Vũ theỏ cuỷa Vieọt Nam

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về kinh tế và xã hội truyền thống Việt Nam (Trang 152 - 158)

TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ CÁC NƯỚC LỚN

II. VỊ THẾ CỦA ASEAN VÀ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ CÁC NƯỚC LỚN

2. Vũ theỏ cuỷa Vieọt Nam

Mặc dù là thành viên mới của ASEAN, nhưng Việt Nam đã từng bước khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong khu vực, đặc biệt qua sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Tháng 12- 1998) và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 33 (12-16/9/2001) tại Hà Nội. Hội nghị này đã giải quyết được một số vấn đề quan trọng, theo phương châm đẩy nhanh hơn nữa quá trình hợp tác kinh tế, tự do hoá

VỊ THẾ CỦA ASEAN VÀ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ...

thương mại và đầu tư, thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên mới với các nước thành viên cũ.

Việt Nam là quốc gia luôn có sáng kiến đưa ra trong các cuộc họp , ví dụ như hai sáng kiến của Việt Nam đưa ra tại Hội nghị APEC-11 "Thế giới của sự khác biệt: Đối tác vì tương lai” tổ chức tại Bangkok, Thái Lan (ngày 20 - 21/10/2003) là: 1) tăng cường hợp tác đầu tư cho cân bằng với hợp tác thương mại nhằm thúc đẩy đầu tư nội khối APEC, trong đó dành ưu tiên đầu tư vào ASEAN; 2) một số biện pháp cụ thể triển khai kế hoạch hành động hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và “siêu nhỏ”, trong đó có việc thành lập một Quỹ xây dựng năng lực hỗ trợ các doanh nghiệp “siêu nhỏ”. Với hai sáng kiến này chứng tỏ Việt Nam đã biết chọn đúng vấn đề mà các nền kinh tế thành viên đều quan tâm, đáp ứng được lợi ích chung của APEC cũng như của Việt Nam. Chỉ 4 năm sau khi gia nhập APEC, Việt Nam đã đề xuất đăng cai Hội nghị cấp cao APEC - 14 vào năm 2006 và được APEC ủng hộ. Điều đó thể hiện sự đánh giá cao của các thành viên APEC đối với những thành tựu quan trọng của sự nghiệp đổi mới, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ và chủ động hội nhập quốc tế.

Một ví dụ nữa, tại Hội nghị ASEAN+3, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đề xuất ý tưởng về một “Hội chợ du lịch Đông Á” được tổ chức hàng năm luân phiên ở các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng to lớn và đa dạng của khu vực về du lịch, tăng cường tình cảm và hiểu biết giữa nhân dân các vùng, đồng thời cho bên ngoài thấy hình ảnh một Đông Á phát triển năng động với những nét văn hoá riêng đầy bản sắc.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam còn một số mặt yếu kém, nhưng nếu chúng ta khắc phục được tốt thì quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và với các nước trên thế giới nói riêng sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: "Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở đa dạng hoá và đa phương hoá phù hợp với mức độ phát triển hiện nay, đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết song phương và đa phương trong AFTA, APEC, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ và thúc đẩy quá trình đàm phán gia nhập WTO”.

Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về Hội nhập kinh tế quốc tế, với định hướng trên, Việt Nam đã từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, bắt đầu từ việc nối lại các mối quan hệ với các tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 150 nước, ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ;

Hiệp định Đầu tư song phương với 40 nước và Hiệp định Tránh đánh thuế Hai lần với 40 nước khác. Năm 1995, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hiện đang xúc tiến đàm phán để gia nhập tổ chức này với mong muốn trở thành thành viên chính thức vào năm 2005, trước khi kết thúc vòng đàm phán Đô-ha.

Xuất phát từ yêu cầu nội tại của nền kinh tế và đón bắt được xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá, Đảng ta đã chuyển đường lối kinh tế đối ngoại theo hướng Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước và là đối tác tin cậy trên nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Việt Nam đã thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế. ASEAN và ASEM(8) đã trở thành 2 thị trường quan trọng, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. Năm 1996, Việt Nam gia nhập và là sáng lập viên của ASEM. Tháng 10-2004, Hội nghị Thượng đỉnh ASEM sẽ họp ở Hà nội. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất về hội nhập kinh tế trong năm 2004. Hiện nay, Chính phủ ta đang có sự chuẩn bị tích cực để Hội nghị được tổ chức thành công.

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh teỏ bỡnh quaõn 7% naờm; xuaỏt khaồu taờng 5,6 laàn(9).

Chính phủ Việt Nam đã và sẽ có những kinh nghiệm về đàm phán cũng như thực thi các hiệp định đa phương với những quy định và quy tắc của chúng. Hơn nữa, quá trình thực thi cam kết cắt giảm thuế theo AFTA, các cam kết về mở cửa thị trường và điều chỉnh thể chế trong nước sẽ tạo niềm tin vào ý chí chính trị của Việt Nam đối với hội nhập, tạo thuận lợi hơn cho qúa trình đàm phán song phương gia nhập WTO hiện nay.

Để chủ động hội nhập với ASEAN và ASEM và nâng cao hiệu quả kinh tế, Việt Nam phải:

1) Chủ động khai thác những ưu đãi do hai tổ chức này dành cho chúng ta, như đẩy nhanh hơn nữa hàng xuất khẩu áp dụng Form D được hưởng ưu đãi thuế. Lợi thế này, đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết; tỷ lệ hàng xuất khẩu áp dụng Form D cũng có tăng nhưng mới chiếm khoảng 1% hàng xuất khẩu vào ASEAN; Hai là, khai thác ưu đãi mới AISP áp dụng thuế ưu đãi thấp hơn CEPT (Chương trình Ưu đãi thuế quan Hiệu lực chung), dành cho các nước mới gia nhập ASEAN; Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào cơ cấu AICO để khai thác ưu thế về mặt công nghệ từ các nước và góp phần tăng kim ngạch trao đổi thương mại của ta với các nước ASEAN(10).

2) Khai thác tối đa lợi thế ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế cao của ta để thu hút đầu tư và du lịch đến Việt Nam, nhất là với các nhà đầu

VỊ THẾ CỦA ASEAN VÀ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ...

tư Nhật Bản, Châu Âu, Hoa kỳ, Australia... Họ vừa có vốn, công nghệ nguồn, lại có thị trường tiêu thụ qua mạng lưới công ty đa quốc gia trên toàn cầu.

3) Việt Nam cần phải tiến hành đồng thời, vừa phải lo mở rộng thị trường và tăng thị phần cho hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, vừa phải lo phát triển sản xuất và chiếm lĩnh thị trường trong nước trước khi mở cửa tự do hoá thương mại, đầu tư và đãi ngộ quốc gia.

4) Đẩy nhanh thương mại điện tử để tăng tốc độ giao dịch mở rộng thị trường, giảm chi phí kinh doanh. Học tập kinh nghiệm một số nước ASEAN về cải cách hành chính đi đôi với vi tính hoá và nối mạng, kịp thời nắm thông tin và kiểm soát vĩ mô các ngành nhạy cảm như tài chính, ngân hàng. Singapore là một ví dụ đáng để chúng ta khảo sát. Họ có trên 134 ngân hàng có chế độ báo cáo hàng ngày về trung tâm quản lý theo mã riêng từng ngân hàng, vừa giữ được bí mật cho doanh nghiệp, vừa quản lý được lĩnh vực nhạy cảm này. Hải quan Singapore nối mạng với các doanh nghiệp, trung bình chỉ 30 phút đã hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu và đóng thuế cho một lô hàng nhập khẩu không cần giấy phép.

5) Phải xây dựng chiến lược hội nhập, nhanh chóng đổi mới cơ cấu kinh tế, đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại, chuyển đổi chính sách để theo kịp những thay đổi của khu vực và thế giới, chủ động chuẩn bị để thực hiện tất cả các cam kết quốc tế.

6) Tranh thủ các chương trình đào tạo, các nguồn lực và sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của tất cả các nước để chuẩn bị tốt cho tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực một cách có hiệu quả nhất.

CHUÙ THÍCH

1. Theo tạp chí Nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Trung Quốc tháng 8-2003, buôn bán giữa Trung Quốc và ASEAN năm 1991 chỉ có 7,9 tỷ USD, năm 2002 lên tới 39,5 tỷ USD, bình quân hàng năm tăng trên 20%, riêng năm 2002 tăng 32%, trong đó nhập khẩu của Trung Quốc từ ASEAN tăng 34,4%. Đã 10 năm liền, ASEAN là bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc... Theo thống kê của Bộ Kinh tế Thương mại đối ngoại, đến cuối năm 2001, các xí nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào ASEAN gần 1,1 tỷ USD với 740 hạng mục. Năm 2002, Tổng công ty dầu biển Trung Quốc đã mua số cổ phần trị giá 600 triệu USD của một công ty dầu mỏ Indonesia, tốc độ các xí nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ASEAN tăng nhanh. Trong thế kỷ mới, khai thác lưu vực sông Mêcông là một nội dung quan trọng giữa Trung Quốc và ASEAN. Tại Hội nghị cấp cao đầu tiên về hợp tác tiểu vùng Mêcông tháng 11-2002, Trung quốc đã công bố báo cáo quốc gia trình bày có hệ thống kế hoạch và các hạng mục chủ yếu khai thá bồn địa Mêcông. Trong 10 năm qua, công cuộc hợp tác đã đạt được nhiều thành qủa quan trọng, đã thực thi gần 100 hạng mục công trình cơ sở liên quan đến vận tải, năng lượng, thông tin, môi trường, du lịch, khai thác nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho buôn bán và đầu tư. Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mêcông có lợi cho các nước hữu quan phát huy ưu thế riêng, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh, có lợi cho tiến trình nhất thể hoá và rút ngắn khoảng cách giữa các nước ASEAN, thúc đẩy kinh tế Đông Á tăng trưởng liên tục.

2. Mục tiêu cụ thể được theo đuổi trong Quan hệ đối tác kinh tế là: "Vào năm 2020, giá trị xuất khẩu từ ASEAN sang Nhật Bản sẽ tăng lên 20,63 tỷ USD, tương đương 44,2% giá trị xuất khẩu của ASEAN vào năm 1997, giá trị xuất khẩu từ Nhật sang ASEAN sẽ tăng 22,022 tỷ USD, tương đương 27,5% tổng giá trị nhập khẩu của ASEAN trong năm 1997”, Joint Declaration of the Leaders of ASEAN and Japan on the Comprehensive Economic Parnership. Phnom Peânh, 5 november, 2002. Tài liệu từ mạng Internet.

3. Sủd, tr. 44.

4. Quan hệ giao lưu của Nhật Bản với Đông Nam Á có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ khoảng thế kỷ XIV, cách đây 700 năm. Nhật Bản hoan nghênh sự ra đời của khuôn khổ hợp tác ASEAN năm 1967, nhưng phải mất thêm 10 năm sau Nhật Bản và ASEAN mới bắt đầu tăng cường chiến lược chính thức mối quan hệ của mình. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN đầu tiên - Nhật Bản năm 1977, Thủ tướng T. Fukuda tuyên bố chính sách” Hiểu biết từ trái tim tới trái tim”, thường được gọi là Học thuyết Fukuda. Học thuyết đó nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng nhịp cầu giữa các quốc gia thành viên ASEAN khi ấy và các quốc gia Đông Dương. 20 năm sau, giai đoạn khủng hoảng Châu Á năm 1997, Nhật Bản cung cấp 80 tỷ USD trợ giúp cho các quốc gia thành viên ASEAN. Đó là biểu hiện hùng hồn chú trọng cam kết của Nhật Bản đối với khu vực. Phạm vi gắn bó của Nhật Bản và ASEAN thật nổi bật. Cùng với Mỹ, Nhật Bản là nguồn lớn nhất của ASEAN về vốn đầu tư, du lịch và Trợ giúp phát triển nuớc ngoài song phương. Còn ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản và là khu vực then chốt cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tiếp nhận khoảng 100 tỷ USD kể từ khi ASEAN ra đời.

5. Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Joint Media Release: The Seventh Consultation Between the ASEAN Economic Ministers and Ministers of the CER, 14 September 2002, http://www.dfat.gov.au.

6. Vietnam News, 18-2-2003, tr. 9

7. ASEAN-Australia Development Cooperation Program, AusAID & ASEAN Secretariat, AADCP Promotional Seminar of the AADCP, Hanoi, 10/2003.

8. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn Kinh tế Á - Âu (ASEM) là hai trong số các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thực thi chính sách thương mại, tăng trưởng kinh tế khu vực và thế giới. Hai tổ chức này bao gồm các quốc gia thuộc hai trung tâm kinh tế lớn nhất trong 3 trung tâm của thế giới.

ASEM thành lập năm 1996, gồm 25 nước thành viên: 10 nước châu Á là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Brruney cùng 15 nước thuộc Cộng đồng châu Âu là Anh, Pháp, Bỉ, Áo, Hà Lan, Đan Mạch, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Lúyxămbua, Hy Lạp, Ai Len, Italia, Thuỵ Điển và Đức. ASEM có 2,65 tỷ người, chiếm 40% dân số thế giới, tổng thu nhập của khối khoảng 14 700 tỷ USD. Về hợp tác kinh tế, ASEM có 3 chương trình được coi là trụ cột trong hợp tác Á - Âu, đó là Thuận lợi hoá thương mại, Thuận lợi hoá đầu tư và Tăng cường đối thoại doanh nghiệp Á - Âu, nhằm mục tiêu Hợp tác để tạo sự tăng trưởng hơn nữa ở cả châu Á và châu Âu.

9. Xem: Lương Văn Tự (Thứ trưởng Bộ Thương mại), Hợp tác chiều sâu cho mục tiêu phát triển trong ASEAN và ASEM. Tạp chí Cộng sảnsố 3 (tháng 2-2004), tr. 70.

10. Nhử treõn, tr. 73.

VỊ THẾ CỦA ASEAN VÀ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ...

DU LÒCH VIEÄT NAM

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về kinh tế và xã hội truyền thống Việt Nam (Trang 152 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(712 trang)