Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người
1.5.1. Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất
Để NCCVCM có nhà ở ổn định, Nhà nước áp dụng một số hình thức như: tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhà ở, hỗ trợ một phần
hoặc toàn bộ tiền khi mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước hoặc khi giao đất làm nhà ở. Các biện pháp, chính sách liên quan đến bảo đảm nhà ở đối với NCCVCM được Đảng và Chính phủ quan tâm và dần hoàn thiện; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 về việc hỗ trợ NCCCM về nhà ở. Quyết định này có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với hộ gia đình NCCVCM. Nhờ các hình thức hỗ trợ của Nhà nước, NCCVCM đã dần khắc phục được những khó khăn và có được nơi ở ổn định.
Theo báo cáo của Cục Người có công, các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, chăm sóc NCCVCM được xây dựng qua nhiều thời kỳ, mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên do nguồn lực còn hạn chế nên cả nước hiện mới chỉ có 41 Trung tâm điều dưỡng NCC với quy mô khoảng 3.800 giường để phục vụ NCC được cải tạo, nâng cấp và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho NCCVCM nhằm từng bước hiện đại hóa và đảm bảo có đủ các phương tiện kỹ thuật đáp ứng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng, lao động trị liệu toàn diện và phù hợp với NCCVCM.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCVCM, nhất là với đối tượng TB, BB, người bị nhiễm CĐHH, các Bệnh viện, Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng, các Trung tâm điều dưỡng tập trung cho NCCVCM có vai trò rất quan trọng. Vì vậy Nhà nước cần phải có định hướng, lộ trình cụ thể để quy hoạch các cơ sở này đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, công năng sử dụng phù hợp với đặc điểm của NCC để chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng NCCVCM trong điều kiện tốt nhất.
1.5.2. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội
Để góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có việc trợ giúp cho NCCVCM được kịp thời, đáp ứng yêu cầu của họ và bền vững hơn, cần sớm
đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ NVCTXH, cộng tác viên CTXH tại cộng đồng. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh từ cơ sở, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế ngay tại địa bàn, góp phần đảm bảo ASXH. Do đó, để hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề CTXH việc phát huy năng lực, vai trò của đội ngũ CTV là yêu cầu hết sức cần thiết.
Nhân viên CTXH là những người có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, được đào tạo bài bản, họ là cầu nối giữa đối tượng với các nguồn lực xã hội;
là người có trách nhiệm kết nối với các cơ quan, tổ chức và liên hệ chặt chẽ với đối tượng để có được sự thống nhất nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng. Chính vì thế, hoạt động kết nối nguồn lực, hỗ trợ xã hội của NVCTXH có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo quyền, lợi ích, ổn định và nâng cao đời sống đối tượng.
Những hoạt động của nhân viên CTXH đối với NCCVCM:
- Thực hiện đánh giá ban đầu về thực trạng, nguyên nhân, nhu cầu và nguyện vọng của NCCVCM. Giúp cho NCCVCM xác định được vấn đề, nhu cầu của mình.
- Xem xét việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của NCCVCM. Cung cấp dịch vụ tham vấn, tư vấn để NCC vượt qua những khó khăn trong cuộc sống; tư vấn cho gia đình NCC cách thức chăm sóc về thể chất, tinh thần và tình cảm cho NCC.
- Tìm hiểu các chính sách, chương trình dành cho NCC nhằm kết nối, giúp NCC tiếp cận với các nguồn hỗ trợ phù hợp.
- Đối với một số nhóm trong NCC, NVXH hỗ trợ họ về tâm lý, về các kỹ năng cần thiết. Trách nhiệm nâng cao nhận thức của cộng đồng về hỗ trợ, giúp đỡ NCC.
- Nghiên cứu thực trạng NCC, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật về NCC. Cần cập nhật các văn bản quy định các chính sách ưu đãi về NCC.
1.5.3. Yếu tố thuộc về người có công với cách mạng
Phần lớn NCCVCM tuổi đã cao, sức khỏe bị suy giảm nhiều vì thương tật, bệnh tật, thiếu kinh nghiệm trong làm ăn, không có nguồn vốn để đầu tư, trình độ tay nghề thấp hoặc không có, chính vì vậy đời sống của NCC và gia đình còn gặp khó khăn, mức sống của NCC ở một số địa phương chưa thể bằng so với mức sống người dân nơi cư trú.
Một bộ phận NCCVCM vẫn còn mặc cảm về thương tật, thấy thua thiệt bạn bè; nếu làm tổn thương đến họ, họ cảm thấy bị xúc phạm và rất dễ dẫn đến tâm lý bất mãn. Một số khác thì có tâm lý cho rằng con cháu, thế hệ trẻ không hiểu mình dẫn đến có khoảng cách về thế hệ, hay có tâm lý chán nản, bất mãn với thời cuộc và từ đó họ cảm thấy khó hòa nhập với gia đình, cộng đồng, không có ý chí để phấn đấu vươn lên.
Ngoài ra, một bộ phận nhỏ NCCVCM còn có tư tưởng công thần, ỷ lại, có những đòi hỏi quá đáng, buộc Nhà nước và xã hội phải phục vụ,ản thân không tự mình nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn có những NCCVCM luôn có ý thức tự hào về quá khứ cống hiến của mình, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn những phẩm chất và truyền thống cách mạng. Đại bộ phận họ luôn gương mẫu trong đời sống và công tác, thể hiện thái độ trung thành với Đảng, Nhà nước. Khi hòa bình lập lại, nhiều người trong số họ dù mang trong mình những thương tích, thương tật, bệnh tật nhưng vẫn nỗ lực cố gắng vươn lên tìm cho mình một công việc phù hợp để vượt qua khó khăn, đói nghèo, góp phần ổn định, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng địa phương. Nhiều người trở thành tấm gương lao động giỏi, chiến sĩ thi đua, nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín.
1.5.4. Yếu tố thuộc về nguồn lực và kết nối nguồn lực
Xã hội hóa công tác chăm sóc NCCVCM là tập hợp chuỗi biện pháp, phương thức hành động cụ thể của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng tham gia thực hiện, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt các chương trình hành động nhằm nâng cao chất lượng đời sống NCC và điều quan trọng là làm cho NCC thấy rằng mình còn có ích cho xã hội, cho đất nước.
Xã hội hóa việc chăm sóc NCC có vị trí rất quan trọng trong chính sách ưu đãi của Nhà nước. Nhà nước có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định và chỉ đạo thực hiện những ưu đãi đối với NCC, đảm bảo nguồn lực để đưa các chính sách ưu đãi vào cuộc sống. Những định hướng và quy định của Nhà nước sẽ trở thành động lực để đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc NCCVCM.
Kết luận chương 1
Trong xã hội Việt Nam, NCCVCM luôn giữ vị trí rất quan trọng. Với gia đình, NCCVCM là tấm gương về phẩm chất đạo đức và nhân cách sống để con cháu noi theo. NCCVCM với những kinh nghiệm sống của mình sẽ giúp cho thế hệ trẻ hiểu rõ, giữ vững và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đất nước, quê hương, gia đình, dòng tộc. Vì thế, việc quan tâm và chăm lo đến sức khỏe, vật chất, tinh thần và phát huy vai trò của NCCVCM không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc và toàn xã hội. Điều này thể hiện bản chất tốt đẹp, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Trong chương 1, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về DVCTXH với NCCVCM, các khái niệm, đặc điểm của NCCVCM, nhu cầu DVCTXH, các khái niệm, các cách tiếp cận DVCTXH, kỹ năng cung cấp DVCTXH cho NCCVCM. Những khái niệm này làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đồng thời cũng trình bày các nội
dung DVCTXH đối với NCCVCM, các thể chế DVCTXH đối với NCCVCM, các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NCCVCM.
Tóm lại, qua trình bày hệ thống cơ sở lý luận trong chương 1 sẽ định hướng, dẫn dắt cho việc nghiên cứu đề tài: "Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn Trung tâm Phụng dưỡng người có công với cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng".
Chương 2