Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố lai châu (Trang 52 - 57)

Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LAI CHÂU

3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Lai Châu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Lai Châu nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, có tọa độ 20o20' đến 20o27' vĩ độ Bắc; 103o20' đến 103o32' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp các xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ; xã Sùng Phài, Thèn Sin, huyện Tam Đường;

- Phía Nam giáp các xã Nùng Nàng, Bản Giang, huyện Tam Đường;

- Phía Đông giáp các xã Tả Lèng, Giang Ma, huyện Tam Đường;

- Phía Tây giáp xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ.

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí Thành phố Lai Châu trong vùng tỉnh (Nguồn: Phòng kinh tế và hạ tầng thành phố Lai Châu)

Thành phố Lai Châu có vị trí địa lý và vai trò đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Lai Châu nói riêng và khu vực miền núi Tây Bắc Bộ nói chung, có vị trí thuận lợi về mặt phát triển thương mại và dịch vụ hàng hóa, nằm trên trục đường giao thông nối Tây Bắc với tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh theo đường QL32. Lợi thế của cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng nối với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

Có tuyến đường giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc (QL12, QL279, QL6), nối với các tuyến đô thị quan trọng như Điện Biên Phủ, Sơn La, Hòa Bình. Ngoài ra tuyến QL4D nối với vùng Lào Cai - Yên Bái - Hà Giang.

Là đô thị có vị trí then chốt tại cửa ngõ phía Đông Bắc của vùng và tỉnh, là đầu mối giao thông liên hệ rất thuận tiện giữa vùng Lào Cai - Yên Bái - Hà Giang và Trung Quốc thông qua các quốc lộ 4D, QL12, QL32. Đô thị nằm trên tuyến vành đai 1 thông qua tuyến QL4D nối các đường QL4A, QL4B, QL4C, kéo dài từ Lai Châu qua Lào Cai và các tỉnh biên giới phía Bắc thuộc vùng Đông Bắc tạo nên tuyến đô thị biên giới.

Thành phố Lai Châu là đô thị hạt nhân phát triển của tỉnh Lai Châu liên hệ với các đô thị là trung tâm huyện lỵ các huyện trực thuộc tỉnh Lai Châu gồm có: huyện Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn bằng các tuyến QL4D, QL12, QL32, TL127, TL128

Do đó, Thành phố Lai Châu có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch, đặc biệt là thương mại, dịch vụ và an ninh quốc phòng khu vực biên giới phía Bắc và Tây Bắc Tổ quốc và trở thành một trong những đô thị trung tâm của khu vực miền núi Tây Bắc.

3.1.1.2. Địa hình, khí hậu, thủy văn

Về địa hình: Thành phố Lai Châu nằm trong một thung lũng chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc trung bình 5-10%. Phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao, phía Bắc và Đông Bắc có

xen kẹp địa hình bát úp với cao độ trung bình 940m. Phía Nam là cánh đồng lúa và đồi chè của nông trường Tam Đường cũ.

Khí hậu: Thành phố Lai Châu nằm trong vùng khí hậu Tây Bắc, ảnh hưởng nhiều của địa hình và hoàn lưu khí quyển. Đặc điểm khí hậu là mùa đông tương đối ẩm. Mùa hạ đến sớm từ tháng 3. Mùa mưa đến sớm từ tháng 4, kết thúc sớm vào tháng 9. Nhiệt độ cao nhất là 33,7o C, nhiệt độ thấp nhất là 0,4o C, nhiệt độ trung bình năm là 19,2o C. Lượng mưa hàng năm khá lớn và phân bố gần như đều trong năm.

Về thủy văn: Thành phố có suối Sùng Phài và suối Nậm Loỏng chủ yếu thoát nước vào mùa mưa, lưu lượng nước không lớn, hướng thoát nước chính Tây Bắc - Đông Nam. Do đặc điểm nằm trên vùng núi đá vôi có nhiều hang động caster nên lưu lượng và chất lượng nước dưới đất có khả năng liên quan rất lớn từ nguồn nước mặt và liên quan giữa các hang với nhau, tạo thành dòng chảy ngầm trong đô thị, có khả năng phát tán rộng các tác nhân gây ô nhiễm môi trường,...

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

* Về tài nguyên rừng

Tính đến năm 2011, Thành phố Lai Châu có 1.445,05 ha đất lâm nghiệp, trong đó: diện tích đất rừng sản xuất là 22,7 ha, chiếm 1,57% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 0,32% tổng diện tích tự nhiên; đất rừng phòng hộ có 1.422,35 ha, chiếm 98,43% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 20,10%

tổng diện tích tự nhiên. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 21,17%.

Rừng Thành phố Lai Châu thuộc loại rừng nhiệt đới, hiện nay chủ yếu còn lại là rừng nghèo, tán cây thấp, rừng đang được khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng chưa khép tán tập trung chủ yếu ở khu vực xã San Thàng và xã Nậm Loỏng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo ổn định khí hậu khu vực Thành phố, điều tiết nguồn nước, phòng chống lũ lụt, bảo vệ các công trình trọng điểm của tỉnh.

* Về tài nguyên đất

Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy Thành phố Lai Châu có 4 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi.

Bảng 3.1: Diện tích đất phân loại theo xã/phường tại thành phố Lai Châu năm 2015

Xã/phường Tổng số

Trong đó Đất

Nông nghiệp

Đất Lâm nghiệp

Đất nuôi trồng

thủy sản

Đất phi nông nghiệp

Đất chƣa

sử dụng 7.077,0 2.719,3 1.738,3 108,0 1.083,3 1.428,1 Phường Quyết Thắng 273,3 160,2 27,9 2,8 66,6 15,8 Phường Quyết Tiến 334,7 138,2 55,6 3,3 73,4 64,2 Phường Tân Phong 570,3 227,9 13,8 4,9 279,3 44,4 Phường Đông Phong 528,5 275,4 4,7 25,9 199,4 23,1 Phường Đoàn Kết 188,9 60,9 15,8 1,1 80,2 30,9 Xã Nậm Loỏng 2.805,9 559,3 1.504,0 2,1 160,3 580,2 Xã San Thàng 2.375,4 1.297,4 116,5 67,9 224,1 669,5

(Nguồn: Niên giám thống kế thành phố Lai Châu, năm 2015)

Nhìn chung đất trên địa bàn Thành phố Lai Châu có độ phì nhiêu từ trung bình đến thấp, hàm lượng dinh dưỡng thấp, thoát nước khá, khả năng giữ ẩm trung bình, địa hình có độ dốc lớn, tầng đất mỏng, nhiều đá lộ đầu, quá trình canh tác đòi hỏi phải có các giải pháp kỹ thuật để cải tạo.

* Về tài nguyên nước

Hiện tại trên địa bàn Thành phố có 120,11 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản (trong đó: Phường Quyết thắng 6,64 ha, Quyết Tiến 3,01 ha, Đông Phong 25,11 ha, Tân phong 14,32 ha, Đoàn Kết 1,64 ha, San Thàng 68,31 ha, Nậm Loỏng 1,08 ha). Ngoài ra, Thành phố còn 63,88 ha, diện tích đất suối và mặt nước chuyên dùng, (suối 62,75 ha, mặt nước chuyên dùng 1,13 ha). Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Hiện nay tài nguyên nước ngầm ở Thành phố Lai Châu chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, nhưng theo tài liệu địa chất trong khu vực cho thấy trên địa bàn tỉnh có trữ lượng nước ngầm và ở mức độ không sâu (nhất là vùng bãi ven suối), tuy nhiên trữ lượng nước không lớn, một số nơi có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt thông qua hình thức sử dụng giếng khoan, giếng đào.

Về chất lượng nước ngầm: qua kết quả phân tích và so sánh chất lượng nước ngầm tại một số giếng khoan, giếng đào trên địa bàn tỉnh cho thấy chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng (như thường thấy ở các tỉnh đồng bằng), song nếu việc quản lý, khai thác nước ngầm không tốt sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và khó có thể khắc phục được. Sự gia tăng dân số, việc phát triển đô thị, cơ sở sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu dùng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất tăng cao, mức độ khai thác nước ngầm ngày càng lớn; do đó việc khảo sát, đánh giá trữ lượng và có phương án bảo vệ nguồn nước ngầm của tỉnh là vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn tới.

3.1.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ Quốc, Thành phố Lai Châu nằm cách thủ đô Hà Nội 450km về phía Tây Bắc (theo đường bộ). Lai Châu có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, đồng thời, cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Thành phố Lai Châu có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa lạnh, độ ẩm tương đối thấp.

Với vị trí thuận lợi trên tuyến quốc lộ 4D các điểm du lịch cộng đồng ở Thành phố Lai Châu sẽ tạo thành tour du lịch hấp dẫn (bản văn hóa San Thàng 1 - Thành phố Lai Châu - Động Pusamcap - bản văn hóa Gia Khâu 1 - Động Gia Khâu). Mỗi điểm đến đều mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị riêng.

Tuy nhiên, hiện tại lượng khách đến với các bản du lịch cộng đồng trên chưa tương xứng với sức hấp dẫn của nó. Để thu hút được nhiều du khách đến với các bản du lịch, Thành phố Lai Châu cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giới thiệu, quảng bá tới du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc khai thác có hiệu quả các bản du lịch cộng đồng cần chú trọng việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.Hạn chế tối đa các yếu tố làm biến đổi tới cảnh quan, môi trường tự nhiên và xã hội tại các điểm bản du lịch cộng đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố lai châu (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)