CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
3.2. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.5. Xây dựng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng cho công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời trước hết tạo sự phấn khởi, cố gắng vươn lên của các GVCN trong
công tác chủ nhiệm lớp từ đó củng cố năng lực đội ngũ GVCN đồng thời tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong cơ quan. Đây cũng là lý do để các GVCN không ngừng tự học và tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lƣợng GD toàn diện cho HS.
3.2.5.2 Nội dung thực hiện
- Xây dựng bản dự thảo hệ thống các tiêu chí đánh giá xếp loại GVCN dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GV trung học; Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tƣ số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng như các văn bản hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng và tình hình thực tế của nhà trường.
- Gửi bản dự thảo tới toàn thể các giáo viên trong cơ quan và Ban CMHS của nhà trường để lấy ý kiến đóng góp vào bản dự thảo từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế để có thể đƣa vào thực hiện.
- Thông qua bản dự thảo trên trước toàn trường trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm học và chính thức đƣa vào thực hiện.
- Kiểm tra đôn đốc thường xuyên để có căn cứ đánh giá kết quả công tác và quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của các GVCN, công khai kết quả đánh giá trên bảng tin nhà trường theo tháng.
- Gắn việc bình xét thi đua giáo viên hàng năm với kết quả đánh giá GVCN.
Cách thức thực hiện
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá xếp loại và thông qua tại hội nghị CCBCC ngay từ đầu năm học để GVCN nắm đƣợc để thực hiện.
- Xây dựng quy định về việc cộng, trừ điểm thi đua đối với GVCN sao cho hợp lý.
- Phát động thi đua trong toàn trường theo năm học và theo đợt một cách kịp thời.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua của các lớp, của học sinh gắn với thi đua của GVCN.
- Xây dựng nguyên tắc và cách thức đánh giá bình xét thi đua của một giáo viên sao cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải khác với giáo viên không làm công tác chủ nhiệm.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo tháng, theo học kỳ từ đó đánh giá theo năm học.
- Tổ chức các họat động thi đua trong nhà trường theo kế hoạch.
- GVCN thực hiện công tác chủ nhiệm lớp theo kế hoạch và chỉ đạo giám sát của CBQL.
- Yêu cầu các GVCN nghiêm túc tham gia các đợt tập huấn công tác chủ nhiệm và các đợt tập huấn có liên quan.
- Tổ chức các buổi hội thảo cấp trường về công tác chủ nhiệm để các GVCN có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm cũng nhƣ học tập lẫn nhau nhằm tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực.
- Khuyến khích các GVCN viết SKKN về công tác chủ nhiệm và sử dụng các SKKN này trong tủ sách nhà trường làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên, giáo sinh thực tập tại trường.
- Tổ chức các phong trào thi đua giữa các lớp gắn với việc tính điểm thi đua của GVCN.
- CBQL nhà trường thực hiện việc chỉ đạo GVCN thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng, tùy theo tình hình thực tế có thể có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện cho phù hợp.
- Trên cơ sở kế hoạch đề ra và việc triển khai thực hiện, BGH nhà trường phải nắm bắt, giám sát chặt chẽ các hoạt động để kịp thời chấn chỉnh,
uốn nắn, tƣ vấn giúp đỡ các GVCN nếu thấy cần thiết trong quá trình thực hiện.
- Kịp thời động viên, khen thưởng đối với những giáo viên và học sinh lập thành tích đột xuất, đồng thời phê bình và đánh vào xếp loại thi đua đối với các tập thể lớp và GVCN thực hiện chƣa tốt.
- Quan tâm đến sự biến động đi xuống về kết quả thi đua của GVCN, tập thể học sinh để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có sự nhắc nhở cũng nhƣ các giải pháp tháo gỡ trong buổi họp cơ quan hàng tháng cũng nhƣ trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Hàng tháng lấy ý kiến phản hồi từ phía học sinh và PHHS về GVCN để góp phần làm tốt công tác giám sát của CBQL cũng nhƣ công tác chủ nhiệm của giáo viên trong nhà trường.
- Thường xuyên thực hiện các công tác kiểm tra đánh giá quá trình làm chủ nhiệm của GV đó, sự thay đổi của lớp theo quá trình phấn đấu của GV và HS lớp đó, điều kiện thực tế của lớp.
- Chỉ đạo, giám sát việc cho điểm thi đua cũng nhƣ bình xét các danh hiệu thi đua đối với GVCN một cách chính xác, khách quan, công bằng tạo môi trường thi đua lành mạnh trong cơ quan.
- Thành lập hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường theo đúng quy định tại Điều lệ trường học.
- Kiểm tra việc thực hiện cho điểm thi đua, bình xét thi đua đối với giáo viên xem có đúng nhƣ thống nhất từ đầu năm không, có khách quan, công bằng không hay còn có sự thiên vị; việc công khai điểm thi đua giáo viên hàng tháng có đƣợc thực hiện kịp thời không.
- Yêu cầu các giáo viên tự rà soát xem việc cho điểm thi đua , bình xét thi đua của ban thi đua đối với bản thân và của đồng nghiệp còn chỗ nào chƣa
chính xác, chƣa công bằng thì đóng góp ý kiến để có sự điều chỉnh, rút kinh nghiệm tránh gây bức xúc, mất đoàn kết trong tập thể cơ quan.
- Dựa vào thông tin phản hồi từ phía PHHS và học sinh xem có trường hợp nào mà nhà trường thì khen nhưng phụ huynh và học sinh lại không đồng tình không để tìm hiểu nguyên nhân và có cách đánh giá kết quả thi đua sao cho chính xác nhất.
- Việc tổ chức khen thưởng và vinh danh cán bộ giáo viên trong đó có GVCN phải đƣợc thực hiện đúng quy định tránh xuề xòa, qua loa, thiếu tôn trọng.
- Thường xuyên rút kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác thi đua khen thưởng.
3.2.5.3 Điều kiện thực hiện
- Nhà trường phải có đầy đủ các văn bản theo quy định về công tác thi đua khen thưởng.
- Nhà trường phải tự xây dựng được cơ chế tính điểm thi đua cho giáo viên dựa trên các tiêu chí thi đua cụ thể.
- CBQL, giáo viên phải nhận thức đúng đƣợc ý nghĩa và vai trò của công tác chủ nhiệm với công tác thi đua khen thưởng.
- Ban TĐKT phải bao gồm những thành viên có năng lực.
- Đội ngũ giáo viên nói chung và GVCN nói riêng phải là những người có năng lực và nghiêm túc trong công việc, yêu nghề, có chí tiến thủ.
- Có nguồn kinh phí để thực hiện công tác TĐKT. Đặc biệt là kinh phí từ nguồn xã hội hóa.
- CBQL phải là những người biết quan tâm, chia sẻ, động viên các thành viên trong công tác.