CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
2.2 Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở các trường
2.2.1 Nhận thức của các D về vai tr của giáo viên chủ nhiệm Để đánh giá thực trạng nhận thức của các LLGD về vai trò của giáo viên chủ nhiệm, tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến 22 CBQL, 80
giáo viên, 100 PHHS ở 6 trường THPT trong huyện Vĩnh Tường và 10 cán bộ thuộc các LLXH.
Bảng 2.4 Nhận thức của D về vai tr của giáo viên chủ nhiệm
TT
Đối tƣợng khảo sát
Các mức độ
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
SL % SL % SL %
1 CBQL 22 100 0 0 0 0
2 GV 75 93,75 5 6,25 0 0
3 LLXH 8 80 2 20 0 0
4 PHHS 87 87 13 13 0 0
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về vai trò của GVCN
Theo bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 cho thấy các LLGD nhận thức rất đúng và đánh giá cao vai trò của GVCN trong nhà trường. Cụ thể:
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
100
0 0
93.75
6.25
0 80
20
0 87
13
0
Chart Title
CBQL GV LLXH PHHS
+ 100% CBQL đánh giá vai trò của GVCN là rất quan trọng.
+ Có 93,75 GV đƣợc hỏi đều trả lời vai trò của GVCN là rất quan trọng, chỉ có 6,25 % GV cho rằng vai trò của GVCN là quan trọng.
+ 100% các LLXH, PHHS đánh giá vai trò của GVCN là rất quan trọng và quan trọng.
Có thể nói rằng vai trò của GVCN trong nhà trường là rất quan trọng.
2.2.2 Việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
- Điều 31 trong Điều lệ trường phổ thông có quy định về nhiệm vụ của GVCN, mà nhiệm vụ GVCN bao gồm nhiệm vụ của một GV giảng dạy bộ môn và nhiệm vụ của GVCN.
- Để đánh giá thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 145 GVCN ở 6 trường THPT trong huyện Vĩnh Tường.
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của GVCN lớp
STT Nhiệm vụ GVCN
Mức độ Rất tốt Tốt Bình
thường Yếu SL % SL % SL % SL %
1
Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp GD bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp và từng HS;
15 10,3 109 75,2 21 14,5 0 0
2 Thực hiện các hoạt
động GD theo kế 28 19,3 97 66,9 20 13,8 0 0
hoạch đã xây dựng;
3
Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, với GV bộ môn, Đoàn TNCS Cộng sản HCM, Đội TNTP HCM, các TCXH có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS lớp và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
27 18,6 88 60,7 30 20,7 0 0
4
Nhận xét, đánh giá và xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh đƣợc lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
52 35,9 84 57,9 7 4,8 2 1,4
5
Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
14 9,7 106 73,1 25 17,2 0 0
- Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy: Đa số GVCN thực hiện rất tốt hoặc tốt các nhiệm vụ của mình, tuy nhiên cũng cần phải quan tâm đến các tồn tại nhƣ sau:
+ Nhiệm vụ 1: Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, PP giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS còn 14,5 % số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường. Điều đó chứng tỏ yêu cầu đối với các nhà trường là phải chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch các hoạt động GD nói riêng.
+ Nhiệm vụ 2: Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. Kết quả cho thấy: Có 86,2% GVCN thực hiện rất tốt và tốt nhiệm vụ này, có 13,8% hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ trung bình. Từ hạn chế này đặt ra sự cần thiết phối hợp các LLGD trong thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục.
+ Nhiệm vụ 3: Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường. Kết quả cho thấy: Có 79,3% GVCN thực hiện rất tốt và tốt nhiệm vụ này, có 20,7%
hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ trung bình. Từ hạn chế này cho thấy cần phải xem xét nguyên nhân GVCN chƣa phối hợp tốt với CMHS .
+ Nhiệm vụ 4: Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh đƣợc lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh.
Kết quả cho thấy: Có 93,8% GVCN thực hiện rất tốt và tốt nhiệm vụ này, có
4,8% hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ trung bình và 1,4% thực hiện nhiệm vụ ở mức yếu. Từ thực tế cho thấy còn có những giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn hạn chế về năng lực, chẳng hạn: Có những giáo viên chủ nhiệm còn lúng túng trong dự kiến xếp loại hạnh kiểm học sinh, việc chọn lựa các câu từ để phê học bạ cho học sinh còn chƣa phù hợp hay việc phối hợp với gia đình và địa phương đối với những trường hợp phải rèn luyện trong hè còn mang nặng tính hình thức mà chƣa thực sự quan tâm.
+ Nhiệm vụ 5: Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Kết quả cho thấy: Có 82,8% GVCN thực hiện rất tốt và tốt nhiệm vụ này, có 17,2% hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ trung bình. Để làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi người GVCN phải thực sự quan tâm tới các học sinh của lớp mà mình làm chủ nhiệm, liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về học sinh từ nhiều kênh thông tin nhƣ từ các học sinh trong lớp, học sinh ngoài lớp, giáo viên bộ môn, PHHS và các kênh thông tin khác. Từ đó các báo cáo định kỳ, đột xuất với Hiệu trưởng mới thực sự có giá trị. Thực tế cho thấy còn không ít giáo viên còn chƣa thực sự quan tâm một cách sát sao, nên khi cần đến báo cáo mới đi tìm thông tin mà chƣa chủ động nắm bắt. Qua hạn chế này đặt ra vấn đề cần thiết của việc phối hợp trao đổi thông tin chặt chẽ giữa GVCN với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.