CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về kinh tế và xã hội truyền thống Việt Nam (Trang 175 - 180)

KHÍ HẬU TOÀN CẦU VỚI NHỮNG

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG

Việt Nam đã triển khai một số chương trình và tiến hành một số hoạt động liên quan đến sự thay đổi khí hậu và thiên tai kể từ sau đổi mới.

Những chương trình và hoạt động chính được tổng kết dưới đây:

1. Chương trình hành động quốc gia Việt Nam đối với những vấn đề về thay đổi khí hậu do Viện Khí tượng thuỷ văn điều phối (IDPC, 2003).

2. Dự án giảm nhẹ thiên tai của Ngân hàng thế giới (WB) Dự án trị giá 170 triệu USD này gồm 4 phần:

i) Các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ ii) Quản lý thảm họa dựa trên cộng đồng

iii) Quỹ chi đột xuất cho việc tái thiết và phục hồi iv) Củng cố thể chế và xây dựng khả năng

Phần (i) bao gồm cả các biện pháp mang tính kết cấu và phi kết cấu.

Trong tài liệu triển khai dự án, Ngân hàng thế giới lưu ý rằng việc quản lý thảm hoạ hiện nay là một ưu tiên trong chương trình nghị sự phát triển của chính phủ. Trước hết, chính phủ đã chuẩn bị một chiến lược và chương trình hành động cho việc giảm nhẹ các thảm hoạ về nước ở Việt Nam vào năm 1994, một bước đi khiến Việt Nam trở thành một trong số ít nước trên thế giới đã chuẩn bị một chiến lược như vậy (WB, tháng 10-2002).

3. Dự án thay đổi khí hậu CECI

CECI (Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canađa) hiện đang triển khai một dự án xây dựng năng lực thích nghi với sự thay đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự án này do Quỹ phát triển thay đổi khí hậu Canađa tài trợ. Dự án tập trung vào “các kế hoạch làng an toàn”

và huấn luyện các cộng đồng địa phương trong việc quản lý thảm hoạ và những vấn đề về thay đổi khí hậu. (Đối tác NDM, Thư tin ngày 6 tháng 3).

4. Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ (ADB, 2003)

Đến thời điểm 31-12-2002, khoảng 1/3 các khoản vay của ADB(cả về giá trị đôla và số lượng các khoản vay) với tổng số tiền là 661,6 triệu USD cho Việt Nam là nằm ở lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.

Trong đó, khoảng 193,8 triệu USD, khoảng 30%, được sử dụng vào các dự án tưới tiêu, phục hồi và phòng chống bão lụt, tài nguyên nước ở đồng bằng sông Hồng và các dự án về các vùng trũng.

Số liệu từ năm 2003 đến năm 2006 cho các tài nguyên nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên như sau (đơn vị tính: triệu USD):

Đáng chú ý là Dự án tài nguyên nước ở miền Trung với khoản vay trị giá 170 triệu USD dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2004. Mục đích của dự án này là phục hồi và mở rộng tưới tiêu và chống lụt. Dự án này được triển khai tại 6 tỉnh miền Trung: Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi và Bình Định.

5. Đối tác NDM - Từ đối tác đến giảm nhẹ thiên tai ở miền Trung Việt Nam Đối tác NDM (Giảm nhẹ thiên tai) được thành lập sau khi xảy ra các trận lũ lụt khủng khiếp ở miền Trung Việt Nam năm 1999.

Đối tác NDM liên quan đến một loạt cơ quan riêng rẽ khác nhau trực thuộc chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế đã nhất trí cùng làm việc với nhau để đạt một mục tiêu chung: giảm nhẹ thiên tai và sau đó củng cố sự phát triển bền vững ở miền Trung Việt Nam (Đối tác NDM – Báo cáo nhiệm vụ cuối cùng 2002)

Dự án mà Nhóm tham vấn AC hiện đang triển khai, có tên gọi Chiến dịch A cho nhận thức công cộng và chuẩn bị đối phó với các nguy cơ lụt lội ở tỉnh Thừa Thiên Huế do NZAID (Cơ quan Phát triển quốc tế của New

ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỦ RO VỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN...

2003 2004 2005 2006

Các khoản vay cố định 165 177 120 140

% trong toồng soỏ 49,7% 28,9% 28,9% 21,4%

Zealand) tài trợ, là kết quả trực tiếp của công việc được xác định trong khuôn khổ Đối tác NDM.

VI. KẾT LUẬN

1. Các trận bão, lụt đã gây thiệt hại đáng kể đến sinh mạng, làm hư hại tài sản và sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trong thập kỷ qua. Những dự đoán về những thay đổi khí hậu do con người gây ra ở Việt Nam vẫn chứa đựng những yếu tố không chắc chắn trên thực tế. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ tới có thể phải chịu những tác động gia tăng đáng kể của thiên tai nếu những thay đổi về khí hậu rơi vào tầm giữa đến cao hơn của các dự đoán trên cơ sở IPCC.

Sau đây là những hậu quả có thể xảy ra:

- Mực nước biển tăng có thể dẫn đến mất vùng đất trồng lúa và có thể ở được, sự tăng lên của hiện tượng xâm nhập nước mặn vào các cánh đồng lúa nằm dọc bờ biển và lụt lội ở vùng duyên hải và lưu vực sông tăng do hiện tượng nước chảy ngược dòng sau khi mực nước biển dâng lên và bão;

- Tăng tần số xuất hiện các trận mưa với lượng mưa lớn và tăng nguy cơ nước chảy ngược dòng khi xảy ra các trận lụt (do mực nước biển dâng) sẽ khiến hệ thống đê điều sông Hồng hiện nay phải chịu áp lực lớn;

- Việc tăng các trận gió mạnh khi xảy ra bão to sẽ dẫn đến tăng mức độ hư hại đối với nhà cửa và các công trình. Sự tăng nhiệt độ (nhiều ngày nóng hơn) có thể làm tăng mức tiêu thụ điện năng (sử dụng lan tràn các loại quạt, điều hoà nhiệt độ).

Dân số Việt Nam đã tăng đều đều từ 59,9 triệu người kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới vào năm 1985 lên 78,8 triệu người vào năm 2001 (ADB, 2003). Tỷ lệ tăng dân số hiện nay theo tính toán ở mức 1,4% /năm. Nếu tỷ lệ này được duy trì, dân số Việt Nam sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2100 lên tới hơn 300 triệu người. Không cần phải tượng tượng nhiều để thấy sự thảm khốc đến mức độ nào khi mực nước biển tăng lên, ở mức 88 cm vào năm 2100 (đỉnh cao nhất trong tầm dự đoán của IPCC), đối với một nước Việt Nam dân cư quá đông đúc.

2. Có nhiều công việc về sự thay đổi khí hậu toàn cầu liên quan đến Đông Nam Á và Việt Nam. Tương tự, Chính phủ Việt Nam đã phân bổ nhiều nguồn lực nhằm giải quyết các nguy cơ về khí tượng thuỷ văn tự nhiên, bởi vì họ nhận thức được tác động của những nguy cơ này đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm là sự liên kết giữa sự thay đổi khí hậu và các rủi ro tự nhiên cũng như tầm quan trọng của việc thay đổi khí hậu dường như không được nhấn mạnh một cách đầy đủ. Ví dụ, các khoản vay của ADB được dẫn ở trên có ít, nếu không nói là không có, phần nào dành cho việc đối phó với sự thay đổi

khí hậu. Tương tự như vậy, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001) vạch ra các chiến lược cho sự phát triển của Việt Nam đến năm 2010 nhưng không đề cập chút nào đến sự thay đổi khí hậu.

Thay cho lời kết, chúng tôi muốn cảm ơn nhà tổ chức cuộc hội thảo rất quan trọng này vì đã cho phép chúng tôi trình bày tài liệu này. Chúng tôi hy vọng những vấn đề được nêu ra ở đây sẽ thu hút sự quan tâm của những người đang tham gia vào việc hoạch định các kế hoạch phát triển của Việt Nam và sẽ khích lệ họ kết hợp sự thay đổi khí hậu toàn cầu và những nguy cơ về khí tượng thuỷ văn tự nhiên vào trong các kế hoạch của mình nếu họ chưa làm.

CHUÙ THÍCH

1 . Trong các báo cáo của IPCC, “rất có thể” cho biết 90-99% cơ hội cho kết quả là đúng, và “có thể” muốn nói 66-90% cơ hội là đúng.

2. Tài liệu này đã được Thủ tướng phê chuẩn theo văn bản số 2685/VPCP-QHQT, ngày 21-8-2002 3. CPRGS, 2002, tr. 74 và 96.

4. CPRGS, tr. 126.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ADPC, 2003, Thay đổi khí hậu và sự phát triển ở Việt Nam: Nông nghiệp và sự thích nghi đối với vùng đồng bằng sông Mê Công. Trung tâm ứng phó thảm họa châu Á, Bangkok, do Công ty hợp tác kỹ thuật Đức (Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit - GTZ) GmbH xuất bản, Eschborn, 27 trang.

2. Dương Liên Châu, 2000, Những bài học rút ra từ cơn bão khủng khiếp Linda. Trong Tác động của El Nino và La Nina đối với khu vực Đông Nam Á. Hội thảo do Mạng Thay đổi khí hậu toàn cầu Đông Dương tổ chức, tại Hà Nội từ 21-23/2/2000, từ trang 91 đến 94.

(Có sẵn ở địa chỉ: http://www.cru.uea.ac.uk/tiempo/floor0/briefing/igcn/igcn20003.pdf).

3. Granich, S., Kelly, M. và Nguyễn Hữu Ninh, 1993: Sự ấm lên toàn cầu và Việt Nam- Tài liệu tóm tắt. Đại học East Anglia, Norwich. (Có sẵn tại địa chỉ:

http://www.cru.uea.ac.hk/tiempo/floor0/briefing/Vietnam/index.html).

4. Nhử treõn.

5. Hoàng Minh Hiền, 2000, Hiệu ứng của ENSO đối với hoạt động của bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương, biển Đông và Việt Nam. Trong Tác động của El Nino và La Nina đối với khu vực Đông Nam Á. Hội thảo do Mạng Thay đổi khí hậu toàn cầu Đông Dương tổ chức, tại Hà Nội từ 21-23/2/2000, từ trang 57 đến 59. (Có sẵn ở địa chỉ:

http://www.cru.uea.ac.hk/tiempo/floor0/briefing/igcn/igcn20003.pdf).

6. IPCC, 2001a, Sự thay đổi khí hậu 2001: Báo cáo tổng hợp, Đóng góp của Nhóm công tác số I, II và II đối với báo cáo đánh giá thứ 3 của Ban liên chính phủ về sự thay đổi khí hậu [Watson, R.T và Nhóm viết chính (eds)]. Nhà xuất bản đại học Cambridge, 398 trang.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỦ RO VỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN...

7. IPCC, 2001b, Sự thay đổi khí hậu 2001: Tác động, sự thích nghi và sự dễ bị tổn thương. Đóng góp của Nhóm công tác số II đối với Ban liên chính phủ về sự thay đổi khí hậu. [McCarthy J.J., Canziani, O.F., Leary N.A., Dokken, D.J. và White, K.S (eds)].

Nhà xuất bản Đại học Cambridge, trang 1032.

8. IPCC, 2001c, Sự thay đổi khí hậu 2001: Cơ sở khoa học. Đóng góp của Nhóm làm việc I với Ban liên chính phủ về sự thay đổi khí hậu. [Houghton, J.T., Ding, Y., Griggs, D.J., Dai, X., Maskell, K. và Johnson, C.A. (eds)]. Nhà xuất bản Đại học Cambridge, xxx trang.

9. Kelly, P.M và Adger, W.N, 2000,Lý thuyết và thực tiễn trong việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đối với sự thay đổi khí hậu và tạo điều kiện thích nghi. Sự thay đổi khí hậu trang 47, 325-352.

10. Lal, M., Harsawa, H., Murdiratso, D, và đồng tác giả, 2001, Châu Á. Trong McCathy, J, J. (Eds), Sự thay đổi khí hậu 2001: Tác động, sự thích nghi và sự dễ bị tổn thương.

Đóng góp của Nhóm công tác số II với Uỷ ban liên chính phủ về sự thay đổi khí hậu.

Nhà xuất bản Đại học Cambridge, trang 532-590.

11. Nieuwolt, S., 1981, Các kiểu khí hậu của Đông Nam Á lục địa. Trong Takahashi, K. và Arkawa, H. (Eds), Các kiểu khí hậu của vùng Nam Á và Tây Á. Khảo sát khí tượng học thế giới, 9, Elsevier, Amsterda,, trang 1-66.

12. Schaefer, D., 2003, Những thay đổi khí hậu gần đây và những tác động có thể đối với nông nghiệp Việt Nam về vấn đề RRD. Hội thảo Đức-Việt Nam, Hà Nội, 27 — 30-10-2003. (Có sẵn tại địa chỉ: http://www.geo.uni-mainz.de/schaefer/pdf/gvs%20-

%20presentation.pdf)

13 .Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 5-2002), Chiến lược giảm nghèo toàn diện và tăng trưởng (CPRGS).

14. Ngân hàng phát triển châu Á (tháng 7-2003), Chiến lược quốc gia và Chương trình cập nhật 2004-2006, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. www.adb.org.

15. Ngân hàng thế giới (tháng 11-2002), Phát biểu của Việt Nam về bản báo cáo phát triển triển vọng của nước này 2003. Đơn vị quản lý kinh tế và giảm nghèo khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - www.worldbank.org.vn.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 – Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

17. Đối tác NDM (2001), Báo cáo nhiệm vụ cuối cùng – Những phát hiện của phái đoàn đa tài trợ. www.undp.org.vn/ndm-partnership.

18. Ngân hàng thế giới (tháng 10-2002), Dự án giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam - Báo cáo số PID11481- http://web.worldbank.org/external/projects.

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về kinh tế và xã hội truyền thống Việt Nam (Trang 175 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(712 trang)