CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục tại huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội
Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng ở về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Bắc giáp huyện Lập Thạch và Tam Dương; Tây Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội); đông giáp huyện Yên Lạc.
Vị trí địa lý của Vĩnh Tường rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vĩnh Tường tiếp giáp với thành phố công nghiệp Việt Trì, thị xã Sơn Tây, cận kề với thành phố tỉnh lị Vĩnh Yên…Huyện có 9 km đường Quốc lộ 2A và 14 km đường Quốc lộ 2C chạy qua; đồng thời có hai ga đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai (Bạch Hạc và Hướng Lại); về đường sông có hai cảng trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và xã Cao Đại, có hai khu công nghiệp Chấn Hƣng, Đồng Sóc và cụm KT-XH Tân Tiến đang đƣợc triển khai; có Đầm Rƣng rộng khoảng 80 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm năng trong tương lai…Những yếu tố đó mang lại cho Vĩnh Tường một vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện thuận lợi để nhân dân Vĩnh Tường tiếp cận, giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng lân cận.
Huyện Vĩnh Tường có diện tích tự nhiên 14.182 km2, gồm 29 xã, thị trấn (03 thị trấn) với dân số khoảng 20,4 vạn người; cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; thu nhập bình quân hiện khoảng 21,2 triệu đồng/người/năm.
Kinh tế không đồng đều giữa các vùng miền trong huyện, một số xã phía bắc huyện còn gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tƣ cho giáo dục còn hạn chế.
2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc
Về quy hoạch mạng lưới trường lớp (năm học 2015 – 2016): Cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tạp của con, em nhân dân địa phương trong huyện.
+ THPT: 6 trường với 150 lớp có 6.082 học sinh;
+ TT GDTX: 01 với 7 lớp có 228 học sinh; 01 TT nghề với 4 lớp có 124 học sinh.
- Về các loại hình: 100% các trường là công lập.
- Hiện toàn huyện có 3 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.
- Tổng hợp kết quả giáo dục học sinh 5 năm gần đây:
Bảng 2.1. Kết quả giáo dục học sinh cấp THPT
Năm học Số
HS
Xếp loại học lực % Xếp loại hạnh kiểm
%
Số học sinh giỏi
Tỉ lệ tốt nghiệp
Số đỗ ĐH, CĐ
%
Giỏi Khá Tb Yếu Tốt Khá Tb Yếu Tỉnh QG
2011-
2012 7285 1.1 39.1 50.8 8.4 64.9 25 8.3 1.3 366 0 94.1 21.41 2012-
2013 7337 2.7 42.1 47.4 7.3 66.1 24.7 7.8 1.4 321 0 95.3 21.62 2013-
2014 7150 3.3 47.4 43.4 5.2 66.3 23.9 8.3 1.5 333 0 98.9 21.45 2014-
2015 6819 3.2 46.9 46.9 5.9 69.2 21.7 7.6 1.5 350 0 99.6 22.77 2015-
2016 6082 3.8 48.6 39.3 8.3 61.1 27.4 8.4 3.1 515 1 99.7 26.04
- Về đội ngũ giáo viên: tổng cán bộ, giáo viên, nhân viên của THPT 363 + Tỷ lệ giáo viên trên lớp THPT: 2,3.
+ 100% giáo viên THPT có trình độ đạt chuẩn trở lên, 11,45% GV trên chuẩn. Trong 6 trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Tường hiện nay chỉ có 02 trường THPT có bề dầy về lịch sử nhất như THPT Lê Xoay, THPT Nguyễn Viết Xuân, tiếp đến là trường THPT Đội Cấn, 03 trường còn lại:
THPT Vĩnh Tường; THPT Hồ Xuân Hương; THPT Nguyễn Thị Giang là những trường mới thành lập với thời gian trong khoảng dưới 15 năm cho nên đại đa số giáo viên của các trường THPT huyện Vĩnh Tường nói chung và đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm nói riêng đều có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm còn ít.
Bảng 2.2. Số lượng GVCN trường THPT huyện Vĩnh Tường
TT Trường Số
lớp
GVCN
Tổng số GVCN Làm CN 3
năm liên tục
Làm 1 năm rồi bàn giao
SL % SL %
1 THPT Nguyễn Viết Xuân 30 21 70 9 30 30
2 THPT Hồ Xuân Hương 16 12 75 44 25 16
3 THPT Lê Xoay 31 24 77.4 7 22.6 31
4 THPT Nguyễn Thị Giang 17 13 76.5 4 23.5 17
5 THPT Đội Cấn 28 20 71.4 8 28.6 28
6 THPT Vĩnh Tường 23 18 78.3 5 21.7 23
Tổng cộng: 145 108 74,5 37 25.5 145 Nhƣ vậy, theo bảng 2.2, số lƣợng GVCN có thâm niên từ 3 năm trở lên chiếm một tỉ lệ khá lớn (74,5%). Những GV này đã có đủ kinh nghiệm quản lí lớp học, tổ chức các hoạt động giáo dục phối hợp với các LLXH, đó vừa là
thuận lợi cũng vừa là khó khăn, vì dễ tạo nên sức ì trong công việc. 25,5 % GV có kinh nghiệm làm GVCN 1 năm, vừa là nguồn bổ sung cho những GVCN đã nhiều tuổi, hoặc không phù hợp, nhƣng cũng là thách thức khi họ có quá ít kinh nghiệm chủ nhiệm, đặc biệt khi làm chỉ có tính chất tạm thời, khi không dạy môn nào trong lớp chủ nhiệm.
+ Việc phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn có những khó khăc khác nhƣ: GVCN lại dạy môn phụ trong lớp hay có những giáo viên không muốn làm GVCN.
Bảng 2.3: Thực trạng phân công GVCN lớp
S T T
Đối tƣợng khảo sát
Các yêu cầu khi phân công GVCN
GVBM
của lớp GV không
dạy lớp GVCN liên tục 3 năm
GVCN thay đổi theo năm
SL % SL % SL % SL %
1 CBQL 22 100 2 9,1 14 63,6 7 31,8
Qua bảng 2.3 cho thấy 100% CBQL cho rằng việc lựa chọn GVCN phải là GVBM đang dạy ở chính lớp đó sẽ thuận lợi cho công tác chủ nhiệm, chỉ có 9,1% CBQL cho rằng yêu cầu này là không cần thiết. Nhƣ vậy đây là yêu cầu cần thiết mà các nhà trường đang áp dụng.