Đánh giá dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng,

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng đà nẵng, thành phố đà nẵng (Trang 66 - 73)

Chương 2 THỰC TRẠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ THỰC

2.4. Đánh giá dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng,

2.4.1. Những việc làm được và nguyên nhân

Đánh giá một cách toàn diện, DVCTXH đối với NCCVCM trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu quan trọng, đó là:

- Chính sách NCCVCM được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tiếp tục khẳng định đó là trách nhiệm, tình cảm của Nhà nước và toàn xã hội. NCC được Nhà nước và toàn xã hội chăm sóc ngày càng tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, được tôn vinh, phát huy truyền thống tự hào dân tộc, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của đất nước.

- Pháp lệnh Ưu đãi NCCVCM đã nêu rõ một nguyên tắc chung là chế độ ưu đãi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước. Các nội dung ưu đãi NCCVCM được pháp luật hóa, trở thành một hệ thống chính sách bao gồm nhiều mặt của đời sống (trợ cấp, phụ cấp, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi về giáo dục và đào tạo, về việc làm, ruộng đất, tín dụng, thuế…).

- Hệ thống văn bản quy phảm pháp luật quy định, hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM không ngừng được sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực thế, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ở từng thời kỳ.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua Trung tâm Phụng dưỡng NCCCM Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào việc tiếp nhận, chăm sóc, phụng dưỡng và điều dưỡng luân phiên NCCVCM.

Trung tâm luôn tự tìm tòi, học hỏi vừa làm vừa rút kinh nghiệm trong việc áp dụng các dịch vụ CTXH đối với NCCVCM.

- Thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức của người làm công tác quản lý, phục vụ cũng như NCCVCM; thúc đẩy kết nối các nguồn lực, sự chung tay, vào cuộc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và các tổ chức đoàn thể, các đơn vị có liên quan để góp phần tạo sự công bằng và đảm bảo cuộc sống cho NCCVCM trong Trung tâm và ngoài xã hội.

- Đáp ứng được các nhu cầu tất yếu, phù hợp với mong muốn của từng diện đối tượng NCC một cách cụ thể.

- Phát huy được điểm mạnh và dần tăng năng lực cho NCCVCM để họ sống an tâm, sống vui, sống khỏe; tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đặt toàn bộ niềm tin vào lãnh đạo và cán bộ, nhân viên của Trung tâm.

- Trung tâm đã ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện DVCTXH nên đã thành lập bộ phận CTXH để kết nối các ngồn lực và làm việc với NCCVCM. Cán bộ, nhân viên được quan tâm tạo điều kiện tham gia học tập, tuận huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng CTXH phục vụ NCCVCM.

Nguyên nhân của những kết quả đạt được, đó là:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Đà Nẵng nên việc triển khai, thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng huy động cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, tích cực tham gia ủng hộ nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”; đội ngũ công chức, viên chức, lao động thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM không ngừng được nâng cao về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, góp phần thực hiện tốt công tác giải quyết chính sách ưu đãi đối với NCCVCM và thân nhân trên địa bàn thành phố.

- Sự đồng lòng, sẻ chia của xã hội đối với NCCVCM tại Trung tâm.

- Tinh thần đoàn kết, thống nhất từ lãnh đạo đến tập thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm.

- Cán bộ, nhân viên có tâm huyết với công việc, gần gũi, động viên, chia sẻ những nỗi niềm bất hạnh của NCCVCM, xem NCCVCM như người thân của mình.

Những mặt làm được này sẽ là động lực, là nền tảng trong việc chăm sóc, phục vụ NCCVCM. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, Trung tâm vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện cung cấp DVCTXH cho NCCVCM.

2.4.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

Trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn một số hạn chế, bất cấp như:

- Hạn chế lớn nhất có thể nói một lĩnh vực có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, số NCCVCM hưởng ưu đãi hàng triệu người, nguồn ngân sách đảm bảo rất lớn… lại không có một văn bản luật điều chỉnh. Về nguyên tắc Pháp lệnh sau một thời gian phải được nâng lên thành Luật (theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) nhưng ở lĩnh vực này không trình ban hành Luật, chỉ trình ban hành sửa đổi Pháp lệnh. Đây là sự luẩn quẩn, lúng túng khi ở một lĩnh vực điều chỉnh chế độ chính sách xã hội rất lớn, nhạy cảm về chính trị, xã hội nhưng hệ thống chính sách pháp luật lại tản mạn, chồng chéo, thiếu thống nhất, không ổn định. Hệ thống quy định chính sách thiếu tính ổn định, thống nhất, luôn thay đổi.

- Pháp lệnh Ưu đãi NCCVCM chưa phát huy được tiềm lực, sức mạnh, sự gắn kết của Nhà nước, cộng đồng và cá nhân NCC; nguồn kinh phí chi trả cho NCCVCM mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, nhưng chủ yếu vẫn là từ ngân sách Nhà nước. Trong khi đó ngân sách Nhà nước còn hạn chế, đối

tượng NCC khá lớn. Việc cấp kinh phí hằng năm vẫn trên cơ sở dự toán và cân đối ngân sách, do đó không ổn định.

- Việc vận động, phát huy nguồn lực của cộng đồng trên thực tế còn hạn chế, chỉ đủ khả năng hỗ trợ đối với một bộ phận nhỏ NCCVCM có hoàn cảnh đặc biệt và phụ thuộc vào khả năng của từng địa phương, cơ sở, nên NCCVCM ở những địa phương có đông đối tượng chính sách, bị thiệt hại nhiều trong chiến tranh, kinh tế chưa phát triển, vùng sâu, vùng xa, khu căn cứ kháng chiến cũ… bị ảnh hưởng, thiệt thòi nhiều nhất.

- Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 chưa xem NCCVCM là đối tượng cần trợ giúp. Đề án chủ yếu tập trung vào các nhóm đối tượng yếu thế như: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bạo lực gia đình, người nhiễm HIV, mại dâm…

- Một số trường hợp gia đình, cộng đồng, chính quyền địa phương còn thờ ơ, chưa thực sự quan tâm, chưa thực sự phối hợp và trở thành nguồn lực hỗ trợ tích cực cho Trung tâm để cùng giải quyết tốt vấn đề khó khăn, nhu cầu của NCCVCM.

- Nhận thức và sự tham gia để tự nhìn nhận và giải quyết vấn đề khó khăn của bản thân NCC còn rất hạn chế. Một số NCCVCM còn tâm lý tự ti, mặc cảm; một số có tư tưởng công thân, ỷ lại, thụ động không có ý thức vươn lên tự giải quyết những vấn đề của chính bản thân họ.

- Việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên đã được Trung tâm chú trọng. Tuy nhiên việc đào tạo nhân viên CTXH hay những ngành liên quan như tâm lý, vật lý trị liệu mới dừng lại ở giai đoạn tập huấn hay đào tạo ngắn hạng chứ chưa chuyên sâu.

- Các vị trí làm việc cho nhân viên CTXH trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức cung cấp dịch vụ, các tổ chức đoàn thể có tham gia hoạt động CTXH chưa được xác định. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

viên chức chuyên ngành CTXH đã được ban hành nhưng thực tế rất khó áp dụng bởi các ngành liên quan thiếu sự phối hợp;

Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó là:

- Việc ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện có lúc chưa kịp thời, mang tính áp đặt, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, chưa tính hết các vấn đề phát sinh; sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết chế độ còn lúng túng; một số nơi còn thiếu cán bộ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tế, năng lực còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, công chức còn ngại va chạm trong xử lý các vấn đề khó khăn, phức tạp hoặc cố tình làm sai trong quá trình thực hiện chính sách. Sự chấp vá, khập khiễng của quy định về chính sách NCCVCM đã dẫn đến hiện tượng chưa thực hiện đầy đủ sự công bằng xã hội. Sự không công bằng này thể hiện giữa các loại đối tượng NCC và giữa NCC với đối tượng dân cư nói chung.

- Công tác tuyển dụng, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chính sách tuy đã có nhiều chuyển biến, trình độ chuyên môn được nâng cao nhưng số lượng vẫn chưa đủ, chất lượng còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu công việc; việc điều động, luân chuyển, thay đổi vị trí việc làm mang tính chủ quan, nhiệm kỳ.

- Phần lớn cán bộ nhân viên của Trung tâm Phụng dưỡng NCCVCM thành phố Đà Nẵng làm việc theo kinh nghiệm, tình thương yêu, sự nhân văn;

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về CTXH, tâm lý xã hội còn rất hạn chế nên kết quả trợ giúp NCC chưa cao, NCC chưa tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như khắc phục điểm yếu của bản thân.

- CTXH là một nghề góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, đánh thức tiềm năng của con người và mang lại hạnh phúc, đặc biệt là với những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên một số cán bộ, nhân viên trẻ tuổi còn ngại khó, ngại khổ, tâm lý ngại tiếp xúc với người cao tuổi, khó tính, bệnh tật,

chưa có được sự thông cảm, hòa hợp với NCC dẫn đến chất lượng phục vụ, trợ giúp chưa đạt. Thậm chí có một số trường hợp khi xin vào làm việc chưa hết thời gian thử việc đã xin nghỉ.

- Một số vị trí công việc phục vụ như hộ lý, cấp dưỡng… gặp khó khăn trong tuyển dụng. Người có trình độ thì không muốn làm việc ở các vị trí này, người phù hợp lại không có trình độ, thiếu kiến thức, kỹ năng. Trước khi vào công tác họ chỉ ở nhà nội trợ, học vấn đa số chỉ dừng lại ở bậc trung học cơ sở hay trung học phổ thông làm ảnh hưởng nhiều đến công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là việc tập huấn các kỹ năng chăm sóc, trợ giúp, phục hồi chức năng, tư vấn, hỗ trợ về tâm lý của NCCVCM cho những nhân viên làm công việc chăm sóc trực tiếp đối tượng.

Kết luận chương 2

Thông qua tìm hiểu về “Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người có công cách mạng từ thực tiễn Trung tâm Phụng dưỡng người có công với cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng” tác giả nhận thấy rằng, nhiều năm qua, với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, NCCVCM đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và cộng đồng xã hội. Đó là sự giúp đỡ, cung cấp, hỗ trợ về các nguồn lực, các dịch vụ xã hội mà cụ thể là trợ giúp NCCVCM trong việc tiếp cận các nguồn lực như chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, tặng sổ tiết kiệm, nhà tình nghĩa, thăm hỏi tặng quà, điều dưỡng, phong trào xây dựng xã, phường làm tốt công tác chăm sóc người có công.... Điều này đã mang lại những lợi ích thiết thực, có những hiệu quả nhất định, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người NCCVCM. Tuy vậy, về phương diện và mức độ, những hoạt động này đôi khi còn mang nặng tính hình thức. Một số ngành, địa phương chưa xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện chính sách này mà cho rằng

việc tổ chức thực hiện chính sách này là trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; các hoạt động CTXH còn thiếu sót, yếu kém và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đủ những nhu cầu trong cũng như quyền lợi của chính những người NCCVCM trong cuộc sống.

Cũng thông qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng CTXH đối với NCCVCM, tác giả nhận thấy rằng có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối với NCCVCM như: yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương, yếu tố về chính sách pháp luật của Nhà nước và đặc biệt là các yếu tố từ chính những đặc điểm, nhận thức của NCCVCM, từ chính những năng lực, trình độ của nhân viên CTXH, từ nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương các cấp. Đây là ba yếu tố có sự tác động, ảnh hưởng rất lớn đến thực trạng CTXH đối với NCCVCM. Các yếu tố này nếu được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, trách nhiệm sẽ có tác động tích cực, giúp thúc đẩy sự phát triển các hoạt động CTXH một cách sâu rộng và lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng, nhưng ngược lại nếu hoạt động riêng lẻ, thiếu nhất quán sẽ ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động CTXH, đó là kìm hãm sự phát triển cũng như hiệu quả của các hoạt động. Vì vậy, để có thể phát huy các yếu tố có sự ảnh hưởng tích cực, khắc phục, đẩy lùi các yếu tố có ảnh hưởng không tốt thì cần thiết phải đưa ra biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa CTXH đối với NCCVCM.

Chương 3

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng đà nẵng, thành phố đà nẵng (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w