TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ CÁC NƯỚC LỚN
II. VỊ THẾ CỦA ASEAN VÀ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ CÁC NƯỚC LỚN
1. Vò theá cuûa ASEAN
ASEAN ngày càng có vai trò quan trọng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và là một trong những tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới. Vị thế của tổ chức ASEAN ngày càng được nâng cao.
Rất nhiều nước trên thế giới coi ASEAN, với các nền kinh tế năng động, là một khu vực rất quan trọng để thiết lập các mối quan hệ hợp tác về văn hoá, thương mại, kinh tế, chống khủng bố và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế. ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thực thi chính sách thương mại, tăng trưởng kinh tế của khu vực và thế giới. Hiện nay, hợp tác kinh tế của ASEAN rất toàn diện, bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế, kể cả năng lượng, kết cấu hạ tầng, bưu chính - vieãn thoâng.
Qua 36 năm hình thành và phát triển, cộng đồng ASEAN đã vượt qua biết bao thử thách. Cùng với bước tiến của cộng đồng ASEAN, mỗi một thời điểm lại có thêm những thách thức mới như: nền kinh tế thế giới giảm sút, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN có chiều hướng sụt giảm, thời hạn hoàn thành AFTA (Khu vực Thương mại Tự do Đông Nam Aù) cũng đã đến gần (2002 với ASEAN-6 và 2006 với Việt Nam). Trước thực tế này, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 34 (9-2002) đã nhất trí thành lập Nhóm Đặc trách cao cấp về hội nhập kinh tế ASEAN (HLTF) nhằm thảo luận về định hướng hội nhập khu vực sau khi hoàn thành AFTA. Tiếp theo, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 (11-2002) đã giao cho các Bộ trưởng nghiên cứu về “Ý tưởng cộng đồng kinh tế ASEAN”.
Tại Hội nghị thượng điỉnh ASEAN lần thứ 9 tại Bali, Indonesia (7 - 8/10/2003), các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết tuyên bố hoà hợp Bali II,
gồm ba trụ cột là: Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng chính trị, an ninh và Cộng đồng văn hoá-xã hội. Ngoài Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9, còn có: Hội nghị cấp cao ASEAN+3( Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc); Hội nghị cấp cao ASEAN+1 (Trung Quốc), (Nhật Bản), (Hàn Quốc).
Bên cạnh đó, xu thế hình thành các quan hệ đối tác kinh tế mật thiết hơn giữa ASEAN với các nước đối tác càng được thể hiện rõ nét thông qua hàng loạt các ký kết và các mối quan hệ với các nước lớn:
a. Quan heọ ASEAN-Trung Quoỏc
Sau khi ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 8 ở Phnôm-pênh (4-5/11/2002), ASEAN đã trở thành tiêu điểm và chiếm một vị trí quan trọng đối với các đối tác khác, điều đó càng thể hiện sự năng động và tính hấp dẫn của thị trường ASEAN, mặt khác, càng khẳng định vai trò, vị trí và sự cần thiết của ASEAN đối với các đối tác ngoài khối. Điểm đáng chú ý là, các Hiệp định trên đều bao gồm nội dung về Khu vực Mậu dịch tự do. Có thể nói, vấn đề tự do hoá thương mại vẫn luôn là nền tảng cho quá trình hội nhập kinh tế.
Mặc dù ASEAN và Trung Quốc đang cạnh tranh nhau để giành giật thị trường trong nước thứ ba và thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng những năm gần đây, quan hệ kinh tế thương mại song phương phát triển nhanh(1), làm tăng tính bổ xung lẫn nhau trong kinh tế giữa hai bên. ASEAN và Trung Quốc bổ sung cho nhau về tài nguyên thiên nhiên; về ưu thế thành phẩm công nghiệp; về đầu tư giữa hai bên; và bổ xung cho nhau trên các mặt khác như bao thầu công trình, lao động, du lịch...
Trung Quốc và ASEAN quyết định thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do (FTA) trước năm 2010. Đây là biện pháp chiến lược có ý nghĩa trọng đại và là bước quan trọng để hai bên đi tới nhất thể hoá kinh tế, cũng là bước then chốt thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương phát triển. FTA Trung Quốc-ASEAN sẽ là FTA lớn nhất thế giới, sẽ đẩy nhanh tiến trình nhất thể hoá và giảm bớt tình trạng chia cắt thị trường trong nội bộ ASEAN. Nó còn tạo ra hiệu ứng Đôminô: các cường quốc kinh tế trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Mỹ cũng đang tìm cách ký hiệp định mậu dịch tự do với ASEAN.
Đặc biệt tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 9 tại Bali (Indonesia) ngày 7 - 8/10/2003, Trung Quốc và ASEAN đã ký Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng.
Việc Trung Quốc ký tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) đã mở ra triển vọng biến Hiệp ước TAC thành bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN với những nước ngoài khu vực.
VỊ THẾ CỦA ASEAN VÀ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ...
b. Quan hệ ASEAN - Nhật Bản
Nhật Bản quyết định xây dựng Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện với ASEAN (ASEAN and Japan on the Comprehensive Economic Partnership- AJCEP), điều đó cho thấy trong quan hệ với các nước Đông Nam Á trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nhật vẫn đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế(2). Quan hệ thương mại giữa ASEAN và Nhật Bản tiếp tục phát triển.
Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN với tư cách là một khối.
Nhật Bản ủng hộ tiến trình thiết lập Khu vực thương mại tự do Đông Nam Á (AFTA). Đây là hiệp định không có các quốc gia ngoài khu vực tham gia song không ảnh hưởng đến các định chế hợp tác khác ở Đông Á. Bên cạnh đó, Nhật Bản chủ động xúc tiến ký các hiệp định tự do thương mại song phương với các đối tác ASEAN, như Singapore (năm 2002), sắp tới với Thái Lan và các nước ASEAN khác. Việc ký kết hiệp định thương mại tự do song phương được coi là sự điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của thời kỳ tiến tới tự do hoá thương mại theo các nguyên tắc của WTO và là sự phản ứng mang tính tự vệ của các quốc gia không phải là thành viên của một định chế liên kết kinh tế khu vực(3). Tháng 12-2003, Thủ tướng Nhật Bản J.Kozumi đón lãnh đạo của 10 nước ASEAN tới Tokyo dự Hội nghị cấp cao Nhật Bản - ASEAN. Đây là sự kiện cao trào đối với năm Trao đổi ASEAN - Nhật Bản 2003. Cuộc họp này đánh dấu lần đầu tiên một cuộc họp cấp cao ASEAN được tổ chức ở ngoài lãnh thổ của các quốc gia ASEAN(4). Hội nghị Cấp cao Nhật Bản- ASEAN lần này thể hiện một bước tiến lịch sử đối với quan hệ song phương. Với chủ đề "Cùng hành động, cùng tiến lên", Thủ tướng Koizumi đưa ra 5 sáng kiến, trong đó có thiết lập Đối tác kinh tế tổng thể Nhật Bản - ASEAN. Đây là bước đi mạnh bạo góp phần đặt nền móng xây dựng cộng đồng tương lai của các dân tộc Đông Nam Á. Hội nghị cấp cao lần này là một cơ hội lý tưởng để các vị đứng đầu nhà nước thể hiện ý chí chính trị "cùng hành động, cùng tiến lên”, gửi tới thế giới bức thông điệp rõ ràng về những lợi ích cụ thể sẽ xuất hiện từ quan hệ Nhật Bản- ASEAN. ASEAN có thể chờ đợi Nhật Bản xác nhận cam kết tăng cường hợp tác nội khối. Nhật Bản sẽ hỗ trợ việc củng cố nhất thể hoá của ASEAN thông qua hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN, thông qua ủng hộ các sáng kiến và chương trình khu vực then chốt như Sáng kiến nhất thể hoá ASEAN, Phát triển khu vực Mê Công, Khu vực phát triển Bruney - Indonesia - Malaysia - Philippines - ẹoõng ASEAN.
c. Quan heọ ASEAN - Myừ
Để hỗ trợ cho ASEAN với tư cách là một thể chế có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh và phát triển của khu vực Đông Nam Á, Mỹ đang thực hiện Kế hoạch hợp tác ASEAN(ACP) và Dự án Sáng kiến ASEAN(IAE) mà Ngoại
trưởng Powell và Tổng thống Mỹ đã tuyên bố năm 2002. Mục tiêu của những sáng kiến này là tăng cường các khả năng thể chế của ASEAN, khuyến khích sự hội nhập lớn hơn của các nước thành viên mới, ít tiến bộ hơn về kinh tế trong ASEAN, tăng cường sự ổn định của ASEAN để góp phần vào sự ổn định chung của khu vực, và mở rộng những mối quan hệ kinh tế vốn đã chặt chẽ của Mỹ thông qua những hiệp định thương mại với những nước có đủ điều kiện ở Đông Nam Á. Mỹ đã hoàn tất một hiệp định thương mại tự do (FTA) với Singapore và đang chuẩn bị cơ sở cho những hiệp định có thể có với Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác trong tương lai.
d. Quan hệ ASEAN- Ấn Độ
ASEAN ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ và Hiệp ước thân thiện và hợp tác. Ấn Độ còn muốn nhanh chóng thiết lập Khu vực Mậu dịch tự do giữa ASEAN với Ấn Độ. Nếu được nó sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế của cả hai khu vực. Đây là cơ hội cho các nước ASEAN và các nước Đông Bắc Á có điều kiện ổn định và phát triển nền kinh tế. Hy vọng trong tương lai không xa, các tuyến đường sắt, đường bộ xuyên Á hình thành sẽ giúp cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển sản xuất và văn hoá những vùng kém phát triển, góp phần xoá bớt khoảng cách giữa các vùng.
d. Quan hệ ASEAN - Australia và liên kết AFTA - CER
Là một phần của Châu Á - Thái Bình Dương, các nước ASEAN đã trở thành một khu vực ngày càng quan trọng đối với các lợi ích kinh tế, thương mại của Australia trong những thập kỷ qua và cả trong tương lai.
Mối quan hệ này cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc tạo cơ hội cho Australia chia xẻ sự hợp tác năng động của một thị trường ASEAN ngày càng thống nhất trong tiến trình hoàn thành AFTA, và sẽ ngày càng được mở rộng hơn thông qua các Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các đối tác kinh tế quan trọng trong 10 và 20 năm tới như với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Mỹ...
Việc biến AFTA - CER trở thành một cơ chế hữu hiệu mang lại lợi ích cho cả hai bên - không chỉ là sự phát triển về kinh tế hay việc giảm bớt các rào cản thương mại mà còn tiến tới việc tự do hoá thương mại cho hàng hoá và dịch vụ sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như sự thịnh vượng cho các quốc gia trong khu vực.
Các quan hệ kinh tế gần gũi Australia và New Zealand (AFTA - CER) đang bước sang một giai đoạn phát triển mới với việc nghiên cứu tính khả thi của việc thiết lập một khu vực tự do thương mại vào năm 2010.
Điều đáng chú ý là "Tuyên bố Đối tác Kinh tế gần gũi hơn AFTA - CER"
(AFTA - CER Closer Economic Partnership - CEP) công bố ngày 14-9-2002,
VỊ THẾ CỦA ASEAN VÀ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ...
đã được các nước thành viên ASEAN và Australia coi là bước phát triển vượt bậc của sáng kiến về khuôn khổ Liên kết AFTA - CER (AFTA-CER Linkage) năm 1995. Như vậy, trong những năm tới, quan hệ hợp tác Australia - ASEAN về mặt kinh tế sẽ ngày càng được thúc đẩy qua mối liên hệ trong hợp tác AFTA - CER".
Theo số liệu tổng kết năm 2001, thương mại giữa ASEAN và CER đạt tổng giá trị là 20,3 tỷ đôla Mỹ(5). Từ con số cụ thể này, các Bộ trưởng kinh tế của 2 nhóm nước đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ tăng gấp đôi giá trị thương mại và đầu tư, để từ đó cho thấy CEP là một chương trình hợp tác thiết thực, đúng hướng và nhiều triển vọng, góp phần tăng cường thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên, trong đó chủ yếu là giữa các nước ASEAN và Australia. Có thể nói rằng, việc phát triển các cơ chế tham khảo ý kiến giữa các bộ trưởng kinh tế ASEAN - CER, việc ký kết Tuyên bố Đối tác kinh tế gần gũi hơn AFTA - CER (CEP) và việc thành lập Hội đồng Doanh nghiệp AFTA - CER (AFTA - CER Business Council) là những bước đi hướng tới cụ thể hoá nội dung hợp tác hai bên và cho thấy tính khả thi của Khu vực Tự do thương mại AFTA - CER (FTA) vào năm 2010.
Với tư cách là một nước đối thoại của ASEAN, Australia đã và đang tiếp tục thúc đẩy việc phát triển các mối quan hệ kinh tế song phương với từng nước thành viên ASEAN.
Ngày 17-2-2003 vừa qua tại Singapore, Australia đã ký với Singapore Hiệp định Thương mại Tự do. Đây là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Australia ký với một đối tác nước ngoài kể từ khi Hiệp định "Quan hệ Kinh tế gần gũi" được Australia ký với New Zealand 20 năm trước đây(6). Hiệp định trên sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác song phương giữa Australia và từng nước thành viên ASEAN về kinh tế, thương mại và đầu tư, song song bên cạnh các khuôn khổ và chương trình hợp tác đa phương giữa Australia và ASEAN.
Ngày 4-9-2003, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) và các Bộ trưởng Kinh tế Australia và New Zealand (Quan hệ Kinh tế mật thiết - CER) đã tham dự Hội nghị tư vấn lần thứ 8 tại Phnôm Pênh, Campuchia.
Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trong tháng 9 và Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN trong tháng 10-2003 mang lại những cơ hội lớn lao cho tiến trình hợp nhất, điều vô cùng thiết yếu đối với khu vực.
Chương trình Hợp tác phát triển ASEAN- Australia (AADCP - ASEAN - Australia Development Cooperation Program) vào năm 2003 đã bước sang một giai đoạn mới, tập trung vào những vấn đề phát triển. AADCP bao gồm những nước thành viên mới của ASEAN như Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanma, với số tiền 45 triệu AUD trong 6 năm(7). Các mục tiêu chính
của Chương trình AADCP là: 1) Củng cố nền kinh tế và hợp tác về mặt xã hội trong khu vực để tăng cường khả năng hồi phục kinh tế và phát triển xã hội , đặc biệt là: - Trên phương diện kinh tế vĩ mô, hợp tác tài chính và hội nhập kinh tế của khu vực; - Thông qua việc đánh giá để tăng cường mối liên kết AFTA-CER;- Thông qua việc đánh giá trong khu vực để tăng cường cơ cấu hệ thống chính sách xã hội. 2) Tăng cường năng lực của các tổ chức trong khu vực. 3) Tăng cường hợp tác về khoa học, công nghệ và môi trường trong khu vực. 4) Xúc tiến việc hội nhập ASEAN của các nước thành viên mới thông qua việc ủng hộ sự tham gia của họ trong Chương trình hợp tác ASEAN.
Cả hai bên cùng đề cập đến hợp tác ASEAN - Australia về Quản lý Di sản văn hoá, đó là một ví dụ tuyệt vời về các quan hệ hợp tác đặc biệt trong việc sắp thông qua của ASEAN đối với Tuyên bố về Di sản văn hoá. Hai bên cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của Chương trình Hợp tác Phát triển ASEAN - Australia, chương trình sẽ trợ giúp cho ASEAN lên đến 45 triệu đô la Australia trong khoảng thời gian 2001-2006 như là sự trợ giúp ban đầu sẽ giúp củng cố ASEAN thành một thực thể khu vực thống nhất và củng cố quan hệ mật thiết ASEAN và Australia.
Như vậy, trên cấp độ hợp tác khu vực, cùng với việc Australia xúc tiến đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN thông qua các chương trình đối thoại chính thức, thường xuyên giữa AFTA và CER, Australia còn tham gia vào các chương trình tam, tứ giác phát triển và hợp tác tiểu khu vực của ASEAN. Trên bình diện hợp tác đa phương, Australia và ASEAN tiếp tục xây dựng các mối quan hệ hợp tác kinh tế trong khuôn khổ WTO và tại cấp độ liên khu vực, các chương trình hợp tác của APEC sẽ là động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế Australia - ASEAN cùng phát triển.
Như đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng việc ký kết Tuyên bố hoà hợp Bali II đã khẳng định sự quyết tâm của các quốc gia ASEAN trong việc đưa hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá và xã hội của ASEAN lên tầm cao mới, vượt qua các thách thức mà ASEAN đã, đang và sẽ phải đương đầu.
Với thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9, vị thế của cộng đồng ASEAN được nâng lên một tầm cao mới, hướng tới tầm nhìn 2020.