Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LAI CHÂU
3.4. Những tồn tại trong công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu
3.4.1. Những kết quả đạt được
- Ban lãnh đạo thành phố Lai Châu đã chủ động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2010 - 2015 và cụ thể hoá qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm; kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Đội ngũ cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng tăng cả về số lượng và chất lượng; đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức trẻ, có năng lực được tăng cường, bổ sung, tạo nguồn cán bộ bổ sung cho các chức danh chủ chốt của xã.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đã từng bước có chuyển biến tích cực, nhất là trong việc quy hoạch, lập kế hoạch hàng năm;
đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu sử dụng, theo vị trí việc làm; cử đi đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đúng đối tượng, số lượng; từng bước góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức xã.
- Nội dung của các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã cơ bản phù hợp yêu cầu, từng bước nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí việc làm theo các bộ tài liệu do Bội Nội vụ ban hành. Đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị tỉnh, Trường Quân sự tỉnh và các giảng viêm kiêm chức đến từ các sở, ban ngành có nhiều kinh nhiệm giảng dạy theo phương pháp mới, kiến thức sâu về lý luận và thực tiễn giúp học viên dễ tiếp thu và tiếp cận nội dung bài học.
3.4.2. Những tồn tại
- Nội dung chương trình, tài liệu do Bộ Nội vụ ban hành cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã còn dài; một số trùng lặp với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác.
- Nguồn kinh phí bố trí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được giao hàng năm thực tế ít hơn nhiều so với dự toán kinh phí giai đoạn 2011-2015.
Vì vậy, một số lớp, số lượt cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng không thực hiện được theo mục tiêu đề ra. Kinh phí chỉ mới đáp ứng cho tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày chưa tập trung cho bồi dưỡng chuyên sâu và công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo nhu cầu thực tế hiện nay.
- Thời gian tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng của một số đơn vị chủ yếu là cuối năm, việc sắp xếp công việc để cán bộ, công chức xã tham gia còn hạn chế, dẫn đến nhiều lớp không đảm bảo số lượng theo kế hoạch, yêu cầu đề ra.
- Năng lực đào tạo, bồi dưỡng của một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên còn hạn chế đã làm ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra.
- Chưa xây dựng được đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đội ngũ cán bộ giỏi ở một số lĩnh vực quản lý nhà nước.
- Tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức chưa cao; kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, công chức chậm đổi mới tư duy, thiếu chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ.
- Số lượng CBCC nữ tham gia vào các khóa học ĐTBD còn ít, công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC là người dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập về thời gian, kinh phí và số lượng.
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
- Nhận thức của một số lãnh đạo xã về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã còn nhiều hạn chế, chưa coi đây là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã; thái độ tham gia học tập của một số cán bộ, công chức chưa nghiêm, chưa xác định đúng mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng.
- Kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, công chức tham gia các lớp ĐTBD còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, công chức xã.
- Nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên chủ yếu bố trí cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn; chỉ mới đáp ứng yêu cầu trước mắt đối với một số nội dung, đối tượng cấp bách mà chưa đáp ứng yêu cầu về lâu dài; Một số văn bản quy định về định mức chi trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp.
- Tỉnh chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên nguồn để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức xã nói riêng.
- Một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng chậm ban hành hoặc chậm sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Công tác quy hoạch đào tạo để xây dựng đội ngũ CBCC đảm bảo cơ cấu, chức danh đồng bộ, hợp lý chưa được định hướng rõ; đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với sử dụng.
- Một bộ phận CBCC tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng còn thụ động; động cơ học tập chủ yếu là để có đủ bằng cấp, chứng chỉ quy định, chưa xuất phát từ nhu cầu, mong muốn thực hiện nhiệm vụ, công vụ được tốt hơn.
Chương 4