1.2. VACCINE PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A/H5N1
1.2.1. Các loại vaccine phòng chống bệnh cúm A/H5N1
Đối với bệnh truyền nhiễm, vaccine đƣợc coi là biện pháp có tính chiến lƣợc, nhằm ngăn chặn lây lan, tạo bảo hộ miễn dịch [4]. Đối với dịch cúm trên người, nghiên cứu phát triển vaccine không những ngăn ngừa làm giảm
đƣợc bệnh ở gia cầm mà còn khống chế nguồn truyền lây của loại virus nguy hiểm này sang người. Nhiều công trình nghiên cứu về gen của virus A/ H5N1 và phát triển công nghệ vaccine gây miễn dịch cho gia cầm đƣợc xúc tiến mạnh mẽ. Kháng thể đặc hiệu có thể đƣợc cơ thể sinh ra do kích thích của kháng nguyên trong vaccine và đó là các kháng thể kháng HA, NA, MA và nhiều loại hình khác của virus đương nhiễm, góp phần vô hiệu hóa virus cúm đúng đối tƣợng khi chúng xâm nhập vào. Có nhiều loại kháng thể, nhƣng trước hết chỉ kháng thể kháng HA (H5) có vai trò tiên quyết quan trọng trong quá trình trung hòa virus phòng bệnh hiện nay dựa trên cơ sở hai loại chính:
vaccine truyền thống và vaccine thế hệ mới. Virus cúm H5N1 rất độc có thể giết chết ngay phôi gà (nguyên liệu dùng trong sản xuất vaccine) từ khi mới cấy virus vào phôi. Vì vậy loại bỏ vùng gây độc là tiêu chí bắt buộc khi sản xuất vaccine.
Các loại vaccine sử dụng phòng chống bệnh cúm A/H5N1 bao gồm vaccine truyền thống, vaccine thế hệ mới hay vaccine công nghệ gen, vaccine nhƣợc độc virus cúm nhân tạo, vaccine ăn đƣợc ở thực vật (plant edible vaccine).
(1) Vaccine truyền thống
Vaccine truyền thống bao gồm vaccine vô hoạt đồng chủng và dị chủng. Vaccine vô hoạt đồng chủng (homologus vaccine), đó là các loại vaccine đƣợc sản xuất chứa cùng những chủng virus cúm gà giống nhƣ chủng gây bệnh trên thực địa. Vaccine vô hoạt dị chủng (heterologus vaccine) là vaccine sử dụng các chủng virus có kháng nguyên HA giống chủng virus trên thực địa, nhƣng có kháng nguyên NA dị chủng [113].
(2) Vaccine thế hệ mới hay vaccine công nghệ gen
Vaccine thế hệ mới hay vaccine công nghệ gen là loại vaccine đƣợc sản xuất dựa trên kỹ thuật gen loại bỏ các vùng “gen độc” đang đƣợc nghiên cứu
và đƣa vào sử dụng phổ biến, bao gồm: (i) vaccine tái tổ hợp có vector đậu gia cầm dẫn truyền, sử dụng virus đậu gia cầm làm vector tái tổ hợp mang gen H5 và N1 phòng chống virus type H5N1 và H7N1 [59]; (ii) vaccine dưới nhóm chứa protein kháng nguyên NA, HA tái tổ hợp và tách chiết làm vaccine [92] [123].
(3) Vaccine nhƣợc độc virus cúm nhân tạo
Vaccine nhƣợc độc virus cúm nhân tạo đƣợc sản xuất bằng kỹ thuật di truyền ngƣợc, đó là việc lắp ghép virus cúm nhân tạo chứa đầy đủ hệ gen, trong đó các gen kháng nguyên H5 có vùng “độc” đã đƣợc biến đổi bằng kỹ thuật gen [92]. Có 3 loại vaccine đã đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận về độ an toàn và khuyến cáo đưa vào chương trình sản xuất vaccine trên thế giới hiện nay, đó là NIBRG-14 (NIBSC), VN/04xPR8-rg (SJCRH) và VNH5N1-PR8/CDC-rg (CDC) [95].
(4) Vaccine ăn đƣợc ở thực vật (plant edible vaccine)
Do hiện tƣợng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn và sự gia tăng các vi sinh vật mới, ngoài vaccine tiêm chủng ra, từ năm 1990, đã xuất hiện một thuật ngữ mới vaccine đường miệng (oral vaccine) để chỉ loại vaccine không cần giữ lạnh, trong đó vaccine ăn đƣợc ở thực vật (plant edible vaccine) cũng thuộc nhóm này [61]. Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới trong công nghệ sinh học bao gồm cả lĩnh vực nghiên cứu sản xuất vaccine và nghiên cứu cây trồng chuyển gen [71].
Vaccine thực vật (vaccine ăn đƣợc ở thực vật) là vaccine tiểu phần protein đƣợc sản xuất dựa trên hệ thống thực vật để thu đƣợc protein làm kháng nguyên mong muốn. Chúng tác động vào dịch thể, kích thích cả hệ thống miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Vaccine thực vật bền vững trong dịch tiêu hóa, đi qua đường tiêu hóa mà không bị phân hủy [4]. Sản xuất vaccine thực vật có thể thực hiện theo quy trình sau đây:
(1) Lựa chọn gen cần biểu hiện và đƣa vào vector thích hợp;
(2) Lựa chọn đối tƣợng thực vật thích hợp để chuyển gen;
(3) Chuyển vector tái tổ hợp mang gen quan tâm vào thực vật đã lựa chọn bằng các phương pháp chuyển gen khác nhau;
(4) Kiểm tra biểu hiện của gen quan tâm trong những bộ phận ăn đƣợc của thực vật;
(5) Thử nghiệm khả năng đáp ứng miễn dịch của vaccine sản xuất từ thực vật;
(6) Sử dụng vaccine đã được thử nghiệm thành công bằng cách ăn tươi hoặc dưới dạng thức ăn đã chế biến [135].
Kỹ thuật chuyển gen ở thực vật trong định hướng nghiên cứu vaccine thực vật đã thu đƣợc một số thành tựu nhƣ nghiên cứu vaccine virus viêm gan B biểu hiện trong chuối, vaccine chống bệnh đường ruột [69], vaccine chống bệnh SARS-CoA ở nhiều loài thực vật [69], vaccine từ gạo chống bệnh dị ứng phấn hoa. Tuy nhiên nghiên cứu vaccine thực vật phòng chống bệnh cúm A/H5N1 còn ít đƣợc công bố.