MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT, MỞ RỘNG HỢP TÁC, CÙNG NHAU PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về kinh tế và xã hội truyền thống Việt Nam (Trang 141 - 145)

KHU MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN – TRUNG QUOÁC

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT, MỞ RỘNG HỢP TÁC, CÙNG NHAU PHÁT TRIỂN

Những điều trình bày trên đây cho thấy, quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian qua đã có sự phát triển nhanh chóng, điều đó

đặt nền móng tốt đẹp cho sự phát triển trong thời gian từ nay về sau. Trong bối cảnh mới của việc hình thành Khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, quan hệ kinh tế Việt – Trung có nhiều cơ hội phát triển mới, nhưng cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức.

Vì vậy, hai nước cần tiếp tục tăng cường đoàn kết và mở rộng hợp tác để cùng nhau phát triển. Trong 3 mối quan hệ trên, cùng nhau phát triển là mục đích, mở rộng hợp tác là biện pháp và tăng cường đoàn kết là cơ sở.

Với tinh thần đó, tôi xin nêu một số kiến nghị cụ thể như sau:

1. Về mặt nhận thức, việc xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc là một sự thích ứng cần thiết và tích cực của các nước trong khu vực trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới hiện nay. Điều đó có lợi cho việc thúc đẩy quá trình tự do hoá mậu dịch và đầu tư trong một khu vực phát triển năng động với hơn 1,7 tỷ người và hơn 2000 tỷ GDP.

Tuy cơ hội mà Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đưa lại cho các những không đồng đều, nhất là đối với một số thành viên kém phát triển như Việt Nam, nhưng xét về lâu dài thì cơ hội sẽ nhiều hơn thách thức, thậm chí thách thức cũng có thể chuyển hóa thành cơ hội.

Vì vậy, phù hợp với truyền thống hữu nghị và hợp tác đã có giữa nhân dân hai nước Việt Nam -Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân, nhất là doanh nghiệp hai nước cần tăng cường đoàn kết mở rộng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

2. Về giải pháp, Chính phủ và các ngành hữu quan 2 nước cần có những giải pháp tháo gỡ các rào cản thuế quan, phi thuế quan và các hạn chế khác nhằm làm cho hàng hóa hai nước dễ dàng thâm nhập thị trường của nhau. Chính phủ Trung Quốc cần có chính sách khuyến khích các tập đoàn kinh tế mạnh của Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư, nhất là vào những lĩnh vực mà Việt Nam đang khuyến khích như: lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn. Các ngành liên quan hai nước cần cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân hai nước đi du lịch sang nhau và đi sang nước thứ ba bằng nhiều phương thức khác nhau.

3. Trong khu mậu dịch ASEAN - Trung Quốc, Quảng Tây và Việt Nam giữ vai trò cầu nối của hai thị trường lớn Trung Quốc đại lục và Đông Nam Á vì vậy, hơn lúc nào hết hai bên cần có những giải pháp cụ thể để tận dụng hết vị thế địa - kinh tế quan trọng này. Ngoài việc phát triển các ngành kinh tế mang đặc sắc của mình, Quảng Tây và Việt Nam nên chú trọng phát triển các ngành dịch vụ như: kho bãi, cầu cảng, vận chuyển hàng hóa, thu đổi ngoại tệ v.v… đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế thương mại, đầu tư và du lịch ngày càng tăng giữa hai nước. Các ngành liên quan của Quảng Tây và Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng một số

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

hành lang kinh tế và khu mậu dịch tự do biên giới như hành lang kinh tế Nam Ninh - Đồng Đăng - Lạng Sơn, hành lang kinh tế ven Vịnh Bắc Bộ, khu mậu dịch tự do Pò Chài - Tân Thanh, khu mậu dịch tự do Đông Hưng - Móng Cái v.v…

KẾT LUẬN

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua đã có bước phát triển nhanh chóng cả về lượng lẫn về chất trong bối cảnh xu thế kinh tế thế giới và khu vực từng bước được phục hồi, xu thế toàn cầu hóa tiếp tục mở rộng, nền kinh tế của hai nước Việt Nam và Trung Quốc cũng đạt được sự tăng trưởng nhanh, liên tục. Thực tế cho thấy, mô hình kinh tế mà hai nước đang xây dựng là mô hình kinh tế mở gắn liền với kinh tế thế giới và khu vực. Vì vậy, việc kinh tế thế giới được phục hồi sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho kinh tế hai nước tiếp tục giữ được đà tăng trưởng cao trong thời gian tới.

Nhờ thích ứng với xu thế toàn cầu hóa và đi cùng với xu thế toàs hiện mới của quá trình liên kết hướng tới nhất thể hóa kinh tế khu vực. Đây vừa là cơ hội mà cũng là thách thức cho các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam và Trung Quốc. Vì vậy hai nước Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường đoàn kết trở thành chỗ dựa về chính trị của nhau, bổ trợ về kinh tế cho nhau và bảo đảm an ninh cho nhau, để cùng hướng tới mục tiêu chung là cùng nhau phát triển hướng tới tương lai.

CHUÙ THÍCH

1. Số liệu 1991, Dẫn lại theo sách Việc xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và vấn đề mở cửa Vân Nam hướng sang Đông Nam Á. Nxb Nhân dân Vân Nam, 2003, tr. 230. Số liệu dẫn theo Phòng Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.

2. Số liệu năm 1991. Dẫn theo Vũ Phương, Nhìn lại tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam 10 năm qua (11-1991 - 11-2001). Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 2 – 2002, tr.

32. Số liệu năm 2003 dẫn theo Vụ Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam.

3. Soỏ lieọu cuỷa Toồng cuùc Du lũch Vieọt Nam.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ IX, Ban chấp hành Trung ương khoá IX.

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 189.

5. Theo số liệu của Phòng Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.

VỊ THẾ CỦA ASEAN VÀ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ...

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về kinh tế và xã hội truyền thống Việt Nam (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(712 trang)