NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về kinh tế và xã hội truyền thống Việt Nam (Trang 184 - 190)

NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

III. NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Về mặt vĩ mô, Nhà nước ta đã xây dựng, ban hành cơ chế và các chính sách, văn bản pháp quy cho hoạt động XKLĐ. Chẳng hạn như Nghị định 152 – 1999/NĐ-CP ngày 20.9.1999 về việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Dựa trên Nghị định Chính phủ này, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đã phối hợp với các Bộ,

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - MỘT HƯỚNG HỘI NHẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM...

ngành có liên quan như Tài chính, Công an, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước… ban hành một hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động XKLĐ. Các văn bản pháp quy cũng không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn và lợi ích của các bên tham gia XKLĐ nhằm nâng cao uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường và đạt tới những mục tiêu của XKLĐ – giảm thất nghiệp, tăng nguồn thu cho người lao động và đất nước, xoá đói nghèo, nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng cho người lao động.

Tuy nhiên, thực tiễn XKLĐ cho thấy đã có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như : người lao động tự ý bỏ hợp đồng; người lao động “được xuất khẩu chui” do bị lừa và bị tổn thất cả thể xác, vật chất lẫn tinh thần (những trường hợp bị trục xuất khỏi Malaysia hồi tháng 7 năm 2003), làm mất uy tín của lao động Việt Nam; một số doanh nghiệp không làm tròn trách nhiệm đối với người lao động, đẩy họ tới tình trạng “mang con bỏ chợ”

mặc dù chiếm dụng của họ tới hàng triệu USD(7), không thực hiện đúng quy định của Nhà nước về mức thu lệ phí và tiền ký quỹ, về việc sử dụng các khoản thu đó… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên song có thể quy chúng về mấy nguyên nhân chủ yếu sau:

Một số chính sách vĩ mô có những điểm chưa hợp lý cần phải được hoàn thiện. Chẳng hạn, mức thu nhập để tính thuế đối với người lao động ở nước ngoài ngang với mức của người lao động ở trong nước là chưa hợp lý. Theo chúng tôi, với mức lương phổ biến từ 150 – 300 USD như hiện nay, không nên bắt họ đóng thuế thu nhập mà chỉ nên thu tiền để xây dựng các loại quỹ như: quỹ phúc lợi của lao động ở nước ngoài, quỹ chống rủi ro, quỹ đào tạo…Những quỹ này là thiết thân đối với người lao động, đồng thời giúp Nhà nước và doanh nghiệp giảm gánh nặng những khi xảy ra sự cố bất thường hoặc giúp họ tái hoà nhập sau khi hết hợp đồng về nước. Mức thu nhập để đánh thuế đối với họ nên ít nhất là từ 1,5 – 2 lần cao hơn so với mức trong nước. Bởi lẽ, mục đích chủ yếu hiện nay của XKLĐ là giảm thất nghiệp và giảm nghèo. Như vậy mức thu có thể không giảm nhưng là hợp lý.

Do việc không ít tổ chức XKLĐ chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà chưa chú ý đúng mức đến vai trò xã hội của mình, cũng như đến lợi ích lâu dài của lĩnh vực XKLĐ như là một ngành dịch vụ cung ứng lao động quốc tế nên đã không quan tâm đầy đủ đến lợi ích người lao động, tìm mọi cách thu tối đa từ người lao động khiến họ bị rơi vào tình trạng nợ nần nặng nề. Nói cách khác, lợi ích của doanh nghiệp và của người lao động chưa mấy gắn bó, ràng buộc với nhau, mà ở góc độ nào đó triệt tiêu nhau. Tình trạng người lao dộng dễ dàng tìm được việc làm có thu nhập cao hơn cho ta một cảm tưởng là các tổ chức XKLĐ của Việt Nam chưa thâm nhập sâu được vào thị trường lao động của các nước đó. Song ở đây rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước ở cấp Chính phủ hoặc chí ít là ở cấp Bộ.

Hiện nay Nhà nước chỉ quản lý vĩ mô trên cơ sở tạo khung pháp lý hỗ trợ cho hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp chứ không trực tiếp quản đến người lao động như thời kỳ những năm 1980. Cách quản lý này có ưu điểm là trao nhiều quyền chủ động cho các doanh nghiệp, từ tuyển dụng cho đến thu phí và quản lý lao động ở nước ngoài. Song, mặt khác nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực quản lý hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý nên đã để xảy ra những vụ việc đáng tiếc. Các nước như Philippines và Thái Lan… vẫn thông qua Bộ Lao động với mạng lưới đại diện ở nước ngoài quản tới tận người lao động và theo họ có như vậy mới nắm vững được tình hình của người lao động và kịp thời can thiệp khi cần.

Những người đại diện ở nước ngoài được hưởng mức lương xứng đáng với trách nhiệm của họ, ngoài ra họ được hưởng hoa hồng khi mở thêm thị trường hoặc ký thêm hợp đồng. Do đó họ làm việc rất có trách nhiệm và hiệu quả. Philippines có bộ phận chuyên trách về lao động ở hầu hết các nước mà họ có lao động. Trong khi đó ta chỉ có bộ phận quản lý lao động ở 5 nước (Liên bang Nga, Cộng hoà Séc, Đức, Hàn Quốc và Đài loan). Ở các địa bàn khác chỉ có cán bộ kiêm nhiệm và chủ yếu quản lý mang tính chất hành chính. Các doanh nghiệp có đại diện ở nước ngoài lại càng ít.

Trong khi đó sự phối hợp giữa cơ quan đại diện ở nước ngoài với các doanh nghiệp hầu như rất ít, có chăng chỉ khi xảy ra “sự cố” các doanh nghiệp mới thông báo cho các cơ quan này và nhờ giúp đỡ. Chúng ta cũng nên học tập cách làm của các nước láng giềng về tổ chức, quản lý người lao động ở nước ngoài. Thật ra trong thời kỳ “hợp tác lao động quốc tế”

chúng ta đã từng có một bộ máy quản lý lao động nước ngoài tương đối chặt chẽ và sâu sát như vậy. Tất nhiên một bộ máy cồng kềnh trong thời buổi kinh tế thị trường là không thể có và không nên nhưng những nội dung công việc của hệ thống đó cần phải được tiếp tục. Để làm được điều đó, theo chúng tôi, mỗi nước có người lao động Việt Nam làm việc phải có người theo dõi, quản lý người lao động. Người này phải được tuyển chọn tốt – biết ngôn ngữ nước sở tại, nắm vững luật pháp của họ, biết bảo vệ quyền lợi người lao động đúng luật, biết đặt quyền lợi hợp pháp của người lao động và quốc thể lên trên và được trả lương xứng đáng. Lương trả cho những nhân viên này lấy ở đâu? Từ đóng góp của người lao động và người lao động có quyền biết rõ điều này đồng thời có quyền đề nghị sa thải họ nếu thấy không đủ năng lực và phẩm chất. Có thể ở những doanh nghiệp có đông lao động Việt Nam làm việc nên tuyển một lao động có trình độ văn hoá và ngoại ngữ đủ để phiên dịch cho toàn đội và được hưởng phụ cấp. Khoản phụ cấp này do chính những người lao động đóng góp theo thoả thuận và Nhà nước hỗ trợ thêm thông qua quỹ hỗ trợ XKLĐ.

Việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp làm XKLĐ cũng cần có những cải cách. Đặc biệt nên đề cao năng lực và phẩm chất bằng cách kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ và sát hạch trình độ nhân sự của doanh nghiệp rồi mới cấp phép hoạt động. Thái Lan là nước giám sát việc bổ

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - MỘT HƯỚNG HỘI NHẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM...

nhiệm nhân sự cho các doanh nghiệp làm XKLĐ rất chặt để tránh những vi phạm của doanh nghiệp do không đủ năng lực và phẩm chất. Đó là một kinh nghiệm hay đối với ta.

Do công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động chưa tốt. Chúng ta mới tham gia thị trường lao động quốc tế nên hệ thống đào tạo chuyên cho XKLĐ thiếu và chưa hoàn chỉnh. Đào tạo chưa theo kịp tiến độ đưa người ra nước ngoài làm việc nên thường là chất lượng người lao động những đợt đầu đảm bảo tốt sau đó giảm dần. Theo đó uy tín của lao động Việt Nam đối với chủ sử dụng lao động cũng giảm dần. Gần đây công tác tuyển chọn lao động đã bắt đầu được gắn với trách nhiệm của các chính quyền và tổ chức đoàn thể địa phương và thông tin đầy đủ về các chế độ, chính sách XKLĐ tới từng người dân để họ tự quyết định. Điều đó sẽ tránh được tình trạng lừa đảo trong XKLĐ. Song nếu việc tuyển người chỉ dừng lại ở mức tuyển những thanh niên nông thôn rồi “luyện nhanh” cả ngoại ngữ, nghề nghiệp, giáo dục định hướng trong 3 – 4 tháng thì chúng ta chỉ có thể chiếm lĩnh thị trường lao động nước ngoài ở những công việc có thu nhập thấp và với nhiều thiệt thòi cho người lao động. Chúng ta cần có những trung tâm đào tạo nhân lực chuyên nghiệp cho thị trường lao động quốc tế, cần có sự phối hợp với các trường PTTH để giới thiệu nghề nghiệp, cần phối hợp với các cơ quan tuyển dụng lao động của nước ngoài để xác định lĩnh vực đào tạo cho trúng.

Lực lượng tốt nghiệp đại học chưa có việc làm mà ta vẫn kêu ca về chất lượng thấp hiện nay cũng đòi hỏi chúng ta phải nghĩ về phương án sử dụng như là nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động quốc tế sau một thời gian ngắn (3-4 tháng) đào tạo nghề và ngoại ngữ.

Trong điều kiện phát triển của khoa học và công nghệ như hiện nay, tuổi thọ của công nghệ rất ngắn và điều đó đòi hỏi người lao động cũng phải có đa kỹ năng để dễ dàng thích nghi. Do đó việc đào tạo thêm một số tháng đối với sinh viên đại học đã tốt nghiệp để họ trở thành những công nhân kỹ thuật chất lượng cao, theo chúng tôi, sẽ là một cách khắc phục tình trạng thất nghiệp hiện nay và tạo tâm lý đúng đắn cho học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học.

Một trong những yếu điểm của lao động Việt Nam là tính kỷ luật chưa cao. Những bộ đội xuất ngũ chưa có việc làm sẽ khắc phục được điểm yếu này. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, nếu có sự phối hợp giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng để có chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động thế giới đối với thanh niên làm ngĩa vụ quân sự thì chúng ta cũng sẽ có một nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho thị trường lao động quốc tế.

Chúng ta cần tìm ra những lĩnh vực mạnh của mình để xây dựng thương hiệu cho “hàng hoá” của ngành XKLĐ. Chẳng hạn Phillipines đang quyết

tâm trở thành nước cung cấp thuỷ thủ hàng đầu cho thế giới, về lượng cũng như về chất mặc dù họ hiện đang đứng đầu về XKLĐ ở nhiều lĩnh vực khác kể cả giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh.

Tóm lại, mặc dù còn tồn tại một số vấn đề như đã nêu ở trên, nhưng với sự quan tâm sát sao của Chính phủ đối với công tác XKLĐ, các chính sách, quy định về XKLĐ không ngừng được hoàn thiện theo những kiến nghị của các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn chắc chắn rằng với những ưu điểm vốn có của lao động Việt Nam cộng với một bộ máy tổ chức, quản lý và đào tạo lao động làm việc ngoài nước không ngừng được hoàn thiện, Việt Nam sẽ có cơ hội trở thành một nước cung ứng lao động có uy tín trên thị trường lao động quốc tế.

CHUÙ THÍCH

1. “Không đào tạo tốt, cương quyết không đưa đi”. Báo Thanh niên ngày 21-7-2003, tr.3.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1996, tr.114, 115.

3. Nhử treõn.

4. Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh 2002, Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh.

5. Chỉ thị 41 – CT/TW ngày 22-9-1998 của Bộ Chính trị BCH TW Đảng “Về xuất khẩu lao động và chuyên gia”.

6. Báo Phụ nữ Việt Nam ngày 28-7-2003.

7. Báo Thanh niên ngày 21-7-2003.

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - MỘT HƯỚNG HỘI NHẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM...

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về kinh tế và xã hội truyền thống Việt Nam (Trang 184 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(712 trang)