Xã hội hóa và Xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.4. Xã hội hóa và Xã hội hóa giáo dục

1.4.1.1. Xã hội hóa

Thuật ngữ "xã hội hóa" trong Kinh tế - Chính trị học: XHH đƣợc hiểu là quá trình phát triển của lực lƣợng sản xuất từ trình độ hợp tác giản đơn lên trình độ hợp tác có phân công, chuyên môn hóa cao trên phạm vi toàn xã hội.

Thuật ngữ "xã hội hóa" trong Triết học, Tâm lý học, Nhân loại học và Xã hội học: Việc nghiên cứu XHH các cơ cấu và quá trình xã hội, văn hóa, kinh tế và sinh thái tác động theo phương thức và ở mức độ nào là những điều kiện và các yếu tố tạo nên sự phát triển nhân cách con người; do đó, J.A.Keller/F.Novak cho rằng: "XHH là quá trình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực và khuôn mẫu hành động mà trong đó, một thành viên xã hội tiếp nhận và/hoặc duy trì đƣợc năng lực hành động xã hội.” [58].

Theo Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21/8/1997, xã hội hoá là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp

nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá.

Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá phát triển nhanh hơn, có chất lƣợng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này [9].

1.4.1.2 Xã hội hóa giáo dục

- Theo Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII: Xã hội hóa giáo dục là huy động toàn xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền GD dân chủ dưới sự quản lí của nhà nước, để mọi người đều có cơ hội được học hành và phát huy khả năng sáng tạo của mình, không phân biệt tuổi tác, trình độ và giới tính.

- Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21/8/1997 đã xác định rõ nội hàm của XHHGD bao gồm:

+ Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp phát triển GD.

+ Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, HĐND, UBND, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động GD.

+ Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này phục vụ cho phát triển GD [9].

Như vậy, công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa được hiểu là:

a) Huy động các lực lƣợng xã hội đóng góp nguồn lực, tự nguyện tham gia vào sự nghiệp phát triển GD bằng nhiều hình thức khác nhau: xây dựng lớp học, tham gia chăm sóc và GD cho HS tùy theo khả năng của mỗi người, đa dạng hóa các nguồn đầu tƣ cho GD nhƣ đóng góp tiền cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cho quỹ khen thưởng học tập, hỗ trợ HS khó khăn, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất lớp học và trường học, tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS …;

b) Huy động các LLXH và cộng đồng địa phương cùng tham gia quản lí nhà trường và quá trình GD của nhà trường với mục tiêu là hình thành và phát triển nhân cách HS. XHHGD là để tăng cơ hội giáo dục cho mọi người, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục và tiến tới một xã hội học tập.

XHHGD là một xu hướng phát triển ở tất cả các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. XHHGD chính là tư tưởng chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam, để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác GD và coi đây là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện, có hiệu quả sự nghiệp GD thế hệ trẻ nói riêng và nền GD quốc dân nói chung.

1.4.2. Nguyên tắc huy động LLXH tham gia hoạt động giáo dục

- Nhà trường và GVCN giữ vai trò chủ đạo và chịu trách nhiệm chính trong chỉ đạo và quản lí hoạt động XHHGD. Nhà trường và GVCN không thể thụ động ngồi đợi những thành viên khác tổ chức xã hội hóa giáo dục cho mình, bởi vì họ là người biết rõ nhất mục tiêu và chương trình hoạt động chủ nhiệm lớp, nhu cầu và khả năng của lớp. Nhà trường và GVCN quản lí các hoạt động giáo dục và các hoạt động XHHGD thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và được cụ thể hóa thành các quy định của Nhà trường và

GVCN, tạo mọi điều kiện để các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục của lớp.

- Luôn đảm bảo lợi ích đối với mọi chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện XHHGD, hay nói cách khác mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể đối với CMHS, hoặc các tổ chức xã hội, những cá nhân tham gia XHHGD. Lợi ích của cả hai bên: trường lớp và bên kia gồm CMHS, tổ chức xã hội và cá nhân đều đƣợc đảm bảo. Nếu nhƣ chỉ đảm bảo lợi ích của một bên, dù từ bất kì phía nào, thì liên minh trong giáo dục này sẽ nhanh chóng tan rã, việc XHHGD sẽ kết thúc tại chỗ. Đó chính là động lực để huy động, thu hút các lực lƣợng xã hội, các tổ chức chính trị xã hội, các cá nhân tham gia phối hợp tổ chức thực hiện với các hình thức và mức độ XHHGD khác nhau.

- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các lực lƣợng xã hội tham gia vào quá trình XHHGD trong lớp, trường. Trường, lớp, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng, doanh nghiệp, các cá nhân đều có chức năng nhiệm vụ đối với sự phát triển xã hội. Vì vậy, để khai thác phát huy, khyến khích các LLXH tham gia vào hoạt động XHHGD thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, nhiệm vụ của từng đối tác, để mỗi tổ chức xã hội và từng cá nhân tùy theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện của mình phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ công tác chủ nhiệm. Khi sự phối hợp phù hợp với khả năng của đối tác thì cả hai bên đều vui vẻ và tự nguyện tham gia.

- Đảm bảo phát huy tính dân chủ, tự nguyện và đồng thuận của các thành viên trong việc tham gia hoạt động giáo dục. Sự dân chủ, tự nguyện và đồng thuận thể hiện qua sự bình đằng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với giáo dục. Dân chủ hóa giáo dục đƣợc thể hiện ở chỗ

mọi HS đều được hưởng giáo dục, không bị phân biệt bởi bất kì điều gì (như giàu nghèo, do giới tính, do dân tộc…). Dân chủ hóa còn thể hiện ở chỗ công khai hóa, minh bạch sự đóng góp tự nguyện, sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; tạo mọi điều kiện để mỗi người dân tham gia ý kiến vào sự nghiệp phát triển, đóng góp công sức tiền của xây dựng giáo dục, đồng thời có cơ hội được hưởng quyền được giáo dục. Nếu mọi sự đóng góp dù to hay nhỏ về giá trị vật chất từ CMHS, từ các LLXH, các cá nhân đều đƣợc công khai và trân trọng thì sẽ động viên, khuyến khích mọi cơ hội XHHGD.

- Tuân thủ theo pháp luật: XHHGD phải tuân thủ theo qui định pháp luật Nhà nước và các qui định cụ thể của trường, lớp, có nghĩa là các LLXH khi tham gia vào hoạt động giáo dục cần dựa trên cơ sở pháp lí để từ đó có thể triển khai và huy động nguồn lực. Sự tuân thủ nghiêm ngặt theo pháp lý sẽ làm cho nền GD thực sự dân chủ và bình đẳng, đồng thời làm cho các hoạt động GD cũng như các LLXH tham gia GD có kỉ cương, trật tự, chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động GD, tạo môi trường GD cởi mở, thu hút đông đảo các tổ chức xã hội, các cá nhân tham gia XHHGD.

- Bảo đảm sự thống nhất giữa trường, lớp và địa phương (xã, phường, thôn, xóm…): XHHGD trong trường, lớp chỉ có thể được tổ chức thực hiện và có hiệu quả khi có sự thống nhất về mục tiêu, yêu cầu, điều kiện giữa nhóm TT với địa phương để đảm bảo trường, lớp luôn gắn liền với xã hội.

- Kế hoạch hóa mọi hoạt động: Xây dựng kế hoạch huy động tham gia cần đảm bảo các yếu tố sau: xác định mục tiêu, yêu cầu của việc huy động các LLXH tham gia, xác định nội dung và các bước tiến hành huy động tham gia;

xác định đối tƣợng và kết quả dự kiến đối với từng đối tƣợng và thời gian thích hợp để huy động tham gia; xác định cách thức thực hiện huy động tham

gia; nguyên tắc ƣu tiên đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện; xác định nguồn lực thực hiện; phân công người phụ trách; chi tiết hóa kế hoạch và các biện pháp cụ thể.

Việc xây dựng kế hoạch của trường, lớp cần có tính chất định hướng, dự báo trung hạn, ngắn hạn và dài hạn (kế hoạch tháng, kế hoạch quý, kế hoạch học kì và kế hoạch năm học).

- Phù hợp: Lựa chọn thời gian phù hợp, đối tƣợng phù hợp và yêu cầu phù hợp khi thực hiện XHHGD.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)