NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN MDGS CHO VIỆT NAM VÀ ASEAN

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về kinh tế và xã hội truyền thống Việt Nam (Trang 104 - 108)

ĐỐI CHIẾU VỚI ASEAN ĐỂ NHẬN DIỆN RÕ TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC

II. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN MDGS CHO VIỆT NAM VÀ ASEAN

Mặc dù đã gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ trong việc thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ MDGs trong thập kỷ vừa qua, song Việt Nam và các nước ASEAN hiện đang phải đương đầu với không ít những thách thức mới. Các thành tựu MDGs đạt được mới chỉ phản ánh chủ yếu về mặt số lượng của quá trình tăng trưởng và phát triển trong khi mặt chất lượng chưa được thể hiện rõ. Khoảng cách thực hiện các mục tiêu MDGs giữa các nước trong khối ASEAN nói chung và giữa các vùng, các tỉnh trong từng nước nói riêng vẫn còn khá lớn; chưa có một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các nước thành viên ASEAN trong việc thu thập dữ liệu, giám sát, đánh giá và hỗ trợ quá trình thực hiện MDGs; hiện tại trong ASEAN vẫn còn vài nước hầu như chưa xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu riêng của quốc gia mình liên quan tới MDGs,.v.v.

Trong giai đoạn 1990-2000, mặc dù từng nước thành viên ASEAN đã giảm đáng kể tỷ lệ người dân bị thiếu đói, song trên thực tế ASEAN-7 (bao gồm 7 nước có sẵn dữ liệu) vẫn có tới 74,7 triệu người có khẩu phần ăn dưới mức tối thiểu vào năm 1990 và 64,5 triệu người đói năm 2000. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1993-2002, số người ở các nước ASEAN có mức sống dưới ngưỡng 1 PPP$/ngày vẫn còn tương đối lớn. Chỉ đơn cử trường hợp Việt Nam, số người sống dưới 1 PPP$/ngày vào năm 1993 là 27,788 triệu và vẫn còn ở mức 10,843 triệu người năm 2002. Nếu xét theo chuẩn nghèo quốc tế thì trong giai đoạn 1993-2002, mặc dù Việt Nam đã đạt được MDG, song trên thực tế, số lượng người nghèo mới chỉ giảm từ mức 40,463 triệu năm 1993 xuống còn 23,041 triệu năm 2002. Khoảng cách giảm

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

nghèo giữa các khu vực còn khá lớn. Năm 2002, trong khi tỷ lệ nghèo của khu vực thành thị chỉ là 6% thì của khu vực nông thôn là 35%; của vùng Đông Nam Bộ là 10,6% thì của vùng Tây Nguyên lại là 51,8%; của Tp. Hồ Chí Minh chỉ ở mức 1,8% thì của tỉnh Lai Châu đã ở tận mức 76,6%; của nhóm dân tộc người Kinh và người Hoa là 23,1% thì của nhóm dân tộc thiểu số là 69,3%.

Như vậy, thách thức đặt ra cho Việt Nam nói riêng và khối ASEAN nói chung trong việc phấn đấu đạt mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói cũng như xóa bỏ khoảng cách thực hiện MDGs giữa các dân tộc, các vùng, các tỉnh,... vẫn còn rất lớn.

Khoảng cách đến mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ trẻ em bị thiếu cân dưới 5 tuổi giữa các nước trong khối ASEAN còn khá xa. Trong khi Thái Lan đã giảm tỷ lệ trẻ em bị thiếu cân dưới 5 tuổi từ 19% năm 1990 xuống còn 10% năm 2000 thì Campuchia lại chỉ giảm tương ứng từ 52% xuống 46%

trong cùng kỳ. Đây là một thách thức lớn không chỉ đối với khối ASEAN.

Điều này cũng đúng với Việt Nam: Việt Nam mới chỉ giảm tỷ lệ trẻ em bị thiếu cân dưới 5 tuổi từ 45% năm 1990 xuống 33% năm 2000. Bên cạnh đó, vẫn còn có một khoảng cách tương đối lớn về tỷ lệ trẻ em bị thiếu cân so với tuổi trong nhóm nghèo nhất (34,2%) và trong nhóm giàu nhất (12,7%) naêm 2002.

Đối với mục tiêu đạt phổ cập giáo dục, khoảng cách thực hiện mục tiêu giữa các nước ASEAN cũng còn khá lớn. Trong giai đoạn 1990-2000, mặc dù Malaysia đã tăng tỷ lệ nhập học theo đúng độ tuổi ở bậc tiểu học từ 93,7% năm 1990 lên 98,5% năm 2000 thì Lào lại chỉ tăng tương ứng từ 62,6% lên 81,4%. Khác với các nước khác trong khối, thách thức lớn đối với Việt Nam trong mục tiêu này lại là sự gia tăng khoảng cách về tỷ lệ đi học đúng tuổi giữa các vùng, các tỉnh và các nhóm dân tộc khác nhau, đặc biệt là giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất. Trên thực tế, khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi trong nhóm nghèo nhất so với nhóm giàu nhất ở Việt Nam giai đoạn 1993-2002 có xu hướng gia tăng theo các cấp học từ thấp lên cao. Không những thế, chất lượng học tập ở các bậc học của Việt Nam vẫn chưa cao. Tỷ lệ học sinh tiểu học tốt nghiệp mới chỉ đạt 77% năm 2001/2002; tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban còn khá lớn (tỷ lệ học sinh tiểu học lưu ban năm học 1990 - 1991 là 8,77% và giảm xuống còn 4,67% năm học 1999/2000). Như vậy, giảm khoảng cách về khả năng tiếp cận của trẻ em trong nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất tới dịch vụ giáo dục đào tạo các cấp cũng như cải thiện nâng cao chất lượng giáo dục đang là một trong những thách thức lớn của Việt Nam.

Đồ thị: Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi của các cấp học ở Việt Nam (%), 1993-2002.

Nguồn: GSO (2003), VHLSS (2002), WB(2003) và Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam (2003).

Đối với mục tiêu tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ nhìn chung vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa các nước ASEAN. Điều đó được thể hiện rõ qua tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội:

của Việt Nam đạt mức 27,3% trong khi của nước Indonexia lại chỉ đạt mức 8% vào năm 2002. Tuy nhiên, tỷ lệ đại diện phụ nữ tham gia trong các cơ quan công quyền của Việt Nam còn thấp, ví dụ như tham gia vào Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ chiếm 4,5%, cấp huyện chiếm 4,9%, và cấp tỉnh chiếm 6,4%. Đối với cấp hộ gia đình, tình trạng bình đẳng giới cũng chưa được cải thiện mấy. Tỷ lệ phụ nữ giữ vai trò chủ hộ còn ở mức thấp. Chỉ có khoảng 2,3% số hộ gia đình có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất có ghi cả tên vợ và chồng. Chính sự hạn chế này đã cản trở khả năng tiếp cận của phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nghèo tới dịch vụ vay vốn tín dụng ngân hàng. Trong giai đoạn 1997-1998, tỷ lệ tham gia vay vốn tín dụng của phụ nữ nói chung chiếm 36,9% trong tổng số người được vay vốn tín dụng và của phụ nữ nghèo nói riêng chiếm 32,6% trong tổng số người nghèo được vay vốn tín dụng từ ngân hàng người nghèo.

Mặc dù đã có những tiến bộ trong công tác phòng chống HIV/AIDS và sốt rét song trên thực tế tính đến cuối năm 2000 vẫn còn khoảng 2,3- 2,4 triệu người dân ASEAN bị bệnh sốt rét. Số người bị nhiễm bệnh lao vẫn còn khá lớn, khoảng 1,2-1,3 triệu người trong các nước thành viên của khối ASEAN tính đến cuối năm 2001. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất trong việc thực hiện mục tiêu này lại là tình trạng lây nhiễm và lan truyền nhanh của bệnh dịch HIV/AIDS. Trong năm 2001, tỷ lệ lây nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi của Campuchia đã dao động trong khoảng 1,9%-2,9%; của Thái Lan là 1,32%-2%. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tính đến tháng 9 năm 2003 trên phạm vi cả nước đã có tới 72,240 nghìn ca nhiễm HIV, trong đó có 11,020 nghìn trường hợp đã được chuẩn đoán là đã chuyển từ HIV sang AIDS. HIV đã lan rộng ra cả 61 tỉnh thành của Việt Nam và

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Naêm 2002 Naêm 1998 Naêm 1993

0 20 40 60 80 100

Nhóm giàu nhất (trung học phổ thông) Nhóm nghèo nhất (trung học phổ thông) Nhóm giàu nhất (trung học cơ sở) Nhóm nghèo nhất (trung học cơ sở) Nhóm giàu nhất (tiểu học) Nhóm nghèo nhất (tiểu học)

tỉnh có số ca nhiễm cao nhất là Quảng Ninh với 572,56 trường hợp trên 100 nghìn dân, thứ nhì là Hải Phòng (331,96 ca/100 nghìn dân), tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh (248,05 ca/100 nghìn dân). Tỉnh có số ca nhiễm HIV thấp nhất là Quảng Bình với mức 4,27 ca trên 100 nghìn dân. Chính xu hướng lan rộng dịch bệnh HIV gắn với những tỉnh và thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa cao và có độ mở kinh tế lớn đã được xem như là một thách thức lớn cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

Việc cải thiện khả năng tiếp cận bền vững tới nguồn nước có chất lượng tốt hơn ở khu vực nông thôn trong thập kỷ vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế. Số dân ASEAN (chỉ gồm 8 nước có sẵn dữ liệu) không tiếp cận được tới dịch vụ này trong năm 2001 là khoảng 92-93 triệu người. Ở khu vực thành thị, số dân của 7 nước có sẵn dữ liệu không tiếp cận được tới dịch vụ này năm 2001 đã lên tới 17-18 triệu người. Nhìn chung, việc phấn đấu đạt MDG về gia tăng khả năng tiếp cận bền vững của người dân tới nguồn nước có chất lượng tốt hơn ở khu vực ASEAN trong giai đoạn tới là một thách thức không nhỏ.

Đối với Việt Nam, tính đến cuối năm 2002, mới chỉ có 22,7% người dân trong nhóm nghèo nhất được tiếp cận tới dịch vụ nước sạch; còn tỷ lệ của nhóm giàu nhất đạt mức 78,8%; của nhóm người Kinh và người Hoa là 52,6% trong khi của nhóm các dân tộc ít người khác chỉ chiếm 12,8%; ở khu vực nông thôn là 39,6% và ở thành thị là 76,3%; ở khu vực nông thôn của Bà Rịa-Vũng Tàu là 86% trong khi đó ở khu vực nông thôn của tỉnh Đồng Tháp lại chỉ đạt 29%. Như vậy, thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu này chính là xóa bỏ khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo, giữa các dân tộc, giữa thành thị và nông thôn và giữa các địa phương.

Tình trạng cũng tương tự đối với mục tiêu cải thiện khả năng tiếp cận đến các điều kiện vệ sinh môi trường tốt hơn. Trên thực tế, trong khi Singapore đã đạt gần như 100% tỷ lệ người dân được tiếp cận tới các điều kiện vệ sinh môi trường tốt hơn thì Campuchia mới chỉ đạt mức 56% vào năm 2000. Việt Nam tuy có khá hơn (đạt 82% năm 2000) song thách thức cũng không phải là nhỏ. Nếu xét theo tiêu chuẩn vệ sinh sạch hay là có nhà xí hợp vệ sinh thì trong năm 2002, tỷ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh sạch trong nhóm nghèo nhất của cả nước chỉ đạt mức 2% trong khi đó tỷ lệ này của nhóm giàu nhất là 69,6%; của khu vực thành thị là 68,3% và của khu vực nông thôn là 11,5%; ở thành phố Hồ Chí Minh là 87,1% trong khi ở tỉnh Trà Vinh chỉ đạt 7,5%. Thêm vào đó, vấn đề đầu tư vào xây dựng hệ thống nhà vệ sinh trong xây dựng trường học ở Việt Nam cũng chưa được chú trọng đúng mức, có tới 66% số trường học các cấp trên toàn quốc không có đủ các phương tiện cấp nước, thiếu phương tiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân,v.v.

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về kinh tế và xã hội truyền thống Việt Nam (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(712 trang)