CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
2.3 Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở các trường THPT huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH ở trường THPT huyện Vĩnh Tường
2.3.3.1. Thuận lợi
- Về cơ bản các CBQL ở các trường THPT đều quan tâm, nhận thức đƣợc vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng của quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH.
- Sự phối hợp các LLGD tổ chức thực hiện quản lý công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động khá thường xuyên trong công tác giáo dục của nhà trường, được tổ chức dưới nhiều hình thức tuy mức độ thực hiện có khác nhau nhưng cũng tạo được cơ sở để CBQL và đặc biệt là hiệu trưởng có được một số kinh nghiệm nhất định trong công tác quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH.
- Trong các chức năng quản lý của cán bộ QLGD, chức năng xây dựng kế hoạch cho các hoạt động phối hợp thường được làm tốt, tạo tiền đề cho thực hiện các nội dung phối hợp ngày càng tốt hơn.
- Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THPT và Qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong đó có qui định cụ thể về nhiệm vụ của GVCN.
- Phần lớn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc giáo dục con em và phối hợp tốt với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh.
- Đội ngũ CBQL phần lớn là trẻ đƣợc đào tạo chính quy bài bản, đủ về số lƣợng theo quy định, tốt về chất lƣợng.
- Trong thời kỳ bùng nổ về công nghệ thông tin đã làm cho việc thông tin liên lạc trở nên rất tiện lợi và góp phần thúc đẩy, đổi mới công tác quản lý chỉ đạo giúp cho công tác quản lý chỉ đạo đƣợc thực hiện một cách khoa học và hiệu quả hơn.
- Công tác bồi dưỡng thường xuyên về công tác chủ nhiệm cho CBQL, giáo viên được Sở GD và nhà trường duy trì hàng năm.
2.3.3.2. Khó khăn
- Nhận thức của các LLGD về vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH còn chưa đầy đủ, đồng đều và đúng mức.
- Mặc dù trên thực tế khi thực hiện chức năng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của GVCN theo hướng XHH đã có sự tham gia của các lực lượng ngoài nhà trường nhưng chưa đồng bộ, bài bản, chủ yếu dừng ở mức hỗ trợ kinh phí, chƣa tham gia vào khâu lập kế hoạch đến giám sát quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm của GVCN.
- XHH là vấn đề đƣợc nhắc đến trong hầu hết các báo cáo của các nhà trường nhưng trên thực tế chưa được triển khai thực hiện một cách triệt để, việc huy động các nguồn lực XHH nhƣ thế nào cho đúng và hiệu quả vẫn là vấn đề mà các CBQL còn lúng túng.
- Các LLGD chƣa đạt đƣợc sự thống nhất cao về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phối hợp tổ chức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp
nên chƣa đạt đƣợc hiệu quả mong muốn.
- Nhà trường chưa khai thác triệt để được các nguồn lực và chưa phát huy tối đa tiềm năng của các LLGD.
- Công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý công tác chủ nhiệm mặc dù đã đƣợc duy trì, song hiệu quả không cao còn mang nặng tính lý thuyết nên việc vận dụng vào công việc còn hạn chế.
Kết luận chương 2
1. Kết quả khảo sát thực tế tại trường các trường THPT huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc cho thấy, bước đầu các LLXH tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp đã ý thức đƣợc ý nghĩa của việc phối hợp, nên đã cố gắng tổ chức các hoạt động phối hợp ở các mức độ khác nhau, hướng tới việc giáo dục HS. Những cố gắng trên đã đem lại những kết quả nhất định trong hoạt động chủ nhiệm lớp theo hướng XHH.
2. Tuy nhiên kết quả khảo sát đã cho thấy một số hạn chế t r o n g q u ả n l í c ô n g t á c chủ nhiệm lớp theo hướng XHH c ủ a nhà trường như sau: Nhận thức của nhà trường cũng như các LLXH về sự phối hợp trong c ô n g t á c chủ nhiệm lớp chƣa đúng đắn: về vị trí, vai trò của từng bên, về khả năng, về cách thức phối hợp giữa các bên. Kế hoạch phối hợp trong c ô n g t á c chủ nhiệm lớp đã đƣợc xây dựng nhƣng chƣa tạo ra đƣợc sự thống nhất cao trong các LLXH và nhà trường cũng như GVCN lớp về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp. Các biện pháp phối hợp đƣợc áp dụng chƣa phát huy đƣợc kết quả nhƣ mong đợi vì sự thụ động của cả từ hai phía: GVCN cũng nhƣ LLXH.
3. Việc khảo sát đánh giá thực trạng trên sẽ là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH ở các trường THPT của huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc trong chương 3.
CHƯƠNG 3