KHÍ HẬU TOÀN CẦU VỚI NHỮNG
II. SỰ BIẾN THIÊN CỦA KHÍ HẬU VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỐI VỚI VIỆT NAM
ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỦ RO VỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN...
thống kê về khí hậu từ những vùng nhỏ hơn và làm cho khó nhận biết hơn những xu hướng mơ hồ cũng như xác định liệu những xu hướng này có phải do những hoạt động của con người gây ra hay không.
Báo cáo của Nhóm công tác số II trong đánh giá 2001 của IPCC bao gồm một số chương về các khu vực (IPCC, 2001b). Tuy nhiên, trong chương đề cập đến Việt Nam dài 55 trang cũng bao gồm toàn bộ châu Á, từ Xibêri xuống đến Indonesia, từ Xyri sang đến Nhật Bản. Điều này nghĩa là có rất ít chi tiết cụ thể về Việt Nam. Những điểm có liên quan đề cập đến những dự báo đến năm 2100 trong báo cáo của Nhóm công tác số II và chương về thông tin khí hậu khu vực trong báo cáo của Nhóm công tác số I (IPCC, 2001c), bao goàm:
- Đối với khu vực Đông Nam Á nói chung, sự ấm lên có thể kém hơn mức trung bình toàn cầu trong các tháng 6-7-8.
- Lượng mưa trong các tháng 12-1-2, có thể ít thay đổi ở khu vực Đông Nam Á.
- Những nghiên cứu mang tính mô hình về lốc xoáy nhiệt đới cho thấy có thể cường độ gió mạnh nhất sẽ tăng từ 5-10% và cường độ mưa trung bình và tối đa tăng từ 20-30% ở một số khu vực.
- 23% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển tăng lên 100 cm (cao hơn khoảng hai lần dự báo “tầm trung” của IPCC cho năm 2100).
Thông tin chi tiết hơn về tình trạng dễ bị tổn thương của Việt Nam đối với khí hậu và những tác động tiềm ẩn của sự thay đổi khí hậu ở Việt Nam được cung cấp dưới đây. Chi tiết này được rút ra từ kết quả nghiên cứu của một số tổ chức như Viện Khí tượng thuỷ văn Việt Nam (chịu trách nhiệm về Kế hoạch hành động quốc gia Việt Nam đối với những vấn đề thay đổi khí hậu), Trung tâm phòng ngừa thảm hoạ châu Á (ADPC, 2003), Trung tâm nghiên cứu môi trường, giáo dục và phát triển tại Hà Nội và các điều phối viên quốc tế (ví dụ như Kelly và Adger, 2000).
1. Khí hậu Việt Nam hiện nay và tính dễ bị ảnh hưởng bởi bão, lụt
Khí hậu Việt Nam trong một phạm vi lớn bị kiểm soát bởi hệ thống gió mùa châu Á (Nieuwolt, 1981), với khoảng 70% lượng mưa tập trung vào một mùa mưa chính từ tháng 5 đến tháng 9. Thêm vào đó, Việt Nam bị ảnh hưởng điển hình bởi 4-6 trận bão nhiệt đới mỗi năm trong mùa mưa. Những cơn bão thuộc kiểu này ít xảy ra thường xuyên hơn ở các vùng phía Nam so với các vùng duyên hải miền Trung và Bắc Bộ (ADPC, 2003). Ở các vùng ven biển, bão có thể gây ra mưa to với lượng mưa lên đến 400 mm trong vòng 24 giờ, với vận tốc gió có thể lên đến 40 m/giây (Nieuwolt, tác phẩm đã dẫn), và đi kèm với mực nước biển dâng cao.
Hiện tượng El Nino - Sự dao động miền Nam ảnh hưởng đến cường độ, tần số và thời điểm của những cơn bão nhiệt đới tác động đến Việt Nam (Hoàng Minh Hiền, 2000). Tần số đổ bộ của bão trong các năm xảy ra hiện tượng La Nina cao hơn và giai đoạn hoạt động muộn hơn so với các năm xảy ra hiện tượng El Nino. Tuy nhiên, cường độ trung bình và mạnh nhất của bão trong các năm có hiện tượng El Nino là cao nhất.
Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão tố và lụt lội. Theo Trung tâm phòng ngừa thảm hoạ (ADPC, 2003), trong vòng 10 năm từ năm 1990 đến năm 2000, đã có 8.000 người bị thiệt mạng (trong đó có các ngư dân đang đánh cá ngoài biển trong thời gian diễn ra trận bão Linda), 2,3 triệu tấn lương thực bị hư hỏng, 9.000 tàu thuyền bị đắm và một số lượng lớn nhà cửa bị sập và bị cuốn trôi. Theo tính toán, tổng thiệt hại về kinh tế ở mức 2,8 tỷ USD, bằng 1,8-2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Những thiệt hại về tính mạng và tài sản trong những năm 1990, đặc biệt là trong 5 năm cuối, nặng nề hơn so với thập kỷ trước. Những thảm hoạ đặc biệt được ADPC dẫn chứng bằng tài liệu được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Những thảm hoạ chính liên quan đến bão và lụt ở Việt Nam giai đoạn 1996-2002
Nguồn: (Thông tin từ ADPC, 2003; Dương Liên Châu, 2000)
ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỦ RO VỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN...
Ngày Vị trí Tác động
Tháng 8-1996 Sông Hồng Những trận lụt trên diện rộng cùng với thuỷ triều dâng cao làm xói mòn 120 km đê và đe doạ nhiều hoạt động kinh tế thiết yếu
Tháng 11-1996 Duyên hải miền Nam Vieọt Nam
Bão Linda gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. 2.900 người bị chết hoặc mất tích, 108.000 ngôi nhà bị phá huỷ, 22.000 ha lúa bị mất trắng, 2.900 tàu đánh cá bị chìm, 136.000 ha ao nuôi tôm, cá bị vỡ.
Tháng 11 & 12 - 1999
Mieàn Trung Vieọt Nam
Mưa giông đặc biệt lớn gây ngập trên diện rộng với thiệt hại lớn ước tính khoảng 340 trieọu USD
Ba tháng trong naêm 2000
Đồng bằng sông Meâ Coâng
Lụt lội ảnh hưởng đến khoảng 4 triệu người và thiệt hại khoả ng 3 tỷ USD ở đồng bằng soâng Meâ Coâng
2001-2002 Đồng bằng sông Meâ Coâng
Ngập úng kéo dài ảnh hưởng đến 2 triệu người và gây thiệt hại về kinh tế khoảng 100 triệu USD năm 2001 và 50 triệu USD trong naêm 2002.
Bão, lụt đi kèm với lở đất, sạt lở và xói mòn ven biểnkhông chỉ là những hiện tượng “khí tượng thuỷ văn” đối với Việt Nam. Nhiều khu vực, trong đó có vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng ven biển của các tỉnh Quảng Trị, Ninh Thuận và Bình Thuận, có thể bị ảnh hưởng bởi hạn hán, và hiện tượng xâm nhập mặn là nghiêm trọng ở một số vùng đồng bằng châu thổ của các con sông. Ví dụ, ADPC (2003) cho biết hạn hán trong năm 2002 đã dẫn đến một số vấn đề về xâm nhập mặn và mất mùa gây thiệt hại khoảng 250 triệu USD.
2. Những thay đổi khí hậu trong quá khứ ở Việt Nam
Những ghi chép về khí hậu cho từng vùng của Việt Nam có sẵn cho đến tận cuối thế kỷ XIX. Những phân tích về nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc cho thấy có một xu hướng ấm lên trong thế kỷ XX.
Bản đánh giá thứ ba của IPCC cho thấy nhiệt độ đã nóng lên trung bình 0,230C trong 3 thập kỷ cuối của thế kỷ XX (Lal và đồng tác giả, 2001) và tác giả Schaeffer (2003) đã tính toán một xu hướng tăng nhiệt độ 0,650C giữa năm 1990 và năm 1998. Những thay đổi về lượng mưa cũng đã được theo dõi. Granich (1993) cho biết trong giai đoạn từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1990 có một sự tăng lượng mưa hàng năm ở miền Bắc Việt Nam và giảm ở miền Nam. Họ cũng dẫn chứng những thay đổi về lưu lượng nước, trong đó có việc giảm đối với sông Hồng và sông Mê Công trong giai đoạn những năm 1940 đến 1950. Họ cho biết lượng nước chảy từ sông Lô đã tăng từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1990, và những đo lường trên sông Mê Công tại Viêng Chăn cũng cho thấy sự tăng lưu lượng nước vào những năm 1960. Họ cho rằng, những xu hướng thay đổi lưu lượng nước này do sự kết hợp của những tác động của con người và những dao động về lượng mưa ở các lưu vực sông. Xu hướng về sự thay đổi lượng mưa trong báo cáo của Schaeffer (2003) cho thấy một sự tăng lên ở khắp vùng đồng bằng châu thổ sông Mê Công từ 1976-2000 và giảm xuống ở 3 điểm ở đồng bằng châu thổ sông Hồng từ 1961-2000.
Kelly và Adger (2002) dẫn số lượng các cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam được báo cáo từ năm 1900. Có một sự thay đổi giữa các năm với số lượng các cơn bão dao động từ 1-12 cơn/năm. Như đã đề cập, tần số của các cơn bão bị ảnh hưởng bởi trạng thái ENSO (sự giao động phía Nam El Nino). Tuy nhiên, Kelly và Adger nói rằng, không có bằng chứng chắc chắn của những xu hướng lâu dài về tần số bão từ những quan sát thu được đến nay.
Ghi nhận lâu dài nhất và đáng tin cậy nhất về mực nước biển ở Việt Nam là tại Hòn Dâu ở miền Bắc, đã ghi nhận được xu hướng tăng mực nước biển 0,19 cm/năm trong giai đoạn 1955-1990 (Granich, 1993).
Những xu hướng khác nhau cũng quan sát được tại Vũng Tầu ở miền
Nam Việt Nam, nhưng có những sự khác nhau do những thay đổi số lần của trạm này. ADPC (2003) đề cập đến báo cáo của UNEP cho biết mực nước miển xung quanh Việt Nam đã tăng 5 cm trong vòng 30 năm qua tính đến năm 1993.
Nói tóm lại, có bằng chứng cho thấy những xu hướng rõ ràng về nhiệt độ và mực nước biển đối với Việt Nam và được sự nhất trí rộng rãi rằng, những xu hướng này nằm trong các xu hướng toàn cầu quan sát được trong thập kỷ qua.
3. Những dự đoán về khí hậu Việt Nam trong tương lai a. Nhiệt độ
Báo cáo dự báo khí hậu của ADPC (2003) cho rằng, nhiệt độ trung bình hàng năm sẽ tăng từ 0,30C đến 2,50C vào năm 2070, với mức tăng nhiệt độ lớn nhất (khoảng 2,50C) ở các vùng trong nội địa và tăng khoảng 1,50C ở vùng duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Mê Công. Họ cũng lưu ý rằng, số lượng những ngày đặc biệt nóng sẽ tăng.
b. Lượng mưa
Những dự đoán về thay đổi lượng mưa ở Việt Nam trong tương lai ít chắc chắn hơn những dự báo về nhiệt độ. Báo cáo của ADPC (2003) cho rằng lượng mưa trung bình hàng năm sẽ không bị ảnh hưởng lớn trong nhiều thập kỷ tiếp theo và những thay đổi này chỉ có thể tính toán được cho đến khoảng sau năm 2050. Tuy nhiên, họ cho rằng những vùng bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc (trong đó có miền Trung Việt Nam) có thể có lượng mưa trung bình hàng năm tăng tới 10% từ năm 2050.
Báo cáo đánh giá thứ 3 của ADPC dự đoán rằng, tần số xuất hiện những trận mưa với lượng nước cực lớn có thể sẽ tăng ở hầu hết mọi nơi trên toàn cầu (IPCC, 2001c). Sự tăng lượng mưa trong những giai đoạn ngắn như vậy có thể gây ra nhiều trận lụt chớp nhoáng và lưu lượng nước chảy lớn hơn (ADPC, 2003).
c. Mực nước biển
Báo cáo đánh giá thứ 3 của ADPC dự đoán mực nước biển trung bình trên toàn cầu sẽ tăng từ 9 đến 88 cm vào năm 2100 do tầm “SRES” của viễn cảnh thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, với sự khác khau đáng kể giữa các khu vực. Giá trị trung tâm của 48 cm tương đương với việc tăng từ 2 đến 4 lần mức tăng mực nước biển xảy ra trong thế kỷ XX (IPCC, 2001c). Báo cáo ADPC hàm ý rằng, trong khi những dự đoán gần đây cho rằng, mực nước biển có thể tăng khoảng 50 cm trong thế kỷ XXI, thì nên lấy viễn cảnh mực nước biển tăng 1 m để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của các vùng ven biển Việt Nam. Điều này do những điều chưa được biết cùng với việc
ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỦ RO VỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN...
phán đoán những mô hình và cường độ bão đã thay đổi (có thể ảnh hưởng đến việc tăng các trận bão và sóng).
d. Bão nhiệt đới
Như đã nói trong phần trước của tài liệu này, những nghiên cứu có tính chất mô hình về bão nhiệt đới của IPCC cho rằng, có thể cường độ gió tối đa sẽ tăng 5-10% và cường độ mưa trung bình và tối đa tăng 20-30% trong các trận bão nhiệt đới ở một số khu vực vào năm 2100. Thêm vào đó, báo cáo cũng cho rằng, biểu đồ nhiệt độ bề mặt biển trung bình trong tương lai ở Thái Bình Dương có thể trở nên giống với những gì diễn ra trong những năm có hiện tượng El Nino (IPCC, 2100c). Như đã đề cập từ trước trong tài liệu này, cường độ của những trận bão ảnh hưởng đến Việt Nam có xu hướng mạnh hơn trong những năm xảy ra hiện tượng El Nino. Tính đến tất cả những thông tin này có thể thấy rằng, trong thế kỷ tới, ở các vùng ven biển của Việt Nam có thể tăng rất đáng kể lượng mưa tối đa, tốc độ gió và các trận bão đi kèm với các cơn gió lốc nhiệt đới. (Tiếc rằng, sự nghiên cứu trong báo cáo 2001 của IPCC không đạt đến giai đoạn nhận diện cụ thể “một số khu vực” có thể tăng mưa lốc nhiệt đới và cường độ gió).