Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LAI CHÂU
3.2. Thực trạng công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã của thành phố Lai Châu
3.2.8. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý đào tạo CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu
3.2.8.1. Tiêu chí về sự phù hợp với mục tiêu
- Số lượng nội dung được đào tạo theo đúng mục tiêu: các CBCC cấp xã được đào tạo bồi dưỡng theo các mục tiêu đã xác định.
- Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu: sau giai đoạn 2011-2015, CBCC cấp xã thành phố Lai Châu có tổng số CBCC cấp xã được đào tạo là 1.988 người, tổng số lớp mở là 28 lớp, mục tiêu mà UBND thành phố Lai Châu xác định tăng số học viên khoảng 7,5% so với giai đoạn 2006-2010 nhưng giai đoạnh này đã hoàn thành 11,0%, vượt kế hoạch đề ra. (Báo cáo phòng thống kê thành phố Lai Châu).
3.2.8.2. Tiêu chí về sự hài lòng của CBCC cấp xã
Theo kêt quả điều tra 164 CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố khi đánh giá về mức độ hài lòng cho kết quả như sau:
Bảng 3.15: Đánh giá chung về sự hài lòng của CBCC cấp xã khi tham gia chương trình ĐTBD
Tiêu chí Số lƣợng trả lời (người)
Tỷ lệ (%) CBCC cấp xã tham gia hết các khóa học
bắt buộc 57 34.76
CBCC cấp xã cảm thấy các khóa đào tạo
giúp thực hiện công việc tốt hơn 45 27.44
CBCC cấp xã có kết quả học tập khá tốt 25 15.24 CBCC cấp xã đánh giá chất lượng của
khóa học về phương pháp dạy, tài liệu, cơ sở vật chất là phù hợp
37 22.56
Tổng cộng 164 100
(Nguồn: Tác giả điều tra)
Bảng 3.15 cho thấy sự đánh giá khách quan của CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu về sự hài lòng khi tham gia chương trình ĐTBD. Trong đó, tỷ lệ CBCC cấp xã tham gia hết các khóa học bắt buộc chiếm 34,76% cao nhất;
tỷ lệ CBCC cấp xã cảm thấy các khóa đào tạo giúp thực hiện công việc tốt hơn chiếm 27,44%; tỷ lệ CBCC cấp xã đánh giá chất lượng của khóa học về phương pháp dạy, tài liệu, cơ sở vật chất là phù hợp chiếm 22,56% và tỷ lệ CBCC cấp xã có kết quả học tập khá tốt chiếm 15,24%. Như vậy có thể thấy hiệu quả chương trình đào tạo bồi dưỡng rất thiết thực và thực hiện được các mục tiêu mà cơ quan nhà nước của thành phố Lai Châu đã đặt ra cho giai đoạn 2011-2015.
3.2.8.3. Tiêu chí về ảnh hưởng tích cực đối với tổ chức
* Mức độ tăng lượng CBCC cấp xã có ngạch trên chuyên viên: sự gia tăng của chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực thuộc phạm vi quản lý đào tạo của Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu theo ngạch được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.16: Tỷ lệ CBCC giữ ngạch từ chuyên viên trở lên giai đoạn 2011-2015
Năm Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên
2011 5.13 20.51 74.36
2012 5.00 22.22 75.21
2013 8.26 22.31 69.42
2014 8.59 23.44 67.97
2015 9.23 23.08 67.69
(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Lai Châu)
Sau đào tạo tỷ lệ các nhóm chuyên viên chính và cao cấp có xu hướng gia tăng, chuyên viên thông thường thì lại giảm đi. Nguyên nhân là sau đào tạo bồi dưỡng, kiến thức và kỹ năng của CBCC được cải thiện, họ thi vào các ngạch cao hơn nên tỷ lệ các chuyên viên này giảm đi và dịch chuyển sang nhóm chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính.
3.2.8.4. Tiêu chí về sự thực hiện của công tác quản lý ĐTBD
CBCC cấp xã tham gia chương trình ĐTBD cho bảng nhận xét sau:
Bảng 3.17: Đánh giá các chỉ số thực hiện công tác quản lý ĐTBD
Chỉ số Đánh giá
Số lượng những tiến triển trong công tác khắc phục những
thiếu sót trong các khâu quản lý Cao
Số lượng các vấn đề nảy sinh trong đào tạo được giải quyết Rất cao
Số lần khen thưởng từ tổ chức Cao
Mức độ sự trao đổi thông tin hợp tác trong công việc Bình thường Tỷ lệ cơ quan tham gia quá trình quản lý đào tạo. Tất cả Số lượng các cán bộ quản lý đào tạo được đào tạo đúng
chuyên ngành hoặc có kinh nghiệm trên 5 năm Bình thường (Nguồn: Báo cáo Sở nội vụ tỉnh Lai Châu)
Nhìn vào bảng 3.17 nhận thấy:
* Số lượng những tiến triển trong công tác khắc phục những thiếu sót trong các khâu quản lý: các cán bộ, công chức thực hiện quản lý đào tạo hàng tuần, hàng quý và hàng năm đều tiến hành tổng kết và đánh giá tình hình đào tạo thông qua các cuộc họp nội bộ. Từ đó, các cán bộ, công chức quản lý đào tạo đề xuất các phương án thực hiện mới, bổ sung các chỗ sai sót. Nhờ đó, quản lý đào tạo qua thời gian đều có những tiến triển nhất định, góp phần vào kết quả thực hiện quản lý đào tạo.
* Số lượng các vấn đề nảy sinh trong đào tạo được giải quyết : dưới sự chỉ đạo của Bộ, các vấn đề trong quản lý đào tạo đều được giải quyết, có sự ưu tiên những trường hợp quan trọng, khẩn cấp được giải quyết trước.
* Mức độ sự trao đổi thông tin hợp tác trong công việc : khi thực hiện quản lý đào tạo, giữa các cơ quan đều có sự trao đổi thông tin với nhau, tuy nhiên sự trao đổi này vẫn chưa tạo thành một mạng lưới trao đổi thong tin giữa tất cả các cơ quan, đơn vị với nhau, vẫn tồn tại trường hợp đơn vị biết, đơn vị không. Do đó, mức độ trao đổi thông tin hợp tác là bình thường.
* Số lượng các cán bộ quản lý đào tạo được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc có kinh nghiệm trên 5 năm : phần lớn các cán bộ, công chức quản lý đào tạo không đúng chuyên ngành đào tạo, tuy nhiên, một phần khá lớn trong số họ lại có kinh nghiệm làm quản lý đào tạo phong phú.
Như vậy công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã thành phố Lai Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các CBCC được cập nhật kiến thức, kỹ năng hàng năm. Bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động này khá hiệu quả. Các tiêu chí đã phản ánh được sự quản lý sát sao của các cấp chính quyền trong công tác này.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu