Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố lai châu (Trang 61 - 71)

Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LAI CHÂU

3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Lai Châu

3.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố

3.1.3.1. Thực trạng số lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã giai đoạn 2011-2015

Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã giai đoạn 2011-2015 của thành phố Lai Châu được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.3: Thống kê số lƣợng và giới tính cán bộ công chức cấp xã của thành phố Lai Châu giai đoạn 2011-2015

Năm Tổng số (người)

Giới tính

Nam Nữ

SL CC SL CC

2011 282 179 63,48 103 36,52

2012 283 180 63,6 103 36,4

2013 281 179 63,7 102 36,3

2014 278 177 63,67 101 36,33

2015 278 177 63,67 101 36,33

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Lai Châu)

Qua bảng số liệu 3.3 nhận thấy số lượng công chức cấp xã của thành phố Lai Châu tương đối ổn định qua các năm. Số lượng người sử dụng trong bộ máy chính quyền địa phương khá tốt về vị trí công việc, quá trình đề bạt, thuyên chuyển cán bộ trong nội bộ thành phố. Tuy nhiên, với chủ trương của nhà nước hiện nay, số lượng CCCX ít biến động đem lại nguy cơ nhất định bởi có những vị trí thừa người, tinh giản nhân sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc duy trì bộ máy quản lý cồng kềnh làm cho công tác quản lý, đào tạo tốn kém gây lãng phí cho NSNN nhà nước và địa phương. Về giới tính, có thể thấy cơ cấu CCCX là nam giới chiếm tỷ trọng gần gấp 2 lần nữ giới, nguyên nhân là do yếu tố địa lý, địa hình khó khăn của thành phố Lai Châu có bất cập trong quá trình cán bộ của cán bộ làm việc với người dân địa phương, do vậy chính quyền địa phương tuyển dụng nam giới bởi sức khỏe dẻo dai, chịu được

áp lực công việc di chuyển tốt hơn nữ giới, chẳng hạn như các chương trình vận động, tuyên truyền các chính sách của Nhà nước với bà con dân tộc thiểu số ở xã khó khăn, hẻo lánh. Nhận thấy rằng, số lượng cán bộ CCCX ở bảng trên đảm bảo thực thi các công việc của bộ máy chính quyền địa phương.

3.1.3.2. Thực trạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp xã của thành phố Lai Châu đã có nhiều tiến bộ tích cực.

Cụ thể, số CBCC có trình độ đại học, CQĐT tăng lên đáng kể, giảm dần số lượng CBCC có trình độ trung cấp và cao đẳng. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 0,99% (bảng 3.3). Có được kết quả này là do nguyên nhân sau:

- Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đảm bảo theo quy hoạch và kế hoạch; ý thức học tập được nâng lên, phong trào học tập phát triển.

- Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học;

- Đội ngũ giảng viên được bổ sung, kiện toàn;

- Nội dung chương trình đào tạo từng bước đổi mới, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, pháp luật, quản lý kinh tế... cho cán bộ, công chức.

- Đã ban hành chính sách hỗ trợ cho người học, góp phần động viên, khuyến khích cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Lai Châu cơ bản đủ về số lượng, chất lượng từng bước được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của tỉnh.Tuy vậy: chất lượng đội ngũ cán bộ còn thấp so với mặt bằng chung trong khu vực và cả nước; cơ cấu chưa đồng bộ, thiếu cán bộ, chuyên gia giỏi, nhất là các ngành, lĩnh vực quan trọng; năng lực tổ chức thực hiện ở một bộ phận cán bộ còn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa gắn với quy hoạch, kế hoạch đào tạo và sử dụng. Những hạn chế, yếu kém nêu trên, một mặt do Lai Châu là tỉnh mới được thành lập, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; nhu cầu cán bộ lớn trong khi nguồn tuyển dụng còn bất cập.

Bảng 3.4: Trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2011-2015

Trình độ chuyên

môn

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh 12/11 So sánh 13/12 So sánh 14/13 So sánh 15/14 Tốc độ tăng trưởng BQ

cả giai đoạn (%)

(+/-)

%

(+/-)

%

(+/-)

%

(+/-)

%

Đại học 36 46 60 78 87 10 27,78 14 30,43 18 30 9 11,54 1,25

Cao đẳng 39 35 31 26 23 (4) (10,26) (4) (11,43) (5) (16,13) (3) (11,54) 0,88 Trung cấp 151 145 129 112 105 (6) (3,97) (16) (11,03) (17) (13,18) (7) (6,25) 0,91

Sơ cấp 12 11 10 9 8 (1) (8,33) (1) (9,09) (1) (10) (1) (11,11) 0,90

CQĐT 44 46 51 53 55 2 4,55 5 10,87 2 3,92 2 3,77 1,06

Tổng 282 283 281 278 278 1 0,35 (2) (0,71) (3) (1.07) 0 0 0,99

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Lai Châu)

51

Bảng 3.5: Cơ cấu trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2011-2015

ĐVT: % Trình độ

chuyên môn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đại học 12,77 16,25 21,35 28,06 31,29

Cao đẳng 13,83 12,37 11,03 9,35 8,27

Trung cấp 53,55 51,24 45,91 40,29 37,77

Sơ cấp 4,26 3,89 3,56 3,24 2,88

CQĐT 15,6 16,25 18,15 19,06 19,78

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Lai Châu)

Bảng số liệu 3.4 đã phản ánh chi tiết cơ cấu trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu. Năm 2011 cơ cấu CBCC có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 53,55% thì đến năm 2015 giảm chỉ còn 37,77%. Cơ cấu trình độ cao đẳng giảm đáng kể, năm 2011 chiếm 13,83% đến năm 2015 còn 8,27%, thay vào đó là CBCC chủ động tích cực tham gia nâng cao trình độ đại học; tỷ lệ CBCC có trình độ đại học năm 2011 là 12,77% đã tăng lên 31,29% năm 2015. Có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, CBCC đã nhanh chóng tiếp cận và cập nhật các kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí công việc hiện tại.

3.1.3.3. Thực trạng về trình độ lý luận chính trị - hành chính

Cùng với khả năng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, CBCC cấp xã thành phố Lai Châu đã không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị-hành chính của mình. Qua giai đoạn năm 2011-2015, trình độ lý luận tăng từ cử nhân đến cao cấp. Với vai trò và nhiệm vụ to lớn của một người cán bộ công chức, nhận thức tình hình trong nước và thế giới, đã thúc đẩy tỷ lệ CBCC tham gia

các lớp lý luận lên đáng kể. Kết quả thống kê trình độ lý luận-hành chính của CBCC cấp xã của Thành phố Lai Châu thể hiện tại bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.6: Trình độ lý luận chính trị - hành chính của CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2011-2015

Trình độ lý luận

chính trị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng số (người) 282 283 281 278 278

Cử nhân 4 5 6 7 8

Cao cấp 8 10 11 11 12

Trung cấp 124 121 117 112 104

Sơ cấp 7 9 10 11 12

CQĐT 139 138 137 137 142

Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100

Cử nhân 1,42 1,77 2,14 2,52 2,88

Cao cấp 2,84 3,53 3,91 3,96 4,32

Trung cấp 43,97 42,76 41,64 40,29 37,41

Sơ cấp 2,48 3,18 3,56 3,96 4,32

CQĐT 49,29 48,76 48,75 49,28 51,08

(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Lai Châu)

Biểu đồ 3.2, đánh giá rõ nét về cơ cấu độ lý luận chính trị - hành chính của CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2011-2015. Kết quả cho thấy tỷ lệ CQĐT chiếm tỷ trọng tăng qua các năm và giữ tỷ lệ trên 50% vào năm 2015, trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng cao thứ hai nhưng có xu thế giảm dần, nguyên nhân là CBCC đã tiếp tục đăng ký tham gia các lớp cao cấp và CQĐT.

ĐVT: %

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu trình độ lý luận chính trị - hành chính của CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Lai Châu)

Có được kết quả trên là do Ban lãnh đạo thành phố Lai Châu đã luôn luôn chú trọng vào chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, với phương châm, “Nếu có nguồn nhân lực tốt thì mọi việc của người dân sẽ được xử lý nhanh chóng và người CBCC xứng đáng là những người phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc”. Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ngày một tiến bộ, sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi mỗi CBCC phải cập nhật tình hình mới thường xuyên, liên tục, đặc biệt là những diễn biến mới của hòa bình thế giới và quốc gia nên các CBCC phải nâng cao sự nhận thức của bản thân, sẽ truyền đạt lại cho người dân những tình hình mới đó.

3.1.3.4. Thực trạng về trình độ tin học, ngoại ngữ

Ngoài những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà mỗi CBCC cấp xã được quy định làm việc theo vị trí hiện tại thì quá trình học tập và phát triển chất lượng nguồn nhân lực cấp xã còn quan tâm đến trình độ ngoại ngữ, tin học. Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, yêu cầu mỗi 80

Cử nhân. Năm 2011. 1.42

Cử nhân. Năm 2012. 1.77

Cử nhân. Năm 2013. 2.14

Cử nhân. Năm 2014. 2.52

Cử nhân. Năm 2015. 2.88 Cao cấp. Năm 2011.

2.84 Cao cấp. Năm 2012.

3.53

Cao cấp. Năm 2013.

3.91

Cao cấp. Năm 2014.

3.96

Cao cấp. Năm 2015.

4.32 Trung cấp. Năm

2011. 43.97

Trung cấp. Năm 2012. 42.76

Trung cấp. Năm 2013. 41.64

Trung cấp. Năm 2014. 40.29

Trung cấp. Năm 2015. 37.41 Sơ cấp. Năm 2011.

2.48

Sơ cấp. Năm 2012.

3.18

Sơ cấp. Năm 2013.

3.56

Sơ cấp. Năm 2014.

3.96 Sơ cấp. Năm 2015.

4.32 CQĐT. Năm 2011.

49.29

CQĐT. Năm 2012.

48.76

CQĐT. Năm 2013.

48.75

CQĐT. Năm 2014.

49.28

CQĐT. Năm 2015.

51.08 CQĐT Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Cử nhân

CBCC phải trang bị cho bản thân những kỹ năng và tác phong làm việc với máy tính phù hợp với yêu cầu thực tế phát sinh công việc, nâng cao hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, Thành phố Lai Châu là thành phố giáp với Trung Quốc, hiện phát triển các dịch vụ du lịch cho nên yêu cầu đặt ra đối với các CBCC là phải biết và sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Trung, tiếng Anh). Kết quả thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ của CBCC cấp xã ở bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.7: Trình độ tin học-ngoại ngữ của CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2011-2015 Trình độ tin học-

ngoại ngữ

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng số (người) 282 283 281 278 278

Số người có chứng chỉ

tin học, ngoại ngữ 100 121 144 172 194

Tin học 74 87 93 108 119

Ngoại ngữ 26 34 51 64 75

Cơ cấu (%)

Tin học 26,24 30,74 33,1 38,85 42,81

Ngoại ngữ 9,22 12,01 18,15 23,02 26,98

(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Lai Châu)

Bảng 3.6 cho biết qua mỗi năm số lượng CBCC cấp xã được đào tạo về tin học và ngoại ngữ tăng đáng kể.Về tin học, năm 2011 thống kê chỉ có 100 người có chứng chỉ tin học thì năm 2015 con số này tăng lên gấp xấp xỉ 2 lần là 194 người. Về ngoại ngữ, năm 2011 có 26 người có chứng chỉ ngoại ngữ thì đến năm 2015 là 75 người, gấp 2,9 lần. Có thể khẳng định rằng, các CBCC cấp xã của thành phố Lai Châu đã khẩn trương học tập, trau dồi thêm các chứng chỉ nghiệp vụ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công việc chính của bản thân.

ĐVT: %

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu trình độ tin học-ngoại ngữ của CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Lai Châu)

Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức và viên chức được quy định trong các Thông tư về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014).Đối với các khóa đào tạo, cấp chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C (theo Quyết định số 21/2000/QĐ-BGDĐT ngày 03/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Tin học ứng dụng A, B, C) đang triển khai trước ngày thông tư liên tịch này có hiệu lực vẫn được tiếp tục thực hiện, cấp chứng chỉ ứng dụng cho đến khi kết thúc. Chính vì vậy, các CBCC cấp xã của thành phố Lai Châu đã thực hiện theo các thông tư đã quy định của Nhà nước nâng số người có trình độ tin học và ngoại ngữ lên đáng kể.

Tin học. Năm 2011. 26.24

Tin học. Năm 2012. 30.74

Tin học. Năm 2013. 33.1

Tin học. Năm 2014. 38.85

Tin học. Năm 2015. 42.81

Ngoại ngữ. Năm 2011. 9.22

Ngoại ngữ. Năm 2012. 12.01

Ngoại ngữ. Năm 2013. 18.15

Ngoại ngữ. Năm 2014. 23.02

Ngoại ngữ. Năm 2015. 26.98

Tin học Ngoại ngữ

3.1.3.5. Về chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc

Ban lãnh đạo thành phố Lai Châu đã thực hiện nghiêm túc các chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc cho các CBCC cấp xã. Cụ thể: áp dụng Quyết định số 05/2014/QĐ-TTg ngày 15/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức.Ban hành Quy định thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực và đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lai Châu - Đó là nội dung tại Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 đã được UBND tỉnh Lai Châu ban hành.Đây là Quyết định thay thế Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 06/10/2011 Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học và thu hút những người tình nguyện đến Lai Châu công tác; Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 16/1/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 06/10/2011 của UBND tỉnh Lai Châu.

Theo Quy định này, đối tượng được áp dụng chính sách thu hút bao gồm: Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, II; Dược sỹ chuyên khoa cấp I, II;

Thạc sỹ; Tốt nghiệp Đại học chính quy loại khá trở lên thuộc các chuyên ngành: Bác sỹ (trừ chuyên ngành y tế cộng đồng); Biên đạo múa, Huấn luyện múa, Thanh nhạc, Sáng tác âm nhạc; Tốt nghiệp Đại học chính quy loại giỏi, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng (trừ các xã, phường thuộc thành phố Lai Châu).

Đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ công chức cấp xã là người thuộc 5 dân tộc đặc biệt khó khăn: Mảng, Sila, La Hủ, Cống, Khơ Mú được cấp có thẩm quyền cử đi học nâng cao trình độ văn hóa từ Trung học phổ thông trở lên,

chuyên môn nghiệp vụ từ Trung học chuyên nghiệp trở lên, lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên, bồi dưỡng ngạch Cán sự trở lên, ngoại ngữ và tin học;

Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thuộc các xã khó khăn theo quy định hiện hành của Trung ương (không thuộc 5 dân tộc đặc biệt khó khăn và dân tộc Kinh) được cử đi đào tạo từ Đại học trở lên, lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên, bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương trở lên; Cán bộ, công chức viên chức đang công tác tại các Ban Đảng, đoàn thể, cơ quan từ cấp xã trở lên, các đơn vị sự nghiệp công lập được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sau Đại học, Lý luận chính trị: Cao cấp, Cử nhân, bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.

Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo và được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nếu trong thời gian học không tốt nghiệp hoặc tự ý bỏ dở không học hết chương trình học, bị kỷ luật buộc thôi học hoặc không chấp hành sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp, học xong không trở về Lai Châu sẽ phải hoàn lại toàn bộ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.

Cán bộ, công chức được hưởng chế độ thu hút nếu trong thời gian cam kết làm việc tại Lai Châu nếu tự ý bỏ việc hoặc chuyển đến một đơn vị công tác không thuộc phạm vi của chính sách thu hút, không chấp hành sự phân công công tác hoặc 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải bồi hoàn lại toàn bộ kinh phí đã được trợ cấp thu hút.

Tuy nhiên, nhân lực của tỉnh vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và trong ngành nông lâm nghiệp và thủy sản với năng suất lao động thấp. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật còn thấp hơn nhiều so với vùng và cả nước. Công tác xã hội hóa, chính sách thu hút nhân lực chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc huy động và bố trí vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực là một thách thức không nhỏ đối với tỉnh. Các cơ sở đào tạo chưa đa dạng ngành nghề.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố lai châu (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)