CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
3.4 Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm
3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Tìm hiểu quan điểm của đội ngũ cán bộ QLGD và GVCN về mức độ
cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH ở trường THPT huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc.
3.4.1.2. Phương pháp và nội dung khảo nghiệm
Thiết lập nội dung trƣng cầu ý kiến bằng hai hình thức: Đƣa ra câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp và chuẩn bị phiếu hỏi để trƣng cầu ý kiến về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH ở trường THPT huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc. Gồm 05 biện pháp đƣợc đề xuất gồm:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá.
- Biện pháp 2: Tạo môi trường dân chủ, hợp tác, thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá.
- Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường, lớp và các lực lượng xã hội tham gia công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá nhằm khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ với GVCN.
- Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá.
- Biện pháp 5: Xây dựng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng cho công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa.
3.4.1.3. Đối tượng khảo nghiệm
22 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 145 giáo viên chủ nhiệm của 6 trường THPT thuộc huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
3.4.2.1 Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH ở trường THPT huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc
STT Các biện pháp
Mức độ
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá.
150 89,8 17 10,2 0 0
2
Tạo môi trường dân chủ, hợp tác, thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá.
144 86,2 21 12,6 2 1,2
3
Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường, lớp và các lực lƣợng xã hội tham gia công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá nhằm khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ với GVCN.
146 87,4 18 10,8 3 1,8
4
Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm
157 94 10 6 0 0
Bảng 3.1: Kết quả trƣng cầu ý kiến về sự cần thiết của các biện pháp
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp Qua các số liệu theo bảng 3.1 ta thấy:
- Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá”: 100% các ý kiến khẳng định sự cần thiết. Trong đó có tới 89,8% cho rằng rất cần thiết, 10,2 % cho rằng cần thiết. Điều này cho thấy việc nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá là vấn đề cấp thiết trong công tác quản lý cũng như công tác chủ nhiệm hiện nay.
- Biện pháp 2 “Tạo môi trường dân chủ, hợp tác, thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá”: 98,8 % các ý kiến khẳng định sự cần thiết. Trong đó có tới
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0
BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5
Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
theo hướng xã hội hoá.
5
Xây dựng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng cho công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa.
151 90,4 15 9 1 0,6
86,2% cho rằng rất cần thiết, 12,6 % cho rằng cần thiết, chỉ có 1,2 % cho rằng không cần thiết. Điều này cho thấy việc tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá là vấn đề cần thiết.
- Biện pháp 3 “Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường, lớp và các lực lượng xã hội tham gia công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá nhằm khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ với GVCN ”: 98,2 % các ý kiến khẳng định sự cần thiết. Trong đó có tới 87,4% cho rằng rất cần thiết, 10,8 % cho rằng cần thiết, chỉ có 1,8 % cho rằng không cần thiết. Điều này cho thấy việc Xây dựng cơ chế quản lý về việc phối hợp giữa GVCN lớp và các LLXH trong và ngoài nhà trường tham gia công tác chủ nhiệm là vấn đề cần thiết.
Biện pháp này sẽ làm thay đổi công tác tổ chức thực hiện ở các nhà trường, giúp các nhà trường giảm bớt gánh nặng khi có sự tham gia, phối hợp của các nguồn lực vào công tác quản lý nhƣng lại đạt đƣợc hiệu quả công việc cao hơn.
- Biện pháp 4 “Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá”: 100% các ý kiến khẳng định sự cần thiết.
Trong đó có tới 94 % cho rằng rất cần thiết, 6 % cho rằng cần thiết. Điều này cho thấy việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá là vấn đề đang được các nhà quản lý giáo dục và các GVCN hết sức quan tâm và mong đợi.
- Biện pháp 5 “Xây dựng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng cho công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa”: 98,8 % các ý kiến khẳng định sự cần thiết. Trong đó có tới 90,4% cho rằng rất cần thiết, 9 % cho rằng cần thiết, chỉ có 0,6 % cho rằng không cần thiết. Đây là biện pháp nhằm động viên các GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong cơ quan, đồng thời cũng từ việc thay đổi chính sách
thi đua khen thưởng sẽ dẫn tới thay đổi cách thức quản lý. Làm tốt biện pháp này cũng là làm tốt công tác đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN.
Điều này cho thấy việc xây dựng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng cho công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa là việc làm cần thiết.
3.4.2.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH ở trường THPT huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.2: Kết quả trƣng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp
STT Các biện pháp
Mức độ
Rất khả thi Khả thi Không khả thi
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá.
152 91 10 6 5 3
2
Tạo môi trường dân chủ, hợp tác, thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá.
139 83,2 22 13,2 6 3,6
3
Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường, lớp và các lực lƣợng xã hội tham gia công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá nhằm khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ với GVCN
120 71,9 12 7,2 35 20.9
Biểu đồ 3. 2 Mức độ khả thi của các biện pháp Qua các số liệu theo bảng 3.2 ta thấy :
- Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá”: 97 % ý kiến cho rằng rất khả thi và khả thi, chỉ có 3 % cho rằng không khả thi. Nhƣ vậy việc áp dụng biện pháp 1 vào thực tế là hoàn toàn khả thi.
- Biện pháp 2 “Tạo môi trường dân chủ, hợp tác, thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá”:
96,4 % ý kiến cho rằng rất khả thi và khả thi, chỉ có 3,6 % cho rằng không khả thi. Nhƣ vậy biện pháp 2 cũng có tính khả thi cao.
Rất khả thi Khả thi
Không khả thi 0.00
20.00 40.00 60.00 80.00 100.00
BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5
Rất khả thi Khả thi Không khả thi
4
Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá.
122 73.1 25 14.9 20 12
5
Xây dựng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng cho công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa.
151 90,4 10 6 6 3,6
- Biện pháp 3 “Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường, lớp và các lực lượng xã hội tham gia công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá nhằm khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ với GVCN”: 79 % ý kiến cho rằng rất khả thi và khả thi, có 21 % cho rằng không khả thi. Nhƣ vậy biện pháp 3 để đảm bảo tính khả thi nhƣng cần chú ý tạo sự đồng thuận để có thể xây dựng cơ chế thành công.
- Biện pháp 4 “Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá”: 88 % ý kiến cho rằng rất khả thi và khả thi, có 12 % cho rằng không khả thi. Nhƣ vậy biện pháp 4 có tính khả thi khá cao.
- Biện pháp 5 “Xây dựng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng cho công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa”: 96,4 % ý kiến cho rằng rất khả thi và khả thi, chỉ có 3,6 % cho rằng không khả thi. Nhƣ vậy biện pháp 5 có tính khả thi rất cao.
Kết luận chương 3
1. Trên cơ sở lý luận nêu ở chương 1 và thực trạng đã nêu ở chương 2, trong chương 3, 5 biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH ở các trường THPT huyện Vĩnh Tường-Tỉnh Vĩnh Phúc đã được đề xuất. Các biện pháp đó là:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá.
- Biện pháp 2: Tạo môi trường dân chủ, hợp tác, thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá.
- Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường, lớp và các lực lượng xã hội tham gia công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá nhằm khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ với GVCN.
- Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá.
- Biện pháp 5: Xây dựng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng cho công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa.
2. Những biện pháp trên đã góp phần giúp GVCN nâng cao tính chủ động, linh hoạt trong công tác chủ nhiệm, có khả năng phối hợp với nhiều LLXH ở những mức độ và vai trò khác nhau phù hợp với khả năng và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường và lớp chủ nhiệm. Những biện pháp trên có quan hệ mật thiết và hỗ trợ cho nhau.
3. Kết quả khảo nghiệm bằng phương pháp chuyên gia đã khẳng định các biện pháp đề xuất có mức độ khả thi và tính cần thiết khá cao. Tuy nhiên, các nhà quản lý trong quá trình thực hiện các biện pháp cần vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo, có sự điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng nhà trường nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.