Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình, ấn phẩm, báo cáo đã công bố liên quan đến đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu của các cơ quan, tổ chức: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu, Sở Lao động & thương binh xã hội tỉnh Lai Châu, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu, Phòng Nội vụ thành phố Lai Châu,... Thông tin từ các công trình nghiên cứu khoa học về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức trong nước; thông qua các kênh thông tin công cộng.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
a. Đối tượng điều tra: là các CBCC cấp xã thành phố Lai Châu b. Chọn mẫu nghiên cứu
Áp dụng phương pháp chọn mẫu từ các đối tượng điều tra. Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:
n = N 1+N.e2
Số lượng CBCC cấp xã thành phố Lai Châu tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng năm 2015 là 278 người, sai số e chọn 5%. Áp dụng công thức chọn mẫu trên, tính toán được số lượng mẫu là n = 164 người. Như vậy dự kiến số phiếu phát ra là 170 phiếu, được phân bổ ở các xã của thành phố Lai Châu như sau:
Quyết thắng 24 phiếu, Quyết Tiến 24 phiếu, Đông Phong 25 phiếu, Tân Phong 24 phiếu, Đoàn Kết 24 phiếu, San Thàng 25 phiếu, Nậm Loỏng 24 phiếu.
c. Phương pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn trực tiếp CBCC cấp xã thành phố Lai Châu bằng bảng hỏi điều tra.
- Phỏng vấn sâu Ban lãnh đạo thành phố Lai Châu nhằm tư vấn các giải pháp, kiến nghị đánh giá công tác quản lý và ĐTBD các cán bộ công chức trên địa bàn nghiên cứu.
d. Cấu trúc bảng hỏi
Bảng hỏi được chia thành 2 phần:
Phần 1: Các thông tin cá nhân liên quan đến CBCC cấp xã thành phố Lai Châu như họ tên, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, chức danh công việc,…
Phần 2: Nội dung khảo sát đánh giá về công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu.
Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert từ 1-5 điểm để đánh giá cho điểm từng biến số.Điểm trung bình: điểm (1≤ ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
: Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i
Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi
n: Số người tham gia đánh giá
X X
k i i i n
X K
X n
X
Kết quả điểm trung bình của các biến được xếp loại như sau:
Bảng 2.1: Thang đo Likert
Thang đo Phạm vi Ý nghĩa
5 4,20-5,0 Tuyệt vời
4 3,20-4,19 Tốt
3 2,60-3,19 Trung bình
2 1,80-2,59 Kém
1 1,0-1,79 Yếu
Nguồn: [9]
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
Toàn bộ số liệu thu thập từ đối tượng điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
Kết quả có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu trước, các phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên cứu khoa học, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp:
a. Phương pháp thống kê:
Được sử dụng để phân tích, tổng hợp các số liệu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2011- 2015; các dữ liệu về số lượng cán bộ được đào tạo và bồi dưỡng, hình thức được đào tạo và bồi dưỡng, kỹ năng được đào tạo và bồi dưỡng,... luận văn sử dụng bộ số liệu trong Niên giám Thống kê tỉnh Lai Châu; Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu, Sở Lao động & thương binh tỉnh Lai Châu, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lai Châu, Phòng Nội vụ thành phố Lai Châu... để phân tích.
b. Phương pháp so sánh
Có sử dụng so sánh đối chứng về công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện thị khác của tỉnh Lai Châu hoặc huyện, thị của các tỉnh thành khác có các điều kiện tương đồng với thành phố Lai Châu.
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
c. Phương pháp phân tích dãy số thời gian:
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động theo thời gian bao gồm:
*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: Δi = yi-y1 , i=2,3….
Trong đó:
yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
*) Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian.
Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.
Công thức tính:
ti= 𝑦i
𝑦i−1 ; i=2,3,….n Trong đó:
y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó - Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính:
Ti =𝑦i
𝑦1
Trong đó:
yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 : mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển bình quân ( )
Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. t2, t3, t4…tn
Công thức tính: = 𝑛 𝑡2. t3. t4 … tn hoặc: 𝑡 =𝑛 −1 𝑇𝑛 = 𝑦i
𝑦1 𝑛 −1
Trong đó:
t2, t3, t 4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i.
Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.
yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu
d. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu nhằm thấy rõ được bản chất của vấn đề, từ đó nhà nghiên cứu có thể đưa ra được các giải pháp thiết thực và phù hợp với địa phương. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Đối với đề tài, tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo thành phố Lai Châu, chính quyền cấp xã thuộc thành phố Lai Châu tư vấn và định hướng một số giải pháp, kiến nghị về công tác quản lý ĐTBD cho CBCC cấp xã. Kết quả của phương pháp dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp với các phương pháp định lượng khác.