CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3. Công tác chủ nhiệm lớp
1.3.1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
Theo Điều lệ trường phổ thông, ngoài những nội dung phải thực hiện nhƣ một giáo viên, GVCN lớp còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng [6].
1.3.2. Nội dung công tác chủ nhiệm lớp
Với những nhiệm vụ của GVCN đã nêu ở mục trên theo quy định tại
Điều lệ trường học, nội dung công tác chủ nhiệm như sau:
- Lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm
Nhằm làm tốt việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm thì người GVCN cần nắm đƣợc các nguyên tắc, yêu cầu khi lập kế hoạch, các căn cứ dựa trên thực tế, từ đó xác định rõ mục tiêu thực hiện và biện pháp thực hiện một cách hợp lý và khả thi nhất để có thể đƣa vào thực hiện.
- Nắm vững đặc điểm, hoàn cảnh của học sinh lớp chủ nhiệm
+ Đây là việc làm mà GVCN nào cũng cần phải làm mỗi khi nhận lớp chủ nhiệm. Nếu người GVCN nắm vững hoàn cảnh, tính cách, đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh thì sẽ thuận lợi trong công tác giáo dục, sẽ xác định rõ những đối tƣợng nào cần phải quan tâm và đối tƣợng nào cần phải quan tâm đặc biệt để có những giải pháp trong công tác.
+ Từ việc làm này sẽ giúp cho GVCN biết đƣợc những học sinh nào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có cách hỗ trợ kịp thời qua sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân, của chính GVCN và học sinh khác trong lớp.
- Lựa chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ lớp
+ Việc chọn ra đội ngũ học sinh làm cán bộ lớp là rất quan trọng nên việc lựa chọn đòi hỏi GVCN phải nắm rõ khả năng, tính cách, sở trường của học sinh qua nhiều kênh thông tin và lựa chọn một cách khách quan.
+ Khi việc lựa chọn đƣợc đội ngũ cán bộ lớp tốt thì chính đội ngũ này sẽ giúp GVCN tổ chức và giám sát các hoạt động của các học sinh trong lớp một cách độc lập. GVCN cũng cần hướng dẫn, huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp cách quản lí và điều hành tập thể HS.
- Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục toàn diện:
Dựa vào kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch công tác chủ nhiệm của bản thân và đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm, GVCN sẽ tổ chức các hoạt động giáo dục nhƣ:
+ Học tập các môn văn hóa theo quy định của Bộ GD và ĐT.
+ Giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho học sinh.
+ Các hoạt động nhằm phát triển tƣ duy, trí tuệ, nhằm hình thành nhân cách cho học sinh một cách đúng hướng.
+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
+ Hoạt động lao động giúp học sinh coi trọng giá trị lao động và kỹ năng lao động.
+ Hoạt động giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh có hiểu biết về nghề nghiệp và có sự lựa chọn hợp lý cho tương lai.
+ Hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí.
- Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh
+ GVCN là cầu nối quan trọng giữa GĐ-NT-XH, là người chủ động phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để cùng tham gia quá trình giáo dục đảm bảo sự thống nhất trong giáo dục học sinh, tăng cường sức mạnh đồng bộ nhằm đem lại hiệu quả trong công tác.
+ Các lực lượng trong nhà trường bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên (bao gồm GV và HS), Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, đội ngũ giáo viên bộ môn, các cán bộ phụ trách thư viện, y tế học đường, bảo vệ,…
+ Các lực lượng ngoài trường bao gồm: Gia đình học sinh, Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện Cha mẹ học sinh trường, chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức xã hội, …
- Đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của học sinh lớp chủ nhiệm
+ Để đánh giá đúng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đòi hỏi người GVCN không chỉ nắm vững các thông tư, quy định của ngành giáo dục mà còn phải có sự theo dõi bao quát tình hình học sinh của lớp một cách kỹ
càng, từ việc nắm bắt về học lực, hạnh kiểm cho đến việc tham gia các hoạt động xã hội, thái độ ứng xử của học sinh đối với những người xung quanh và gia đình.
+ Đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của học sinh chính xác, công bằng sẽ tạo động lực cho tất cả các học sinh đều phải cố gắng phấn đấu, từ đó khích lệ sự tiến bộ của cá nhân HS cũng nhƣ của tập thể học sinh lớp.
- Thực hiện việc làm hồ sơ chủ nhiệm theo quy định
GVCN phải có đầy đủ các hồ sơ theo quy định, ghi sổ học bạ cho học sinh, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình công tác chủ nhiệm theo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của nhà trường.