Chương 2 THỰC TRẠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ THỰC
2.2. Thực trạng và nhu cầu của người có công với cách mạng tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố
2.2.1. Thực trạng người có công với cách mạng tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng
Giới tính, độ tuổi của người có công với cách mạng
- Do hoàn cảnh đặc biệt nhiều NCCVCM sau năm tháng tham gia kháng chiến đã để lại tuổi thanh xuân nơi chiến trường nên không lập gia đình, có người thì lúc tuổi cao, già yếu neo đơn không còn người thân để nương tựa nên phải sống bằng sự trợ giúp của Đảng và Nhà nước và trong sự đùm bọc lẫn nhau tại nơi mà họ luôn coi là mái ấm gia đình thứ hai đó là Trung tâm Phụng dưỡng NCCVCM Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
- Trung tâm hiện đang chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời 61 NCCVCM là Mẹ Việt Nam Anh hùng, Cán bộ Lão thành cách mạng, Cán bộ Tiền khởi nghĩa, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ neo đơn, không nơi nương tựa. Trong đó nữ 53 người, chiếm tỷ lệ 86,7%. Người cao tuổi nhất 97, thấp nhất 65 tuổi, bình quân 81 tuổi.
Bảng 2.2. Phân loại giới tính NCCVCM
Thuộc diện Tổng số NCC Nam Nư
61 8 53
NCC là người cao tuổi 49 7 42
NCC là người khuyết tật 12 1 11
Theo quy định tại Điều II chương 1, Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 được kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23/11/2009 thì NCCVCM ở Trung tâm đã trở thành người cao tuổi.
Bảng 2.3. Phân loại theo độ tuổi NCCVCM
Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Từ 60 đến 69 tuổi 14 22,95%
Từ 70 đến 79 tuổi 16 26,22%
Từ 80 đến 89 tuổi 22 36,06%
Từ 90 đến dưới 100 tuổi 9 14,77%
Tổng 61 100%
(Nguồn: Trung tâm Phụng dưỡng NCCCM Đà Nẵng)
Qua bảng phân loại theo độ tuổi 2.3 ta thấy, độ tuổi của NCCVCM được chia thành 4 nhóm, cao nhất là nhóm từ 80-89 tuổi (36,06%), thấp nhất là nhóm từ 90 - dưới 100 tuổi (14,77%).
Đây là lứa tuổi mà cơ thể có nhiều lão hóa, là lúc sức khỏe yếu kém, xuất hiện nhiều bệnh tật và cũng là lúc họ gặp nhiều biến động, hoang mang về tâm lý. Vì vậy họ rất cần đến sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ giúp đỡ của cộng đồng, xã hội để họ có thể sống vui, sống lâu, sống khỏe và an hưởng tuổi già trong niềm vui, hạnh phúc.
Sức khỏe người có công với cách mạng
- Theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15/8/1997 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn để phân loại sức khỏe và Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 về hướng dẫn khám sức khỏe, NCCVCM đang được chăm sóc tại Trung tâm có sức khỏe loại III, IV, V.
- Qua điều tra và quan sát thực tế, tình hình sức khỏe của NCCVCM tại Trung tâm Phụng dưỡng NCCCM Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng được phân loại như sau:
Bảng 2.4. Phân loại về sức khỏe NCCVCM
Sức khỏe Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Loại III - Trung bình 12 19,68
Loại IV - Yếu 19 31,14
Loại V - Rất yếu 30 49,18
Tổng 61 100
(Nguồn: Trung tâm Phụng dưỡng NCCVCM Đà Nẵng)
So với những người cùng độ tuổi, phần lớn NCCVCM già yếu hơn, ưu tư hơn vì những lo toan trong cuộc sống, lại mang thương tật, bệnh tật do hậu quả của chiến tranh nên sức khỏe giảm sút nhiều, nhất là với những người bị địch bắt tù, đày - họ bị tra tấn rất dã mang và những người bị nhiễm chất độc hóa học của quân đội Mỹ. Điều đó cộng với gánh nặng tuổi tác đã làm cho NCC ngày càng yếu, cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn hơn nên cần phải có người giúp đỡ.
Sức khỏe của NCC vào những năm tháng cuối đời là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau được hình thành trong suốt cuộc đời như: trạng thái sức khỏe bẩm sinh, chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống, các thói quen về lối sống và văn hóa, những thành đạt và thăng tiến cá nhân, khả năng hòa nhập cộng đồng, tình trạng hôn nhân, các loại bệnh tật và kết quả chữa trị... Khả năng hòa nhập vào cộng đồng thông qua các sinh hoạt tập thể, các tổ chức xã hội, các loại hình câu lạc bộ... từ lâu đã được thừa nhận như một yếu tố tích cực nhằm ổn định và củng cố sức khỏe theo hướng phát triển. Những yếu tố này nối liền hoạt động của NCC trong gia đình với xã hội, nơi mà sau khi hết tuổi thọ họ dường như đã phần nào bị tách rời ra.
Bảng 2.5. Phân loại về bệnh tật của NCCVCM
Bệnh Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Huyết áp 16 26,22
Tim mạch 09 14,75
Tiểu đường 08 13,11
Khớp 13 21,31
Mất ngủ, rối nhiễu tâm trí, đãng trí 15 24,61
Tổng 61 100
(Nguồn: Trung tâm Phụng dưỡng NCCVCM Đà Nẵng)
Phần đông những NCCVCM đều có tình trạng sức khỏe thể chất rất yếu, họ mang trong mình nhiều căn bênh nguy hiển, đó là chưa kể những căn bệnh tiềm ẩn chưa phát hiện.
Một số người do bệnh tật, chiến tranh, bẩm sinh... đã trở thành khuyết tật. Sức khỏe yếu, gặp nhiều khó khăn trong vận động, đi lại và sinh hoạt hằng ngày.
Tóm lại, mỗi NCCVCM đến với Trung tâm có mỗi hoàn cảnh khác nhau. Họ là những người đang rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội để có thể đảm bảo có một cuộc sống ổn định theo đúng nhu cầu tất yếu của con người nói chung và NCC nói riêng.
Chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng
- Chăm lo đời sống cho NCC là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo cho NCC có cuộc sống vật chất đảm bảo và tinh thần thoải mái, phấn khởi. Trong những năm qua thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tốt chính sách xã hội, quan tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần.
- Ngoài chế độ trợ cấp ưu đãi của Trung ương về chăm sóc sức khỏe, mua sắm trang thiết bị phục vụ cá nhân..., UBND thành phố Đà Nẵng đã
nhiều lần ban hành quyết định nâng mức tiền hỗ trợ từ 600.000đ/người/tháng lên 800.000đ/người/tháng, nay là 1.200.000đ/người/tháng để hỗ trợ vào tiền ăn hằng ngày nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho NCC. Đà Nẵng là địa phương duy nhất trong cả nước hỗ trợ tiền ăn hằng ngày cho NCC được chăm sóc tại cơ sở nuôi dưỡng tập trung, NCC được nhận 100% tiền lương, tiền quà nhân dịp Lễ, Tết và không nộp tiền ăn.
Bảng 2.6. Số lượng NCCVCM hưởng trợ cấp
ĐVT: 1.000 đồng
STT Đối tượng Số lượng
(người) Tỷ lệ (%)
1 Người HĐCM trước 01/01/1945 2 3,27
3 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng 1 1,63
4 Thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh 24 39,34
5 Bệnh binh, mất sức lao động 2 3,27
6 Người hoạt động kháng chiên bị nhiễm chất
độc hóa học 2 3,27
7 NCC giúp đỡ cách mạng 19 30,97
8 Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng
chiến bị địch bắt, tù đày 2 3,27
9 Thân nhân liệt sĩ hương trợ cấp hằng tháng 9 14,67
Tổng 61 100
(Nguồn: Trung tâm Phụng dưỡng NCCVCM Đà Nẵng tháng 02/2017) Qua bảng số lượng NCCVCM đang hưởng trợ cấp hằng tháng cho thấy, Trung tâm đang chăm sóc 09 nhóm đối tượng trong tổng số 11 nhóm đối tượng NCCVCM theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi NCC. Bên cạnh đó một số NCC tại Trung tâm đang hưởng nhiều chế độ trợ cấp như: ông Phạm Đình Long là Cán bộ Lão thành cách mạng, cha liệt sĩ, người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học, hưu trí; bà Nguyễn Thị Nhung là vợ liệt sĩ, thương binh 4/4, hưu
trí... Để thuận tiện cho NCC nhận chế độ chính sách được kịp thời, đầy đủ, tránh việc đi lại nhiều lần và tạo tâm lý yên tâm cho NCC, Trung tâm đã đề xuất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển chế độ chi trả trợ cấp ưu đãi hằng tháng về Trung tâm để chi trả cho NCC không thông qua cán bộ chính sách xã, phường. Việc chi trả này hạn chế những biểu hiện tiêu cực và được NCC hưởng ứng.
2.2.2. Nhu cầu của người có công với cách mạng
Để được tiếp nhận vào chăm sóc tại Trung tâm Phụng dưỡng NCCVCM Đà Nẵng, đối tượng chính sách phải hội đủ điều kiện như có công với cách mạng, neo đơn không nơi nương tựa, có hộ khẩu thường trú tại thành phố Đà Nẵng. Ngoài được hưởng các chế độ lương hưu hoặc những chính sách trợ cấp ưu đãi của Nhà nước theo quy định cho từng đối tượng thì một người mỗi tháng sẽ được thành phố Đà Nẵng hỗ trợ thêm 1.200.000 đồng cho 2 bữa ăn trưa và tối, riêng suất ăn sáng được sử dụng từ nguồn tiền ủng hộ của các cá nhân, tổ chức đến thăm trong các dịp lễ, tết.
Dường như qua gần hết cuộc đời với bao mất mát, hy sinh, nên giờ trong mỗi NCCVCM chỉ còn sự trầm lặng. Họ sống lặng lẽ với nhau, vui thì nói chuyện, buồn thì ngồi nghĩ vu vơ. Đôi lúc vẫn cằn nhằn, giận dỗi theo cái bực bội của tuổi già. Bà Nguyễn Thị Nhung (79 tuổi quê gốc Tam Thái, Phú Ninh, Quảng Nam cho biết lúc chiến tranh hoạt động trên núi, giải phóng về công tác Hội phụ nữ huyện Hiên (nay là huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) được 10 năm thì về làm việc tại thành phố Đà Nẵng đến lúc nghỉ hưu. Ở một mình tại phường An Hải Băc, quận Sơn Trà và không người thân nên năm 2011 bà bán nhà và xin vào Trung tâm.
Bà Trương Thị Ngự (82 tuổi, quê ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là người được cho là minh mẫn, hoạt bát nhất Trung tâm, chia sẻ "Ngày xưa lúc còn đi học tôi rất thông minh, thích tham gia vào các hoạt động của lớp,
giờ tuổi cao nhưng tôi vẫn thích làm thơ về nỗi cơ cực và hoài niệm về chiến tranh để làm kỷ niệm". Bà đã cống hiến cả tuổi trẻ của mình cho đất nước, khi trở về với đời thường đã quá tuổi nên bà không lập gia đình. Hằng ngày bà Ngự tham gia hái rau phụ giúp các cô cấp dưỡng, tưới cây cho khuây khỏa tâm hồn.
Còn bà Nguyễn Thị Liên (68 tuổi, quê gốc xã Bình Trị, huyện Thăng Bỡnh, tỉnh Quảng Nam), khụng cú chồng con, là thương binh ẳ duy nhất tại Trung tâm nói rằng đây là gia đình thứ hai của bà nên cảm thấy rất vui. "Ở nhà nếu có nhờ hàng xóm cũng chỉ một đôi lần thôi còn vào đây ai đau thì có hộ lý, y tế lo. Tôi cảm ơn Nhà nước nhiều lắm" bà Liên cười. Trước khi vào Trung tâm, bà Liên ở với em trai tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng nhưng nay em trai cũng già yếu nên không thể chăm sóc được.
Qua điều tra bằng bảng hỏi 30 NCCVCM còn khỏe, minh mẫn mức độ hài lòng về cuộc sống tại Trung tâm, như sau:
Bảng 2.7. Mức độ hài lòng về cuộc sống
Mức độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Rất hài lòng 25 83,33
Hài lòng 05 16,67
Tổng 30 100
NCCVCM đánh giá cao về tinh thần, thái độ phục vụ, chăm sóc của cán bộ, nhân viên Trung tâm; về phương thức quản lý, tổ chức làm việc của cơ quan, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ đời sống hằng ngày.