng Công an xã, Chỉ huy Trưởng quân sự xã... Một số lớp tập trung ngắn ngày thường từ 3-5 ngày dành cho các chức danh công chức chuyên môn xã và Trưởng các đoàn thể.
Bảng 3.11: Kết quả CBCC cấp xã thành phố Lai Châu đánh giá hình thức đào tạo
Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Rất đồng
ý
Điểm TB ( ) Phù hợp với nhu cầu công
việc hiện tại 6 11 37 57 53 3,85
Hình thức đào tạo đa dạng,
đan xen 0 0 21 67 76 4,34
Phù hợp với mục tiêu ĐTBD 0 3 26 84 51 4,12
Phù hợp với trình độ của
người học 6 18 29 66 45 3,77
= 4,02
(Nguồn: Tác giả điều tra, năm 2015)
Biểu đồ 3.5: Kết quả CBCC cấp xã thành phố Lai Châu đánh giá hình thức đào tạo
(Nguồn: Tác giả điều tra, năm 2015)
Bảng số liệu 3.10 và biểu đồ 3.5 phản ánh kết quả đánh giá của CBCC cấp xã thành phố Lai Châu đánh giá các hình thức đào tạo. Kết quả điều tra của 164 phiếu trả lời cho kết quả đánh giá trung bình 4,02 điểm, đạt kết quả Tốt.
Series1. Phù hợp với nhu cầu
công việc hiện tại. 3.85
Series1. Hình thức đào tạo đa
dạng, đan xen.
4.34
Series1. Phù hợp với mục tiêu chương trình ĐTBD.
4.12 Series1. Phù
hợp với trình độ của người học.
3.77
Tiêu chí được đánh giá điểm cao nhất là “Hình thức đào tạo đa dạng, đan xen” đạt 4,34 điểm, kết quả phản ánh “Tuyệt vời”. Tiếp đến là tiêu chí “sự phù hợp của chương trình đào tạo với mục tiêu ĐTBD” đạt 4,12 điểm, kết quả phán ánh “tốt”. Chính sự đa dạng về hình thức đào tạo nên đã thu hút đông đảo đội ngũ CBCC tham gia các chương trình đào tạo và bồi dưỡng.
Các hình thức đào tạo phổ biến là đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, đào tạo tai chỗ bao gồm thuyên chuyển công chức qua nhiều công việc khác nhau, thường áp dụng với các công chức lãnh đạo, nhằm mở rộng kiến thức, họ sẽ tìm hiểu nhưng chức năng khác nhau; Bố trí vào việc “trợ lý”, các vị trí nay thường được đào tạo để mở rộng tầm nhìn của người học qua việc cho phép họ làm việc với những người có kinh nghiệm, hình thức này có hiệu quả khi người quản lý cấp trên có trình độ để dẫn dắt và phat triển người học cho đến khi họ gánh vác được toàn bộ trách nhiệm; Đề bạt tạm thời với cán bộ quản lý hoặc tham gia vào các ủy ban, hội đồng để họ có cơ hội tiếp cận với những người có kinh nghiệm và họ làm quen với nhiều vấn đề khác nhau,học hỏi được nhiều kinh nghiệm.